HUYẾT KIỆT-Chữa sưng và đau do ứ máu do chấn thương ngoài
HUYẾT KIỆT (血竭)
Sanguis Draconis
Tên khác:
Máu rồng, Sang dragon, calamus gum, dragonis blood
Tên khoa học:
Daemonorops draco (Willd.) Blume, họ Cau (Arecaceae).
Tên nước ngoài:
Calamus gum, Dragons blood.
Tên đồng nghĩa:
Calamus draco Willd.; Calamus draconis Oken; Daemonorops propinqua Becc.; Palmijuncus draco (Willd.) Kuntze
Mô tả:
Cây: Là loại song mây, có thể dài hơn 10 mét, đường kính từ 2-4cm. Lá mọc kép, so le, cùng về phía gốc hầu như mọc đối, có nhiều gai ở trên thân và lá. Hoa mọc đơn độc, đực cái khác gốc. Quả hình cầu đường kính chừng 2cm, khi chín có màu đỏ, trên quả rất nhiều vảy, khi quả (thường hay gọi nhầm là trái) chín, trên mặt những vẩy này phơi đầy chất nhựa máu đỏ.
Dược liệu: Huyết kiệt dòn, dễ vỡ vụn, biểu hiện màu nâu đỏ, trên mặt còn lưu lại dấu gói của lá Cọ, những miếng vụn nhỏ biểu hiện láng bóng, trong, có màu đỏ đẹp không có mùi vị đặc biệt, vạch lên giấy lưu lại một vết màu nâu, kinh nghiệm muốn thử thì mài nó vào móng tay, hễ thấy nó ăn thấm vào móng tay là thật, thứ tốt có vị hơi mặn, khi đập bể nó ra ngửi thấy hơi có mùi như Chi tử, nhai không nát, thứ nào mềm dẻo như sáp ong là tốt, còn loại có vị mặn hoặc khi đập ra mà ngửi thấy tanh hôi là xấu.
Bộ phận dùng:
Dược liệu là nhựa khô (Sanguis Draconis) lấy từ quả của cây Daemonorops draco (Willd.) Blume
Phân bố:
Hiện nay mới biết thu hái nhựa Huyết kiệt ở những cây mọc hoang tại những đảo Borneo, Sumatra v.v… thuộc Indonesia. Sau hái quả về, cho quả vào trong túi gai mà vò. Chất nhựa dòn sẽ long ra, rây lấy riêng chất nhựa. Đem phơi nắng hay đun cách thủy cho nóng chảy đổ vào khuôn hình trụ, hoặc thành cục rồi gói trong những lá cây cọ, có khi người ta đóng thành từng bánh tròn đường kính 10cm dày 5cm hoặc thành bánh nặng mấy kg. Có nơi người ta đun quả với nước cho nhựa chảy ra rồi đóng thành bánh, nhưng loại nhựa này chất lượng kém hơn.
Cây này không có Việt Nam, vị thuốc phải nhập từ Trung Quốc, bản thân dược liệu từ Trung Quốc cũng có nguồn gốc từ các các đảo ở Indonexia
Thu hái:
Quả chín về cho vào túi gai để vò xát thì chất nhựa khô dòn ở quả sẽ lỏng ra, xong rây riêng chất nhựa, bỏ tạp chất. Phơi nắng hay đem cách thủy cho nóng chảy rồi đổ vào khuôn hình trụ đều nhau, hoặc thành từng cục được gói trong lá cây Cọ, hoặc đóng thành từng bánh tròn có khi nặng tới vài kg. Có khi người ta đun quả với nước để nhựa chảy ra rồi đóng thành bánh, nhưng loại nhựa này chất lượng kém hơn.
Ở một số nơi có thể đun quả với nhựa để chảy ra rồi đóng thành bánh, có thể có trọng lượng đến vài kg. Tuy nhiên, loại dược liệu này kém chất lượng và có giá trị không cao.
Bảo quản:
Bảo quản dược liệu ở nơi khô ráo, thoáng mát, phòng ẩm thấp. Sau khi bị ẩm, dược liệu có thể bị biến chất và rất khó tán thành bột.
Thành phần hoá học:
Chất màu, chất nhựa, Ete benzoic và benzoylacetic của dracoresitanola, acid benzoic tự do và tinh dầu.
