HOÀNG BÁ
HOÀNG BÁ (黄柏)
Cortex Phellodendri
Tên khác:
Hoàng nghiệt, Quan hoàng bá.
Tên khoa học:
Phellodendron amurense Rupr., họ Cam (Rutaceae).
Mô tả:
Cây:
Cây hoàng bá là loại cây thân gỗ, sống lâu năm, khi trưởng thành cây cao khoảng 10 – 30 mét. Lá kép mọc đối, có hình trứng hoặc hình bầu dục, gồm có 7 – 13 lá chét dày, gốc tròn rồi thuôn nhọn dần phần đầu. Mặt trên của lá có mày sẫm hơn mặt dưới, có nhiều long ở gân. Hoa mọc thành chùm nhưng lỏng lẻo, dọc trên cuống. Quả có hình cầu, khi chín có màu đem thẫm. Mùa hoa : tháng 5 - 7; mùa quả : tháng 10 - 12.
Dược liệu:
Vỏ thân màu vàng nâu, dày 0,3 - 0,5 cm, dài 20 - 40 cm, rộng 3 - 6 cm. Mặt ngoài còn sót lại lớp bần màu nâu đất, có những vết lõm sần sùi và rãnh dọc, mặt trong màu nâu nhạt, có nhiều các vết nhăn dọc nhỏ, dài, vết bẻ lởm chởm, chất rắn, nhẹ, màu vàng rơm.Vỏ cành cây dày 0,15 - 0,20 cm, mảnh dài cuộn lại thành hình ống. Mặt ngoài có lớp thụ bì màu nâu xám, khi bong ra để lộ lớp bần màu nâu sẫm, trên có lấm tấm nhiều vết lỗ vỏ, mặt trong màu nâu nhạt hơn, có những vết nhăn nhỏ, dọc. Chất giòn, dễ bẻ, mặt bẻ lởm chởm, để lộ mô mềm màu vàng rơm.
Bộ phận dùng:
Vỏ thân, vỏ cành (Cortex Phellodendri) già đã cạo bỏ lớp bần, phơi khô của cây Hoàng bá.
Phân bố, sinh thái:
Hoàng bá là cây của vùng ôn đới ấm, phân bố chủ yếu ở khu vực Đông và Đông-Bắc Á, bao gồm các nước Nga, Trung quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản. Cây thường mọc lẫn trong các kiểu rừng cây lá rộng, dọc theo thung lũng sông Amua và Burey, bắt nguồn từ phía nam của vùng Viễn Đông Nga. Hoàng bá được trồng nhiều ở Trung Quốc và Nhật Bản.
Ở Việt Nam hoàng bá được nhập từ Trung Quốc vào những năm 1962, 1963. Lúc đầu, cây được trồng thử nghiệm ở Sa Pa (Lào Cai), sau đưa sang huyện Sìn Hồ (Lai Châu); Tam Đảo (Vĩnh Phúc); Bá Thước (Thanh Hóa).... Cây thích nghi với vùng có khí hậu ẩm mát của vùng nhiệt đới núi cao (1000-1600 m); nhiệt độ trung bình 15 - 18°C, lượng mưa 2000-2800 mm/năm. Tính đến năm 1995, riêng ở Sa Pa đã có hơn 3000 cây hoàng bá, từ 6 tháng đến 32 năm tuổi, trong đó có khoảng 100 cây có khả năng cho hạt giống hàng năm.
Hoàng bá là cây gỗ mọc nhanh, ưa sáng và có thể hơi chịu bóng, nhất là lúc còn nhỏ. Cây sinh trưởng phát triển mạnh trong mùa xuân-hè; rụng lá vào mùa đông; lá non xuất hiện vào tháng 3. Sau khi ra lá non, cây bắt đầu có hoa. Quả chín vào cuối tháng 10 đến tháng 11. Tính trung bình một cây có thể thu được 3-5 kg quả. Trong đó, có khoảng 32,7% số quả có 4-5 hạt; cứ 100 kg quả cho 10-12 kg hạt; mỗi kilôgam hạt có khoảng 47.000 hạt; Khối lượng của 1.000 hạt là 21 - 50 gam.
