KHẾ-Chữa dị ứng, mày đay, mẩn ngứa, lở loét
KHẾ
Cortex, Fructus, Flos, Folium et Radix Averrhoae Carambolae
Cây khế: Averrhoa carambola L.; Ảnh commons.wikimedia.org and shutterstock.com
Tên khác:
Khế ta, Khế cơm, Khế chua, Khế giang- Ngũ lăng tử, Ngũ liêm tử- Dương đào - Carambola, Carambolier.
Tên khoa học:
Averrhoa carambola L., họ Chua me đất (Oxalidaceae).
Tên đồng nghĩa:
Averrhoa acutangula Stokes; Sarcotheca philippica (Villar) Hallier f.
Mô tả:
Cây gỗ to, cao 4-5m, lá mọc so le, kép lông chim lẻ, dài 11-17cm; 3-5 đôi lá chét nguyên, dạng màng cứng, trái xoan, có mũi nhọn, màu lục lờ ở mặt dưới; những cái trên dài tới 8,5cm x 3,5cm. Cụm hoa ngắn, thành chùm xim, ở nách các lá, nụ hoa hình cầu. Hoa màu hồng hay tím. Đài hoa có 5 lá đài thuôn mũi mác, ngắn bằng nửa tràng. Tràng gồm 5 cánh hoa mỏng, tròn ở ngọn, dính với nhau ở 1/3 dưới, 5 nhị đối diện với các lá đài xen kẽ với 5 nhị lép. Bầu hình trứng, phủ lông tơ; 5 lá noãn tạo thành 5 ô, mỗi ô đựng 4 noãn; vòi ngắn, đầu nhuỵ phồng. Quả mọng, thuôn, màu vàng, nạc, mang đài con lai, có 5 góc lồi, không nứt ra. Mùa hoa tháng 4-8, quả tháng 10-12.
Bộ phận dùng:
Vỏ, quả, hoa, lá và rễ (Cortex, Fructus, Flos, Folium et Radix Averrhoae Carambolae).
Phân bố, sinh thái :
Cây được trồng khắp nơi trong nước ta.
Khế có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới châu Mỹ (Braxin). Song, nhiều người khác lại cho rằng nó có nguồn gốc ở vùng Ân Độ - Malaysia, vì tên "Carambola" bắt nguồn từ Phạn ngữ (tiếng Ấn Độ cổ). Còn loại khế tàu được du nhập từ đảo Timor và Jamaica sang châu Mỹ, vào năm 1793. Cả hai loại khế này, hiện được trồng rộng rãi khắp các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, từ 32° vĩ tuyến Bắc (Israel) xuống đến 30° vĩ tuyến Nam (ở Australia).
Ở Việt Nam, khế là cây quen thuộc từ lâu đời ở khắp các địa phương, từ đồng bằng đến vùng núi thấp dưới 1000 m. Loại khế tàu được trồng ít hơn. Khế trồng gồm nhiều giống, phân biệt bởi hình dạng, kích thước, màu sắc, nhất là độ chua của quả. Hiện nay, người ta đã tạo được những loại khế ngọt, khế cảnh trồng trong chậu vẫn ra hoa quả thường xuyên. Nhìn chung, khế là loại cây thích nghi với vùng khí hậu nóng và ẩm của vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới. Cây sinh trưởng phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ trung bình năm từ 20°Cđến 33°C. Cây trồng ở các tỉnh phía bắc, về mùa đông có thể chịu được nhiệt độ tối thấp 5 - 10°C. Lượng mưa 1500 - 3000 mm/năm. Cây sống tốt trên nhiều loại đất. Khế ra hoa quả 1 hoặc 2 vụ năm. Số lượng hoa quả rất nhiều; hoa thụ phấn tự nhiên nhờ gió hoặc côn trùng vào khoảng từ 8 đến 10 giờ sáng. Quả chín sau 2 -3 tháng kể từkhi thụ phấn.
Cây tái sinh tự nhiên chủ yếu bằng hạt, hay bằng cây chồi gốc sau khi bị chặt. Song người ta cũng có thể nhân giống bằng cách chiết cành.