Huyết kiệt tốt dòn, dễ vỡ vụn, màu đỏ nâu, trên mặt có những vết hằn của lá cọ dùng để gói, những mảnh vụn bóng, trong, màu đỏ đẹp, không có mùi vị gì đặc biệt, vạch trên giấy để lại một vết màu nâu. Tan phần lớn trong ethanol, sunfua carbon, coloroform, benzene, ít tan trong ether, và trong tinh dầu thông. Chảy ở 1200 độ C.
Thành phần chủ yếu của huyết kiệt là ether benzoic và benzoylaxetic của dracoresitanola kèm theo một ít axit benzoic tự do và tinh dầu. Phần không tan (mảnh cây, bụi bẩn…) nhiều khi chiếm tới 40% làm giảm phẩm chất của huyết kiệt.
Năm 1936, Hesse có nghiên cứu lại huyết kiệt thì thấy được chất màu, chất nhựa. Từ phần nhựa, lấy được 60% acid gồm chủ yếu là acid aliatinic và một số ít acid đồng phân.
Màu chiếm 20% trọng lượng nhựa có tính chất của những dẫn xuất anthoxyan và được gọi là dracocacmin, một chất màu nữa có màu đỏ nhạt gọi là dracorubin.
Tính vị:
Có vị ngọt, mặn, tính bình, không độc.
Quy kinh:
Tâm bào và kinh can.
Công năng:
Khử ứ chỉ thống, cầm máu chữa lành vết thương.
Công dụng:
+ Xuất huyết do chấn thương ngoài: dùng phối hợp huyết kiệt một mình (dùng ngoài) hoặc có thể phối hợp với bồ hoàng. Chảy máu cam: Huyết kiệt, Bồ hoàng hai vị bằng nhau, tán nhỏ, thổi vào mũi.
+ Loét mạn tính: dùng phối hợp huyết kiệt với nhũ hương và một dược để dùng ngoài.
+ Sưng và đau do ứ máu do chấn thương ngoài : dùng phối hợp huyết kiệt với nhũ hương và một dược dưới dạng thất li tán.
Cách dùng, liều lượng:
1-1,5g dưới dạng thuốc viên.
Bài thuốc:
1. Chữa tất cả các loại tổn thương do chấn thương, dùng Huyết kiệt, Nhũ hương, Một dược, Tự nhiên đồng, Ma bì hôi, Cẩu hĩnh cốt (đốt tồn tính), Giá trùng, Hoàng kinh tử, Cốt toái bổ (Trung Quốc Dược Học Đại Từ
2. Chữa chảy máu mũi, dùng Huyết kiệt, Bạc hà, các vị bằng nhau tán bột thổi vào (Y Lâm Tập Yếu Phương).
3. Chữa nội thương: Đỗ trọng 8 g, Tục đoan 8 g, Cốt toái bổ 8 g, Mộc hương 8 g, Hoàng cầm 8 g, Huyết giác 8 g, Xương bồ 4 gam, Đương quy 8 g, Thổ phục linh 8, Đào nhân 8 g, Binh lang 8 g, Hoạt thạch 4g, Hương phụ 8 g, Xuyên tam thất 8 g, Huyết kiệt 8 g, Hồng hoa 4, Nhi trà 8 g, Nhũ hương 8 g, Một dược 8 g, Lô hội 4 g, Bạch chỉ 8 g, Xuyên khung 8 g, Đại hoàng 8 g, Tự nhiên đồng 8 g, Sinh địa 8 g. Nước đầu 4 chén sắc còn 1 chén. Nước hai 3 chén sắc còn 8 phân.
4. Chữa phong thấp đau nhức chạy nơi này qua nơi khác, hai đầu gối Sưng nóng, dùng Kỳ lân kiệt, bột Lưu hoàng, mỗi thứ 30g, uống với rượu nóng lần 3g (Thánh Huệ Phương).
5. Chữa vết thương chảy máu: Tán huyết kiệt rắc vào.
6. Chữa đẻ xong, nghẹn ở tim, tức thở: Huyết kiệt, một dược mỗi vị 4g hoà vào nước tiểu trẻ em mạnh khoẻ mà uống.
7. Trị có thai mà có kết khối (sán hà) do huyết ứ, bụng đầy đau, hông sườn đau: Huyết kiệt 20g, Bồ hoàng 20g, Diên hồ sách 20g, Đương quy 20g, Quế tâm 20g, Xích thược 20g. Tán bột. Ngày uống 8 – 12g lấy đồng tiện và rượu đun sôi lên, uống với thuốc. Uống xong đi nằm. Lúc lâu lại uống, ác huyết sẽ theo đường kinh mà ra, không bốc ngược lên nữa. (Huyết Kiệt Tán III – Y Tông Kim Giám).
