Logo Website

HUYẾT DỤ-Chữa rong kinh, rong huyết

16/09/2020
Huyết dụ có tên khoa học: Cordyline fruticosa (L.) A.Chev.; họ Huyết dụ (Dracaenaceae). Công dụng: Thường được dùng trị lao phổi với ho thổ huyết, rong huyết, băng huyết, lậu huyết, kinh nguyệt ra quá nhiều, kiết lỵ ra máu, phong thấp, đau nhức xương, chấn thương bị sưng. Cũng dùng chữa viêm ruột, lỵ. Dân gian còn dùng trị ho gà của trẻ em.

HUYẾT DỤ

Folium Cordyline

Tên khác: 

Huyết dụng, Huyết dụ lá đỏ, Phát dụ, Long huyết, Thiết dụ, Phất dụ, Chổng đeng (Tày), Co trường lậu (Thái), Quyền diên ái (Dao).

Tên khoa học: 

Cordyline fruticosa (L.) A.Chev.; họ Huyết dụ (Dracaenaceae). 

Tên đồng nghĩa

Aletris chinensis Lam.; Asparagus terminalis L.; Calodracon heliconiifolia (Otto & A.Dietr.) Planch.; Calodracon jacquinii (Kunth) Planch.; Calodracon nobilis Planch.; Calodracon sieberi (Kunth) Planch.; Calodracon terminalis (L.) Planch.; Convallaria fruticosa L.; Cordyline amabilis Cogn. & Marchal; Cordyline baptistii Cogn. & Marchal; Cordyline cheesemanii Kirk; Cordyline dennisonii André; Cordyline densicoma Linden & André; Cordyline eschscholziana Mart. ex Schult. & Schult.f.; Cordyline ferrea (L.) Endl.; Cordyline gloriosaLinden & André; Cordyline guilfoylei Linden ex Lem.; Cordyline hedychioides F.Muell.; Cordyline heliconiifoliaOtto & A.Dietr.; Cordyline hendersonii Cogn. & Marchal; Cordyline jacquinii Kunth; Cordyline javanica Klotzsch ex Kunth; Cordyline metallica Dallière; Cordyline nobilis (Planch.) K.Koch; Cordyline reali (Linden & André) G.Nicholson; Cordyline regina Veitch ex Regel; Cordyline sepiaria Seem.; Cordyline sieberi Kunth; Cordyline terminalis (L.) Kunth; Cordyline terminalis var. baileyi F.M.Bailey; Cordyline terminalis var. boryi Benth.; Cordyline terminalis var. hedychioides (F.Muell.) Baker; Cordyline terminalis var. sepiaria (Seem.) Benth.; Cordyline terminalis var. sieberi (Kunth) Benth.; Cordyline terminalis var. ti (Schott) Benth.; Cordyline ti Schott; Cordyline timorensis Planch.; Dianella cubensis A.Rich.; Dracaena alborosea Baker; Dracaena amabilis auct.; Dracaena argenteostriata W.Bull; Dracaena aurora Linden & André; Dracaena baptistii auct.; Dracaena bellulaLinden & André; Dracaena brasiliensis Schult. & Schult.f.; Dracaena casanovae Linden & André; Dracaena chelsoni Veitch; Dracaena cooperi Regel; Dracaena coullingii auct.; Dracaena cuprea T.Moore; Dracaena cuprea L.Linden & Rodigas; Dracaena douceti auct.; Dracaena esculenta Regel; Dracaena ferrea L.; Dracaena flemingii Baker; Dracaena formosa W.Bull; Dracaena fraseri Baker; Dracaena gibsonii Baker; Dracaena gloriosaLinden ex E.Morren; Dracaena guilfoylei Veitch ex Regel; Dracaena hybrida auct.; Dracaena illustris W.Bull; Dracaena imperialis Baker; Dracaena inscripta Baker; Dracaena leonensis Lodd. ex Loudon; Dracaena lineataBaker; Dracaena lutescens Verschaff.; Dracaena macleayi Regel; Dracaena magnifica Baker; Dracaena metallica W.Bull; Dracaena neocaledonica Linden; Dracaena nigrostriata W.Bull; Dracaena nobilis Baker; Dracaena picta W.Bull; Dracaena porteana Baker; Dracaena princeps W.Bull; Dracaena pulchella Baker; Dracaena pulcherrima Baker; Dracaena reali Linden & André; Dracaena regalis Baker; Dracaena reginaeT.Moore; Dracaena regis André; Dracaena robinsoniana André; Dracaena rothiana Carrière; Dracaena salviatiLinden; Dracaena sepiaria Seem.; Dracaena siamensis Baker; Dracaena spectabilis Baker; Dracaena splendensBaker; Dracaena sulcata Baker; Dracaena terminalis L.; Dracaena troubetzkoi Linden & André; Dracaena utilisBaker; Dracaena warocquei Linden & André; Ezehlsia palma Lour. ex B.A.Gomes; Taetsia ferrea Medik.; Taetsia fruticosa (L.) Merr.; Taetsia fruticosa var. casanovae (Linden & André) Guillaumin; Taetsia fruticosa var. ferreaStandl.; Taetsia terminalis (L.) W.Wight; Terminalis fruticosa (L.) Kuntze