Hoàng bá trồng ở vùng cao có tác dụng phủ xanh; lấy gỗ làm củi và vỏ dùng làm thuốc.
Dược liệu chủ yếu nhập từ Trung Quốc.
Trồng trọt:
Hoàng bá được nhân giống bằng hạt. Quả chín được hái về để thành đống hoặc cho vào thùng (không nén chặt), phủ rơm rạ ủ trong 10-15 ngày. Sau đó, dùng tay bóp cho hạt rơi ra, đem đãi sạch rồi phơi (không được sấy) trong râm hay nắng nhẹ đến khô và bảo quản trong lọ nút kín, đến tháng 3-4, đem gieo trong vườn ươm hoặc trong bầu.
Đất vườn ươm cần chọn đất tốt, tiện tưới tiêu, cày bừa kỹ, đập nhỏ, lên thành luống cao 15 - 20 cm, rộng 70 - 80 cm. Trên mặt luống đánh rạch sâu 10 - 15 cm, cách nhau 30 cm, theo chiều ngang hoặc chiều dọc luống. Hạt được ngâm nước qua 8-10 giờ, vớt ra, rửa sạch, để ráo rồi gieo vào rạch. Cần 400 - 500g hạt để gieo cho l00m2 vườn ươm. Gieo xong, dùng đất bột hoặc phân rác mục phủ một lớp dày độ 1 cm, sau đó dùng rơm rạ phủ lên trên và tưới giữ ẩm thường xuyên. Hạt nảy mầm sau khoảng 30-35 ngày. Lúc này cần dỡbỏ rơm rạ. Khi cây con cao 7-10cm, bắt đầu tỉa giặm. Nên tỉa làm nhiều đợt, đến khi cây cao 15 - 20 cm thì tỉa giặm lần cuối cùng, giữ khoảng cách giữa các cây 10 - 12 cm và dùng nước phân hoặc đạm pha loãng để tưới thúc cho cây. Từ đây đến khi cây phủ kín luống, có thể tưới thúc thêm 2 - 3 lần kết hợp với làm cỏ, xới xáo. về mùa đông, cây rụng lá, cần vun gốc kín rễ.
Sang tháng 2-3, khi cây con được khoảng 1 năm tuổi, có thể bấng đi trồng. Tuy nhiên, ở Sa Pa người ta thường trồng từ tháng 12 đến tháng 1 năm sau, khi cây còn trong trạng thái ngủ đông; sang mùa xuân khi thời tiết ẩm và ấm dần, cây đã bén rễ và sinh trưởng được ngay. Chú ý khi bấng đi trồng không làm xây xát, đứt rễ. Nên chọn các thung lũng, bìa rừng hoặc ven đường, ven suối có đất tốt, thoát nước, khuất gió, đào hố sâu 50-60 cm, rộng 60-70 cm với khoảng cách 3 - 4 m để trồng. Mỗi hố bón lót 10 - 15 kg phân chuồng mục, trộn đều phân với đất rồi đặt một cây giống. Trồng xong, cần đảm bảo đủ ẩm trong khoảng 1 5 - 2 0 ngày. Khi cây đã bén rễ, chỉ cần tưới nếu thời tiết quá khô hạn.
Năm đầu, cần làm cỏ, vun gốc 3-4 lần; năm thứ hai và thứ ba, làm cỏ vun gốc 2 lần vào mùa hạ và mùa thu. Sau đó, cứ 2 - 3 năm làm cỏ một lần.
Hoàng bá ít bị sâu bệnh hại.
Thu hái, sơ chế:
Tháng 4-7 lột vỏ thân vỏ cành, cạo hết lớp vỏ nhám ở ngoài, phơi khô.
Bào chế:
Hoàng bá phiến: Đem hoàng bá ủ mềm rồi thái thành từng lát nhỏ.
Hoàng bá thán: Cho hoàng bá vào chảo nóng, sao đều tay đến khi cháy đen. Khi nguội dầm, phun một ít nước vào chảo hoàng bá để trừ độc.