Thu hái:
Vỏ, thân, rễ quanh năm. Thu hái hoa và quả theo thời vụ.
Bảo quản:
Nơi khô ráo và thoáng mát.
Thành phần hoá học:
Acid hữu cơ chủ yếu là acid oxalic, các yếu tố vi lượng như Ca, Fe, Na và nhất là có nhiều K. Có các vitamin A,C, B1, B2 và P.
Tác dụng dược lý:
Tác dụng kháng histamin dùng nghiệm pháp khí dung: Phun một liều nhất định khí dung histamin sẽ làm cho chuột lang khó thở, co giật và chết. Uống nước sắc lá khế từ trước sẽ ức chế được các hiện tượng trên, tức là có tác dụng kháng histamin trên lĩiô hình thực nghiệm này.
Tác dụng chống sốc phản vệ: Tiêm lòng trắng trứng cho chuột lang. Sao 3 tuần, phun khí dung lòng trắng trứng cho các chuột này sẽ gây ra phản ứng sốc phản vệ mà biểu hiện là khó thở, co giật và chết. Đó là do khi tiếp xúc lần thứ hai với lòng trắng trứng là một protein lạ sẽ làm cho cơ thể phản ứng giải phóng ra quá nhiều hisíamin gây ra sốc phản vệ. Uống nước sắc lá khế một tuần trước khi dùng khí dung lòng trắng trứng sẽ ức chế được phản ứng chống phản vệ, chính là do lá khế có tác dụng kháng histamin.
Tác dụng trên ký sinh trùng sốt rét: Nước sắc lá khế chỉ có tác dụng yếu trên Plasmodium berghei thínghiệm trên chuột nhắt trắng.
Hợp chất beta-caroten trong khế chua có tác dụng cải thiện thị lực, kích thích vị giác, tăng cường sức đề kháng và thúc đẩy quá trình trao đổi chất.
Khế chứa vitamin C và hàm lượng flavonoid dồi dào, có tác dụng tiêu trừ gốc tự do, tăng tổng hợp collagen, bảo vệ mạch máu và duy trì sức khỏe xương khớp.
Ngoài ra các hợp chất chống oxy hóa từ quả khế còn có tác dụng hỗ trợ quá trình thải độc tố, tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa tế bào ung thư.
Với lượng chất xơ dồi dào, khế có tác dụng cải thiện nhu động ruột, giảm chứng táo bón, điều hòa đường huyết và giảm men gan.
Hàm lượng pectin trong quả khế còn có công dụng hạ cholesterol trong cơ thể, bảo vệ tế bào gan và kiểm soát cân nặng.
Khế là một trong những loại trái cây chứa hàm lượng canxi dồi dào. Dùng nước ép khế có thể ngăn ngừa loãng xương và các bệnh xương khớp mãn tính.
Quả khế có khả năng ức chế một số vi khuẩn thường gặp như E. coli, Salmonella typhi, Microbial bacillus-cereus,…
Lá khế có đặc tính sát trùng, giảm dị ứng, có thể dùng để chữa ung nhọt, bệnh chàm, rôm sảy ở trẻ nhỏ.
Vitamin B9, B5 và vitamin A trong quả khế có tác dụng bảo vệ thành mạch, làm sạch mạch máu và ngăn ngừa các bệnh lý về tim.
Tính vị:
Rễ, thân và lá khế có vị chua, chát, se, tính bình.
Quả khế có vị ngọt, chua, tính bình.
Hoa khế có vị ngọt, tính bình.
Công năng:
Quả khế có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu, làm long đờm và tiết nước bọt. Rễ khế có tác dụng trừ phong thấp, giảm đau. Thân và lá có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu. Hoa có tác dụng trừ sốt rét.
Công dụng, cách dùng:
Lá chữa dị ứng: 20g lá nấu nước uống, 30-50g lá nấu nước tắm hoặc dùng lá tươi giã, đắp ngoài. Quả trị ho, đau họng: ép 100-150g quả khế tươi lấy nước uống. Rễ trị đau khớp, đau đầu mãn tính: ngày uống 10-15g dạng thuốc sắc, thường dùng phối hợp với các vị thuốc khác.