Mô tả: 

Cây nhỏ, cao khoảng 2 m. Thân mảnh, mang nhiều đốt sẹo, ít phân nhánh. Lá mọc tập trung ở ngọn, xếp thành 2 dãy, hình lưỡi kiếm, dài 20-50 cm, rộng 5-10 cm, gốc thắt lại, đầu thuôn nhọn, mép nguyên lượn sóng, hai mặt mầu đỏ tía, có loại lại chỉ có một mặt đỏ, còn mặt kia mầu lục xám; cuống dài có bẹ và rãnh ở mặt trên. Cụm hoa mọc ở ngọn thân thành chùm xim hoặc chùy phân nhánh, dài 30-40 cm, mỗi nhánh mang rất nhiều hoa mầu trắng, mặt ngoài mầu tía; lá đài 3, thuôn nhọn, cánh hoa 3, hơi thắt lại ở giữa; nhị 6, thò ra ngoài tràng; bầu có 3 ô. Quả mọng hình cầu. Mùa hoa quả: tháng 12-1.

Bộ phận dùng: 

Lá tươi của cây Huyết dụ  (Folium Cordyline)

Phân bố, sinh thái

Huyết dụ có nguồn gốc ở vùng Đông - Nam Á hoặc Nam Á và được trồng rải rác ở các nước Lào, Thái Lan, Campuchia... Ở Việt Nam, huyết dụ là cây rất quen thuộc trong nhân dân, và ở nơi công cộng, vừa để làm cảnh vừa làm thuốc, ó một số vùng núi thuộc huyện Trà My (Quảng Nam), Đắk Tô, Đắk Glei (Kon Tum), K’Bang (Gia Lai)... đồng bào còn trồng nhiều huyết dụ ở bờ ruộng lúa hay lẫn trong nương lúa. Do cây có màu sắc đỏ tía, nên có tác dụng đuổi chim.

Huyết dụ là cây ưa sáng và ưa ẩm, ra hoa quả nhiều hàng năm. Cây trồng ờ nơi nhiều ánh sáng thường có màu đỏ sẫm hơn cây bị che bóng. Huyết dụ có khả năng tái siĩứi vô tửih khỏe. Trồng được bằng cành.

Thu hái: 

Thu hái hoa vào mùa hè. Khi trời khô ráo, cắt lá, loại bỏ lá sâu, đem phơi hay sấy nhẹ đến khô. Rễ thu hái quanh năm, rửa sạch, phơi khô.

Bảo quản:

Nơi khô ráo, thoáng mát và sạch sẽ.

Thành phần hoá học : 

Lá huyết dụ có phenol, acid amin, đường, anthocyan.

Tác dụng dược lý:

1. Tác dụng tăng co tử cung tại chỗ: Dùng thỏ cái 2 - 2,3 kg, gây mê bằng cloralhydrat 7%, liều 7 ml/kg tiêm trong màng bụng. Lá huyết dụ chiết bằng ethanol 40%. Trước khi dùng, bốc hơi cồn đến tỷ lệ 1:1. Dùng các liều tăng dần 1 ml/kg; 1,5 ml/kg; 2 ml/kg; 2,5 ml/kg. Kết quả cho thấy từ liều 2 ml/kg và sau 2 giờ, tử cung bắt đầu co và trương lực co tăng dần như kiểu ergotamin.

2. Tác dụng trên tử cung cô lập: Dùng chế phẩm sừng tử cung chuột lang, thấy dịch chiết lá huyết dụ làm tăng co bóp, tuy cường độ kém pituitrin.

3. Tác dụng kiểu estrogen, phương pháp Alien Doisy: Dùng chuột cống cái, trọng lượng 100 - 120g, gây mê để cắt bỏ buồng trứng. Chăm sóc 15 ngày. Từ ngày 15 đến ngày 18 kiểm tra tế bào âm đạo để bỏ các chuột có tế bào sừng tức là thiến bị sót. Chia chuột làm 3 lô mỗi lô 20 con, lô chứng không dùng thuốc, lô chuẩn dùng oestrazid 0,3 µg/chuột, huyết dụ 4 ml/l00g. Uống 5 ngày. Xét nghiệm tế bào âm đạo, thấy lô chứng 100% không có tế bào sừng, lô chuẩn 100% tế bào sừng, còn lô dùng huyết dụ có 30 - 40% tế bào sừng. Vậy huyết dụ có tác dụng estrogen yếu.