Hoàng bá sao vàng: Cho hoàng bá vào chảo nóng, hạ lửa nhỏ, sao đều tay đến khi chuyển sang màu vàng đậm, đừng để dược liệu này cháy khét.
Hoàng bá tẩm rượu: Trộn hoàng bá cùng với rượu, ủ hỗn hợp trên khoảng 30 phút rồi đem sao trên ngọn lửa nhỏ. Ngoài ra có thể sử dụng hoàng bá phiến trộn ít rượu rồi sao khô.
Hoàng bá tẩm muối: Ngâm một lượng hoàng bá vào một thau nước muối pha loãng. Vớt hoàng bá để ráo rồi sao đều tay với ngọn lửa nhỏ. Hoặc có thể sử dụng hoàng bá phiến vẩy một ít muối r ảo quản:
Bảo quản: Bảo quản dược liệu ở nơi thoáng mát, tránh ẩm móc, mỗi lần sử dụng cần đậy kín bao bì rồi sao khô.
Thành phần hoá học:
Vỏ thân chứa 1,6% berberin, còn có các alcaloid khác là palmatin, magnoflorin, jatrorrhizin, phellodendrin, menispermin, candicin. Ngoài ra còn có các chất đắng obakunon, obakulacton, và các chất khác: ß-sitosterol và campesterol.
Trong lá hoàng bá, có phelamuiin (1% trong lá tươi) và amurensin (10) (0,04% trong lá tươi), các chất flavon như phelodendrosid (11) với aglycon phelamuretin, hyperm; phelosid 2,3 dihydrophelosid, noricarisid (13) phelatin và phelavin cũng đã được phân lập từ lá (Chinese Drugs of plant origin tập 3-760).
- Tinh dầu quả chứa myrcen và geraniol.
- Hạt chứa các limonoid như limoĩiin, obacunon, limonin, D-glucopyranosid, và obacuon-17-p-D-glycopyranosid.
- Trong rễ hoàng bá, ngoài berberin, palmatin, magnoflorin, jairorrhizin, người ta còn chiết được một alcaloid nhân indol là canthin-6-on (0,04%).
Tác dụng dược lý:
Nhiều thí nghiệm đã chứng minh tác dụng kháng sinh của hoàng bá, dịch chiết bằng cồn ức chế các vi trùng Staphyllococcus, lỵ, thổ tả, Salmonella.
Tính vị:
Vị đắng, tính hàn
Quy kinh:
Kinh Thận và Bàng quang
Công năng:
Thanh nhiệt táo thấp, tả hoả trừ chưng, giải độc.
Công dụng:
- Chữa đái đục, đại tiện ra máu, mắt đỏ, ù tai, phụ nữ có khí hư, tả lỵ thấp nhiệt, hoàng đản, đới hạ, nhiệt lâm, cước khí, uỷ tích (chân teo què), cốt chưng lao nhiệt, mồ hôi trộm, di tinh, lở ngứa, thũng độc, thấp chẩn sang dương.
- Nguồn nguyên liệu chiết xuất berberin.
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 4-16g, dạng thuốc sắc, rượu thuốc.
Bài thuốc:
1. Chữa kém tiêu hóa, hoàng đản do viêm ống mật: Hoàng bá 12g, chi tử 12g, cam thảo 6g, nước 600ml. Sắc còn 200ml. Chia 3 lần uống trong ngày.
2. Chữa có thai đi lỵ: Hoàng bá tẩm mật sao cho cháy, tán nhỏ. Dùng một củ tỏi nướng chín, bóc vỏ giã nát, thêm bột hoàng bá vào viên bằng hạt ngô. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 30-40 viên.
3. Chữa trẻ em nhiệt, tả (ỉa toé ra nước hoặc ỉa phân hoa cà, hoa cải, phân dính bột lẫn máu hoặc có sốt, khát) tiểu tiện đỏ, sẻn: Hoàng bá cạo lớp vỏ trong, tán nhỏ, cho uống với nước cơm, mỗi lần 2-3g, ngày uống 4-5 lần.