Bài thuốc:
1. Chữa dị ứng, mày đay, mẩn ngứa, lở loét: lấy lá khế giã nát, xoa và đắp lên chỗ bị dị ứng; kết hợp dùng 16g vỏ núc nác sắc uống. Dùng lá khế, lá thanh hao, lá long não, lá thông mỗi thứ 15-20 g, nấu nước tắm.
2. Sổ mũi, đau họng: Quả Khế tươi 90-120g ép lấy nước uống
3. Sưng lách sinh sốt: Quả Khế tươi chiết dịch và uống với nước nóng
4. Trị tóc bạc sớm: Khế chua 150g, nước dừa 200ml, mật ong. Cách làm: Khế rửa sạch, ép lấy nước rồi hòa nước khế với nước dừa, trộn thêm mật ong vừa đủ uống, uống ngày 2 lần.
5. Giải nhiệt: Dùng quả khế ép lấy nước uống rất tốt để giải nhiệt cũng như chống cảm nắng vào mùa hè oi nực.
6. Ngừa táo bón, chữa trĩ: Khế có nhiều chất xơ, có tác dụng nhuận tràng, chống táo bón.
7. Chữa bí tiểu: Khế chua 7 quả, mỗi quả chỉ lấy 1/3 phía gần cuống. Nấu với 600ml nước, sắc còn 300ml, uống lúc còn ấm nóng. Ở ngoài, lấy 1 quả khế và 1 củ tỏi giã nát nhuyễn, đắp vào rốn.
8. Chữa ho khan, ho có đờm, kiết lỵ: Hoa khế đã phơi héo, tẩm nước gừng (nước gừng đặc sẽ tốt hơn) đem sao lên. Pha hoa khế đã sao với nước nóng (như cách pha trà) và uống trong ngày.
9. Trị viêm họng: Lấy lá khế 40g, cùng vài hạt muối giã vắt lấy nước cốt ngậm ngày 2 lần.
10. Phòng sốt xuất huyết: Lá khế 16 g, lá Dâu, sắn dây, lá Tre, mã đề, Sinh địa mỗi thứ 12 g, sắc uống thay nước hằng ngày. Bài thuốc này có thể áp dụng trong thời gian có dịch.
11. Phòng hậu sản cho phụ nữ sau sinh: Quả khế 20 g, vỏ cây Hồng bì 30 g, rễ cây quả giun 20 g, sắc uống thay nước giúp phòng hậu sản.
12. Chữa viêm đường tiết niệu, viêm âm đạo: Nước sắc lá khế có tác dụng ức chế vi khuẩn Gram dương, nhưng không có tác dụng trên khuẩn Gram âm, nấm Candida. Dạng dịch chiết qua nước có tác dụng ức chế vi khuẩn mạnh nhất.
13. Chữa sốt cao lên cơn giật ở trẻ em: Hoa khế, hoa Kim ngân, lá Dành dành, cỏ nhọ nồi mỗi thứ 8 g, Cam thảo 4 g, Bạc hà 4 g, sắc đặc chia nhiều lần uống trong ngày.
14. Chữa mẩn ngứa và dị ứng ngoài da: Lá khế tươi. Giã nát thoa lên vùng da cần điều trị. Nếu dị ứng nặng, nên dùng đồng thời với nước sắc từ vỏ núc nác.
15. Chữa chứng mụn nhọt, lở loét, da chân bị nước ăn, ngứa ngáy: Lá thanh hao, lá long não và lá khế, mỗi thứ 1 ít. Rửa sạch, nấu nước tắm.
16. Chữa chứng dị ứng do tiếp xúc với sơn ta: Quả khế tươi. Thái thành miếng sau đó đắp lên vùng da bị tổn thương.
17. Trị cảm cúm: 3 quả khế nước và 50ml rượu. Giã nhuyễn và vắt quả khế lấy nước, đem hòa với rượu uống.
18. Giải ngộ độc mã tiền: Quả khế tươi. Ép lấy nước cho bệnh nhân uống (nên uống nhiều). Sau khi sơ cứu cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị và xử lý kịp thời.