8. Điều trị huyết vựng lên tâm gây đau, đầy, trướng ngực, hen suyễn ở phụ nữ sau sinh: Sử dụng Huyết kiệt, Một dược, mỗi vị phân lượng bằng nhau, tán thành bột mịn. Mỗi ngày dùng uống 2 lần, mỗi lần 8 g. Dùng Đồng tiện hoặc rượu nóng để chiêu thuốc.
9. Điều trị ứ huyết, hỗ trợ giảm đau
– Bài thuốc 1: Dùng Huyết kiệt, Hồng hoa, mỗi vị đều 8 g, Băng phiến 4 g, Nhi trà 12 g, Xạ hương 2 g, Một dược, Nhũ hương, Chu sa, mỗi vị đều 6 g. Nghiền tất cả các vị thuốc thành bột mịn. Mỗi lần dùng 2,5 – 3 g, dùng với rượu đun sôi để ấm hoặc Đồng tiện.
– Bài thuốc 2: Huyết kiệt, Đại hồi, Thiên niên kiện, Quế chi, mỗi vị đều 20 g, tán nhỏ. Ngâm các vị thuốc với 500 ml rượu 50 độ trong vòng 1 tuần, sau đó lọc thấy rượu thuốc. Khi dùng thì lấy tăm bông thấm vào thuốc, dùng thoa lên vết thương.
10. Bài thuốc bổ máu: Huyết kiệt, Hoài sơn, Hà thủ ô đỏ, Thỏ ty thử, Đỗ đen (sao cháy), Vừng đen (sao cháy), mỗi vị đều 100 g, Ngải cứu 20 g. Tán các vị thuốc thành bột mịn trộn với mật thành thành viên hoàn. Mỗi ngày dùng uống 15 – 20 g.
11. Chữa trong bụng có huyết khối: Huyết kiệt, Một dược, Hoạt thạch, Mẫu đơn bì, mỗi vị đều 30 g, sao qua, tán thành bột mịn, trộn hồ và giấm làm thành viên hoàn kích thước to bằng hạt ngô, dùng uống khi bụng đói.
Kiêng kỵ:
Không dùng Huyết kiệt khi không có dấu hiệu ứ huyết, phụ nữ có thai cấm dung
Huyết kiệt là dược liệu được ứng dụng điều trị nhiều bệnh lý. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả và tính an toàn khi sử dụng, người bệnh nên trao đổi với thầy thuốc để được hướng dẫn cụ thể. Không tự ý sử dụng để tránh các rủi ro phát sinh.
Tham khảo:
- Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam (Viện dược liệu), Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, 2004
- Từ điển cây thuốc Việt Nam (Võ Văn Chi), Nhà xuất bản Y học, 1997
- Những cây thuốc và vị thuốc Việt nam (Đỗ Tất Lợi), Nhà xuất bản Y học, 2004
- theplanlist.org
- efloras.org
Bài viết Cây thuốc - Vị thuốc khác
- Công dụng của cây Bồng Nga truật - Boesenbergia rotunda
- Công dụng của cây Gõ mật - Sindora siamensis
- Công dụng của cây tía tô cảnh - Coleus monostachyus
- Công dụng của cây Đậu kiếm - Canavalia gladiata
- Công dụng của cây é dùi trống - Hyptis brevipes
- Công dụng của cây Chây xiêm - Buchanania siamensis
- Công dụng của cây Chiếc chum - Barringtonia racemosa
- Công dụng của cây Cỏ cói - Bolboschoenus yagara
- Công dụng của cây Gai lan - Boehmeria clidemioides
- Công dụng của cây Rau mác bao - Pontederia vaginalis
- Công dụng của cây San dẹp - Paspalum dilatatum
- Công dụng của cây Áo cộc - Liriodendron chinense
- Công dụng của cây Nghệ sen - Curcuma petiolata
- Công dụng của cây Cao lương đỏ - Sorghum bicolor
- Công dụng của cây Dương đào dai - Actinidia coriacea
- Công dụng của cây Lục đạo mộc trung quốc - Abelia chinensis
- Công dụng của cây Sú- Aegiceras corniculatum
- Công dụng của cây Ấu tàu - Aconitum carmichaelii
- Công dụng của cây Bù dẻ hoa đỏ - Uvaria rufa
- Công dụng của cây Chùm ruột núi- Antidesma pentandrum