4. Tác dụng hướng sinh dục nữ: Dùng chuột cống cái được 20 ngày tuổi. Cân trọng lượng lúc đầu và trước khi mổ. Chia làm 2 lô, lô thuốc dùng cao huyết dụ tỷ lệ 1:1, liều 0,3 ml/con/ngày. Cho uống 10 ngày. Lô chứng thay thuốc bằng nước cất. Đến chiều ngày thứ 10, giết chuột, bóc tách tử cong và buồng trứng rồi cân tươi ngay. Mỗi lô 23 con, kết quả thấy trọng lượng tử cung và buồng trứng tăng có ý nghĩa thống kê so với lô chứng.

5. Tác dụng kháng khuẩn: Dùng lá huyết dụ tươi, phơi khô trong tủ sấy 60°C, nghiền thành bột. Chiết với nước. Lọc, cô đến tỷ lệ 2:1. Điều chỉnh pH về 7. Dùng khoanh giấy 6 mm, nhỏ 0,025 ml cao, rồi đặt trên đĩa thạch. Các vi khuẩn bị tác dụng khá và yếu gồm (tên vi khuẩn và đường kính vòng vô khuẩn theo mm) Staphylococcus aureus 9,60 ± 0,24; Bacillus anthracis 9,30 ± 0,24; Escherichia coli 8,50 ± 0,71; Proteus vulgaris 7,50 ± 0,50; Streptococcus faecalis 6,50 ± 0,41. Chưa thấy có tác dụng trên Salmonella typhiKlebsiella pneumoniaePseudomonas aeruginosaStreptococcus pneumoniae.

Tính vị:

Vị nhạt, tính mát, không độc.

Công năng: 

Cầm máu, tán ứ, chỉ thống.

Công dụng: 

Thường được dùng trị lao phổi với ho thổ huyết, rong huyết, băng huyết, lậu huyết, kinh nguyệt ra quá nhiều, kiết lỵ ra máu, phong thấp, đau nhức xương, chấn thương bị sưng. Cũng dùng chữa viêm ruột, lỵ. Dân gian còn dùng trị ho gà của trẻ em.

Cách dùng, liều lượng: 

Ngày uống nước sắc từ 20-25g lá tươi.

Bài thuốc:

1. Chữa rong kinh, rong huyết, băng huyết: Kinh quá nhiều sau khi đẻ hoặc sẩy thai (rau đã ra rồi): Lá Huyết dụ 20g, rễ Cỏ tranh 10g, đài tồn tại của quả mướp 10g, rễ cỏ Gừng 8g, sắc uống.

2. Chữa khí hư bạch đới: Lá Huyết dụ tươi 40g, lá Thuốc bỏng 20g, Bạch đồng nữ 20g, sắc uống.

3. Chữa kiết lỵ ra máu: Rễ Huyết dụ 20g, Nhọ nồi 12g, Rau má 20g, rửa sạch giã nát, thêm nước, gạn uống. Dùng 2-3 lần ngày

4. Chữa đái ra máu: Lá Huyết dụ 20g, rễ cây Ráng, lá Lấu, lá cây Muối, lá Tiết dê, mỗi vị 10g. Rửa sạch, giã nát, thêm nước, gạn uống. Có thể dùng riêng lá Huyết dụ tươi 40-50g hoặc hoa và lá khô 20-25g.

5. Chữa ho ra máu: Lá Huyết dụ 10g, rễ Rẻ quạt 8g, Trắc bách diệp sao đen 4g, lá Thài lài tía 4g. Tất cả phơi khô, sắc chia làm 2 lần uống trong ngày.

6. Chữa ho ra máu, chảy máu cam: Chuẩn bị 30g lá huyết dụ tươi, 20g cỏ nhọ nồi, 20g trắc bá diệp đã sao cháy. Sắc tất cả các nguyên liệu với nước lọc. Uống thuốc 2 – 3 lần trong ngày.

7. Chữa sốt xuất huyết: Chuẩn bị 20g huyết dụ tươi, 20g cỏ nhọ nồi, 20g trắc bá sao đen. Sắc các nguyên liệu trên thành 1 thang thuốc. Một thang thuốc uống 2 – 3 lần trong ngày.

8. Chữa bệnh trĩ: Dùng 20g lá huyết dụ tươi, rửa sạch và để ráo nước. Sắc lá huyết dụ với 200ml nước, cô đặc lại còn 100ml. Uống thuốc trong ngày.

Ghi chú: 

Có hai loài Huyết dụ loài lá đỏ hai mặt và loài lá một mặt đỏ, một mặt xanh. Cả hai thứ đều dùng được nhưng người ta thường dùng loài lá đỏ hai mặt hơn.

Lưu ý:

Thận trọng khi dùng ở người cao tuổi, trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai.

Tham khảo:

- Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam (Viện dược liệu), Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, 2004

- Từ điển cây thuốc Việt Nam (Võ Văn Chi), Nhà xuất bản Y học, 1997

- Những cây thuốc và vị thuốc Việt nam (Đỗ Tất Lợi), Nhà xuất bản Y học, 2004

- theplanlist.org

- efloras.org