4. Chữa viêm gan cấp tính, phát sốt, bụng trướng, đau vùng gan, đại tiện táo bón, tiểu tiện đỏ và sẻn: Hoàng bá 16g, Mộc thông, Chi tử, Chỉ xác, Đại hoàng (hay Chút chít), Nọc sởi, mỗi vị 10g, sắc uống mỗi ngày 1 thang).
5. Chữa di tinh, đái đục: Hoàng bá sao 640g, Vỏ hến nung 640g, tán nhỏ mỗi lần uống 1 thìa, ngày 2 lần.
6. Chữa lở miệng, loét lưỡi: Hoàng bá cắt nhỏ, ngậm, có thể nuốt nước hoặc nhổ đi.
7. Chữa sưng họng, ăn uống không trôi: Dùng một ít Hoàng bá đem tán thành bột mịn, thêm một ít giấm rồi trộn đều rồi thoa lên vùng bị sưng.
8. Giải độc cho ăn thịt súc vật chết: Dùng 12 g bột Hoàng bá, nếu không thuyên giảm, tiếp tục uống cho đến khi lành bệnh.
9. Chữa sốt, đau mắt, đau đầu, đau răng, chảy máu ca, ù tai, suy nhược cơ thể: Hoàng bá, Tri mẫu mỗi loại 40 g; Phục linh, Đơn bì, Trạch tả mỗi loại 120 g; Sơn thù, Sơn dược mỗi loại 160 g cùng với 320 g thục địa.
10. Chữa vết nhọt trong mũi, phế ủng tắc: Dùng Hoàng bá và Binh lang với liều lượng bằng nhau, đem tán thành bột rồi trộn với mỡ heo, sau đó đem bôi lên vùng bị tổn thương.
11. Chữa lở, viêm da đầu, lông và tóc quăn lại, gây đau: 40 g Hoàng bá và 10 g Nhũ hương tán thành bột trộn với nước sẵc Hòe hoa, đem hỗn hợp trên đắp lên vùng vị lở loét.
12. Chữa tỵ cam: 80 g Hoàng Bá đem ngâm cùng với nước lạnh qua đêm. Sau dó vắt lấy nước uống, bỏ phần bã.
13. Chữa vàng da (hoàng đản), nổi mụn nhọt trên sống lưng:̀ Hoàng bá đem tán nhuyễn rồi trộn với Kê tử bạch một lượng bằng nhau. Đem hỗn hợp trên đắp lên cùng bị thương đến khô dần rồi rửa lại bằng nước sạch.
14. Chữa thương hàn, phù nề tay chân, sưng vùng âm đạo: 80 g Hoàng bá sắc thành từng lát nhỏ rồi đem nấu cùng với 3 chén nước. Sắc cho đến cao đặc lại rồi dùng để rửa lên vùng bị thương.
15. Chữa nhiệt do thương hàn làm lở loét miệng: Dùng một ít Hoàng bá ngâm cùng với mọt ít mật ong nguyên chất qua đêm. Mỗi ngày dùng một ít nước cốt để ngậm.
16. Chữa cam miệng lở loét, hôi miệng: 20 g Hoàng bá cùng với 8 gram Đồng lục, đem hai vị thuốc trên tán thành bội mịn rồi đêm thoa lên vùng bị lở, không được nuốt thuốc.
17. Chữa nôn ra máu: Ngâm Hoàng bá cùng với một ít mật rồi đem sao khô và giã nát. Dùng 8 g/lần cùng với nước Mạch đông.
18. Chữa ung thư, sưng tuyến vú: Dùng bột Hoàng bá trộn cùng với lòng trắng trứng gà, khuấy tan đều rồi bôi lên vị trí bị thương. Sau khi khô cần rửa lại bằng nước sạch.
19. Chữa ung thư, mụn nhọt độc: Dùng Hoàng bá và Xuyên ô đầu với liều lượng bằng nhau, đem sao sơ qua rồi tán nhuyễn thành bột. Sử dụng hỗn hợp trên đắp lên vùng bị thương.