19. Chữa phong nhiệt, nổi mề đay mẩn ngứa: Vỏ khế. Cạo bỏ lớp vỏ ngoài, dùng 40g sắc uống. Đồng thời nên dùng lá khế tươi (sao qua) xoa lên da thường xuyên để giảm ngứa và phục hồi vùng da tổn thương.
20. Trị chứng sởi ở trẻ em: Vỏ cây khế và lá khế. Sắc uống.
21. Chữa viêm bàng quang, viêm âm đạo gây tiểu buốt, tiểu ra máu: Rễ cỏ tranh 40g, lá khế 100g. Sắc uống ngày 1 thang cho đến khi thuyên giảm.
22. Chữa viêm họng: Lá khế tươi 40g. Rửa sạch, để ráo, giã lấy nước cốt, thêm vài hạt muối vào và ngậm.
23. Chữa ho do lạnh kèm theo đờm: Hoa khế 20g, cam thảo nam 12g, kinh giới 8 – 10g, tía tô 8 – 10g. Đem hoa khế sao qua, sau đó tẩm thêm nước gừng và sao lần 2. Cho các vị thuốc vào sắc với 750ml nước còn lại 300ml, chia thành 3 lần uống và dùng hết trong ngày. Nên áp dụng bài thuốc liên tục trong 6 ngày để trị dứt điểm và tránh tái phát.
24. Phòng ngừa hậu sản cho phụ nữ sau khi sinh: Vỏ cây hồng bì 30g, quả khế 20g và rễ cây quả giun 20g. Sắc với nhiều nước và uống thay nước lọc.
25. Chữa ngộ độc nấm: Đậu ván đỏ 20g, lá khế 20g và lá lốt 10g. Dùng nguyên liệu tươi, đem rửa sạch, giã nát và thêm 200ml nước vào. Đun cho sôi, để nguội và chắt lấy nước uống hết một lần. Thực hiện khoảng 2 – 3 lần.
Chú ý:
+ Những người bị bệnh thận cũng không nên ăn khế vì acid oxalic trong khế cũng dễ gây ra sỏi thận.
+ Trẻ em trong giai đoạn phát triển nên hạn chế ăn khế và những thức ăn có nhiều acid oxalic cản trở sự hấp thu calci cần thiết cho sự phát triển của cơ thể.
+ Khế chua chứa nhiều acid, vì vậy không nên dùng cho người mắc các bệnh lý về dạ dày và hạn chế ăn khi đói.
Tham khảo:
- Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam (Viện dược liệu), Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, 2004
- Từ điển cây thuốc Việt Nam (Võ Văn Chi), Nhà xuất bản Y học, 1997
- Những cây thuốc và vị thuốc Việt nam (Đỗ Tất Lợi), Nhà xuất bản Y học, 2004
- theplanlist.org
- efloras.org
Bài viết Cây thuốc - Vị thuốc khác
- Công dụng của cây Bèo đất - Drosera burmannii
- Công dụng của cây Mắc cỡ tàn dù - Biophytum sensitivum
- Công dụng của cây Quả bánh mì - Artocarpus parvus
- Công dụng của cây Sồi bạc - Quercus incana
- Công dụng của cây Sang trắng - Putranjiva roxburghii
- Công dụng của Cỏ ba lá - Trifolium repens
- Công dụng của cây Trạch quạch - Adenanthera pavonina
- Công dụng của cây Sung dâu - Ficus callosa
- Công dụng của cây Neem - Azadirachta indica
- Công dụng của cây Cau đất - Tropidia curculigoides Lindl.
- Công dụng của cây Điền điển phao - Sesbania javanica
- Công dụng của cây Mâm xôi đen - Rubus fruticosus
- Công dụng của cây Xương rồng trụ - Cereus jamacaru
- Công dụng của cây Bướm đêm đa hoa - Middletonia multiflora
- Công dụng của cây Ngọc nữ lá chân vịt - Clerodendrum palmatolobatum
- Công dụng của cây Bướm bạc một hoa - Mussaenda uniflora
- Công dụng của cây Tàu muối - Vatica odorata
- Công dụng của cây Hổ nhĩ lá đồng tiền - Pilea nummulariifolia
- Công dụng của cây Sổ trai - Dillenia ovata
- Công dụng của cây Nghệ mảnh - Curcuma gracillima