20. Bài thuốc chữa nóng trong người gây nôn ra máu: Dùng 80 g Hoàng bá đem sao cùng với một ít mật rồi tán thành bột mịn. Sử dụng 8 g cho mỗi lần uống cùng với nước gạo nếp.
21. Bài thuốc chữa kiết lỵ ra máu ở phụ nữ mang thai: Dùng vỏ cây Hoàng bá đem sao cùng với một ít mật rồi tán thành bột. Dùng một củ tỏi lớn đem nấu cùng với một ít nước, lột bỏ vỏ rồi đem giã, trộn với bột Hoàng bá để hoàn thành viên có kích thước bằng hạt ngô. Dùng 30 viên/lần cùng với nước cơm, uống mỗi ngày 3 lần trước bữa ăn.
22. Chữa lỵ ở phụ nữ mang thai: Dùng một lượng Hoàng bá tẩm một ít mật, đem sao cháy rồi tán thành bột. Dùng một củ tỏi lớn đem nướng chín, bóc bỏ vỏ rồi giã nát, trộn cùng với bột Hoàng bá, sau đó hoàn thành viên. Sử dụng 30-40 viên/ lần uống, uống mỗi ngày 3 lần.
23. Chữa ứ huyết hư ở phụ nữ, mộng tinh và di tinh ở nam giới: Hoàng bá (sao) cùng với Chân cáp phấn mỗi vị 80 g, đem tán thành bột mịn rồi hoàn thành viên. Sử dụng 100 viên/lần cùng với rượu nóng. Sử dụng thuốc khi bụng đói hoặc trước khi ăn.
24. Chữa viêm ngứa âm đạo, trùng roi âm đạo: Hoàng bá, Bạch quả mỗi vị 12 g cùng với 16 g Hoài Sơn sắc lấy nước uống mỗi ngày.
25. Chữa di tinh, mộng tinh do tích nhiệt, hồi hộp: 40 g bột Hoàng bá, 4 g Phiến não và cùng với một ít mật hoàn thành viên. Dùng 15 viên/lần cùng với nước sắc Mạch môn.
26. Chữa di tính, đái đục: Hoàng bá (sao) cùng với Mẫu lệ (nấu) mỗi vị 640 g đem tán nhỏ, thêm một ít nước rồi hoàn thành viên. Sử dụng 8 g/lần, uống mỗi ngày 2 lần.
27. Chữa phong: Hoàng bá đem sao rượu trộn đều cùng với Bồ kết (nướng cháy). Uống hỗn hợp thuốc trên cùng với rượu. Nếu bôi ngoài da, dùng hỗn hợp thuốc trên cùng với dầu Đại phong tử và rượu.
28. Chữa phong thấp, phù thũng và yếu: Hoàng bá, Ý dĩ và Thương truật với liều lượng bằng nhau, đem các vị thuốc trên sắc lấy nước uống mỗi ngày.
29. Chữa kiết lỵ, tiêu chảy: Hoàng bá, Hoàng liên và Bạch đầu ông sắc lấy nước uống mỗi ngày.
30. Chữa khí hư: Hoàng bá cùng với Cương tằm (sao) sắc hai vị thuốc trên để lấy nước uống.
31. Chữa đi tiểu không thông, tiểu rát, đau: Sắc những liều thuốc sau để lấy nước dùng mỗi ngày: Hoàng bá, Tri mẫu và Nhục quế.
32. Chữa cao huyết áp, ứ trệ máu, tê các chi, đổ nhiều mồ hôi, làn da xanh tím: Dùng Hoàng bá, Hoàng cầm, Chi tử, Hoàng liên, Sinh địa, Long đởm, Thạch cao, Đương quy, Mạch môn mỗi loại 31 g; Lô hội, Hà thủ ô đỏ, Đại hoàng mỗi loại 15 g; 25 g Ngưu tất, 10 g Tri mẫu, 6 gram Vân mộc hương cùng với 1,5 g Xạ hương. Đem tất cả các vị thuốc trên tán thành bột mịn rồi hoàn thành viên, mỗi viên 1,5 g. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần sử dụng 4 viên.
33. Chữa sốt xuất huyết: Dùng Hoàng bá, Sinh địa, Huyền sâm, Mạch môn, Cỏ nhọ nồi, Trắc bá, Ngưu tất, Tri mẫu, Đan sâm, Xích thược, Đơn bì, Huyết dụ và Hạt muồng mỗi vị 10 g. Đem các vị thuốc trên sắc lấy nước uống mỗi ngày.
34. Chữa các cơn sốt về chiều, toát mồ hôi trộm, khát nước, ù tai, như đầu, tiểu đục, viêm âm đạo, di tinh, mộng tinh, viêm họng, miệng lở: 12 g Hoàng bá, 12 g Quyết minh cùng với Huyền sâm, Sinh địa, Ngưu tất, Mạch môn, Trạch tả, Mộc thông mỗi vị 10 g. Đem các vị thuốc trên sắc lấy nước uống, chia thành các phần nhỏ cho dễ uống.
35. Chữa suy nhược tinh thần, mệt mỏi, giảm trí nhớ, mất ngủ: 10 gram Hoàng bá; 25 g Toan táo nhân; Cúc hoa, Đương quy, Sinh địa, Phục linh, Câu kỷ tử mỗi loại 20 g; Mạch môn, Bạch truật, Tục tùy tử, Viễn chí mỗi loại 15 g cùng với Nhân sâm và Xuyên khung mỗi vị 10 g. Đem các vị thuốc trên sắc cùng với nước, sắc cô đặc thuốc, chia làm hai phần thuốc để sử dụng mỗi ngày.
Kiêng kỵ, lưu ý:
- Tỳ hư không nên dùng.
- Cần bào chế sạch vỏ thân cây hoàng bá để loại bỏ tạp chất hoặc các vi khuẩn có nguy cơ gây hại.
Ghi chú:
+ Ngoài cây hoàng bá kể trên, tại Trung Quốc, người ta còn khai thác vỏ cây xuyên hoàng bá Phellodendron sinensis Schneider
+ Nhân dân ta thường dùng vỏ cây Núc nác (Oroxylum indicum Vent.) với tên Hoàng bá hay nam hoàng bá. Hai vị thuốc có thành phần khác hẳn nhau nhưng lại có một số tác dụng giống nhau.
Tham khảo:
- Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam (Viện dược liệu)
- Từ điển cây thuốc Việt Nam (Võ Văn Chi)
- Những cây thuốc và vị thuốc Việt nam (Đỗ Tất Lợi)
- theplanlist.org
- efloras.org
Bài viết Cây thuốc - Vị thuốc khác
- Công dụng của cây Chòi mòi - Antidesma ghaesembilla
- Công dụng của cây Vẹt đen - Bruguiera sexangula (Lour.) Poir.
- Công dụng của cây Vẹt trụ - Bruguiera cylindrica
- Công dụng của cây Bầu nâu - Aegle marmelos
- Công dụng của cây nghệ lá từ cô - Curcuma alismatifolia
- Công dụng của cây Dướng leo - Broussonetia kazinoki
- Công dụng của cây Cúc leo - Mikania micrantha
- Công dụng của cây Gièng gièng - Butea monosperma
- Công dụng của cây Hoàng liên gai - Berberis julianae
- Công dụng của cây Móng bò sọc - Bauhinia variegata
- Công dụng của cây Hoa chông - Barleria cristata
- Công dụng của cây Khôi nước - Baliospermum solanifolium
- Công dụng của cây Hũng hoa to - Beaumontia grandiflora
- Công dụng của cây Tam lang - Barringtonia macrostachya
- Công dụng của cây Mấu chàm - Bauhinia scandens L.
- Công dụng của cây Thốt nốt - Borassus flabellifer
- Công dụng của cây Bù ốc leo - Stephanotis volubilis
- Công dụng của cây Móng bò vàng - Bauhinia tomentosa
- Công dụng của cây Nam sâm tàu - Commicarpus chinensis (L.) Heimerl
- Công dụng của cây Vẹt rễ lồi - Bruguiera gymnorhiza