KHỔ SÂM CHO RỄ-Chữa rối loạn nhịp tim
KHỔ SÂM CHO RỄ (苦 參)
Radix Sophorae
Khổ sâm cho rễ: Sophora flavescens Ait.; pepiniere-aoba.com and seaofchi.com
Tên khác:
Dã hoè, Khổ sâm, Khổ sâm bắc, Khổ cốt, Kushenin, Ku shen, Light yellow sophora (Anh)
Tên khoa học:
Sophora flavescens Ait., họ Đậu (Fabaceae).
Tên đồng nghĩa:
Sophora angustifolia Siebold & Zucc.; Sophora angustifolia var. stenophylla Makino & Nemoto; Sophora flavescens var. angustifolia (Siebold & Zucc.) Kitag.; Sophora flavescens subsp. angustifolia(Siebold & Zucc.) Yakovlev; Sophora flavescens f. angustifolia (Siebold & Zucc.) Yakovlev; Sophora flavescensvar. favescens Aiton; Sophora flavescens var. flavescens; Sophora flavescens var. stenophylla Hayata; Sophora macrosperma DC.; Sophora tetragonocarpa Hayata
Mô tả:
Cây nhỏ cao chừng 0,5-1,2m. Rễ hình trụ dài, vỏ ngoài màu vàng trắng. Lá kép lông chim lẻ mọc so le, gồm 5-10 đôi lá chét hình mác dài khoảng 2-5cm. Hoa màu vàng nhạt, mọc thành chùm dài 10-20cm ở nách lá. Quả đậu dài 5-12cm, đường kính 5-8mm, đầu có mỏ thuôn dài; hạt 3-7, hình cầu, màu đen.
Bộ phận dùng:
Rễ đã loại bỏ thân và rễ con phơi hay sấy khô (Radix Sophorae).
Phân bố, sinh thái:
Khổ sâm được trồng ở rất nhiều nơi tại Trung Quốc, được du nhập vào Việt Nam từ 1970, được trồng giữ giống ở một số tỉnh miền núi phía Bắc như Lào Cai (Sapa).
Khổ sâm cho rễ có nguồn gốc ở Trung Quốc. Cây được nhập vào Việt Nam vào khoảng đầu lứiững nãm 70. Do bị lãng quên, nên vào thời điểm năm 1993 ở Sa Pa (Lào Cai) cây chỉ còn sót lại vài khóm. Để giữ giống, cán bộ của Trại thuốc Sa Pa đã nhân trồng thêm, nay đã có được vài chục khóm, sinh trưởng phát triển tốt.
Khổ sâm cho rễ là cây sống nhiều năm. về mùa đông toàa bộ phần trên mặt đất tàn lụi, từ phần gốc còn lại sẽ nảy mầm vào giữa mùa xuân năm sau. Cây ưa sáng và ưa ẩm, thích nghi với điều kiện khí hậu của vùng ôn đói ấm và vùng nhiệt đới núi cao; nhiệt độ trung bình năm khoảng 15°C. Cây trồng ở Sa Pa sinh trưởng tốt, ra hoa nhiều, nhưng hầu như không có quả. Số cây trồng hiện có là do nhân giống bằng các nhánh con tách tò gốc. Vói cách nhân trồng như vậy, khổ sâm bắc vẫn có thể phát triển trồng để lấy dược liệu tại khu vực Sa Pa.
Trồng trọt:
Khổ sâm bắc mới được trồng ở các vườn thuốc, chưa được trồng rộng rãi trong nhân dân.
Trồng bằng hạt. Hạt được gieo vào tháng 2 - 3 . Đến tháng 8 - 9 hoặc mùa xuân năm sau, đánh cây con để trồng.
Vì là cây trồng lấy rễ, nên cần chọn đất không úng ngập, có tầng canh tác sâu, nhiều mùn. Đào hố với khoảng cách 0,8 - l,2m, bón lót 5 - 7 kg phân chuồng. Trồng xong, cần tưới đủ ẩm và làm cỏ thường xuyên. Hàng tháng từ mùa xuân tới mùa thu, tưới thêm nước phân, nước giải pha loãng.
Thu hái, sơ chế:
Thu hái củ, rửa sạch, thái lát, phơi khô; hoặc đem củ tươi ngâm nước vo gạo nếp một đêm, rửa sạch, để trong 3 giờ, rồi mới thái lát, phơi khô. Bảo quản nơi khô ráo.
Bảo quản:
Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.
Thành phần hoá học:
Trong rễ Khổ sâm có các alcaloid matrin, oxymatrin, sophoranol, N-methylcytisin, anagyrin, baptifolin, sophocarpin, D-isomatrin, kuraridin, norkurarinon, kuraridinol, kurarinol, neo-kurarinol, norkurarinol, formononetin. Lá chứa vitamin C 47mg%; hoa chứa 0,12% tinh dầu.
Tác dụng dược lý:
1. Tác dụng lợi tiểu
2. Khả năng điều trị rối loạn nhịp tim: Khoa Hóa sinh, Đại học Y quốc gia Yang-Ming, Đài Bắc, Đài Loan đã tiến hành thử nghiệm trên chuột và phát hiện chiết xuất ethanol của cây khổ sâm cho rễ Sophara flavescens Ait có tác dụng chống loạn nhịp tim.
3. Tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường: Nghiên cứu tại 5 Trường đại học hàng đầu Trung Quốc trên chuột thí nghiệm cho sử dụng dịch chiết từ rễ cây khổ sâm cho lá Sophora flavescens Ait, các nhà nghiên cứu đã phát hiện khả năng điều trị đái tháo đường mạnh mẽ. Nghiên cứu kết luận cây thuốc này có thể được sử dụng như một phương thuốc an toàn để điều trị bệnh tiểu đường.
4. Tác dụng hạ sốt, tẩy giun (Kinh nghiệm dân gian)
5. Tác dụng kháng viêm mạnh mẽ. Thí nghiệm được tiến hành trên chuột bởi 07 viện nghiên cứu tại Trung Quốc. Các nghiên cứu kết luận hoạt chất flavonoid trong cây thuốc này rõ ràng có hoạt tính chống viêm.
6. Tác dụng chống loạn nhịp: Alcaloid toàn phần của khổ sâm bắc với liều 200 mg/kg có tác dụng điều tri và dự phòng chống loạn nhịp ở chuột nhắt trắng và chuột Lang gây bởi bari clorid, aconitin hoặc ouabain, và cũng có tác dụng chống loạn nhịp gây bởi cloroform ở mèo.
Alcaloid sophocarpin từ khổ sâm bắc có tác dụng với Loạn nhịp tâm thất do calci clorid ở chuột nhắt trắng, loạn nhịp do aconitin ở chuột cống trắng, loạn nhịp do ouabain ở thỏ, loạn nhịp do tắc động mạch vành ở chó. Như vậv, sophocarpin là thuốc điều trị Loạn nhịp tâm thất, tác dụng không trung gian bởi các thụ thể với adrenalin beta ở cơ tim, mà trực tiếp trên cơ tim và hệ thần kinh diều hòa nhịp tim.
Sophoralin, sophoramin, và flavon toàn phần từ khổ sâm bắc cũng có tác dụng chống loạn nhịp. Flavon khổ sâm bắc với nồng độ 125 - 250 |J.g/ml làm giảm tỷ lệ loạn nhịp tự nhiên hoặc loạn nhịp do ouabain gây nên ở tế bào tim chuột cống trắng nuôi cấy In vivo, flavon toàn phần khổ sâm bắc ức chế rung tâm thất gây bởi cloroform ở chuột nhắt sau khi tiêm tĩnh mạch. Tiêm tĩnh mạch flavon cũng Làm giảm loạn nhịp gây bởi aconitin ở chuột cống trắng.
7. Tác dụng chống loét: Rẻ khổ sâm bắc có tác dụng chống loét mạnh sau khi uống giống như sau khi uống matrin, oxymatrin. Oxymatrin ức chế sự hình thành loét gây bởi thắt môn vị hoặc do uống indomethacin. Tác dụng chống loét có liên quan tới sự ức chế tiết acid. Khi cho vào tá tràng, thuốc làm giảm tiết acid ở chuột cống trắng, và ức chế co bóp dạ dày gây bởi stress thực nghiệm. Như vậy, tác dụng bảo vệ của oxymatrin trên loét do stress có thể do giảm tiết acid và giảm co bóp dạ dày. Mặt khác, matrin chỉ có tác dụng ức chế yếu sự tiết acid dịch vị, nhưng có tác dụng dự phòng kliá tốt loét do stress sau khi tiêm tĩnh mạch.
8. Tác dụng chống hen và chống ho: Oxymatrin đã được dùng làm thuốc uống chống hen. Nghiên cứu dược động học cho thấy sau khi tiêm bắp oxymatrin cho chuột cống trắng, oxymatxia có nồng độ cao trong mô, mật và nước tiểu. Ngược lại khi uống oxymatrin, nồng độ matrin cao hơn nồng độ oxymatrin, cho thấy oxymatrin đã chuyển đổi thành matrin.
Khi tiêm tĩnh mạch, oxymatrin không tác dụng với hen thực nghiệm ở chuột lang, nhưng khi uống, oxymairin làm giảm triệu chứng hen. Matrin có thể là chất chuyển hóa có tác dụng dược lý điều trị hen được tạo nên từ oxymatrin. Ở người tình nguyện khoẻ mạnh uống 100mg oxymatrin, khoảng 40% liều thải trừ trong nước tiểu trong đó 13 - 33% là oxymatrin. Sophocarpin được hấp thu qua đường tiêu hóa, sự phân bố trong các cơ quan sau khi uống giống như sau khi tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp, nhưng đạt nồng độ tối đa hơi chậm hơn, sophocarpin thải trừ chủ yếu qua thận.
Flavon và những hợp chất có liên quan của khổ sâm bắc gồm kushenol A, kurarinon, và kuraridin có hoạt tính ức chế trên adenosin monophosphat (AMP) phosphodiesterase. Nhóm prenyl trong cấu trúc có vai trò quan trọng đối với hoạt tứih ức chế này. Nghiên cứu dựợc động học cho thấy norkurarinon, kurarinol, và kuraridin ức chế không cạnh tranh trên AMP vòng phosphodiesterase. Tác dụag chống viêm và chống dị ứng của aloperin cũng được báo cáo.
9. Hoạt tính chống ung thư: Matrin và oxymatrin có hoạt tính chống ung thư đáag kể đối với sarcom 180, và matrin cũng có tác dụng chống ung thư đối vói u báng Ehrlich ở chuột nhắt trắng.
Sophocarpin ức chế mức độ vừa u cấy ghép SI80, UI4, Lio-1, Walker 256 và L615. Khi tiêm phúc mạc sophocarpin cho chuột nhắt trắng được cấy truyền sarcom cổ trướng SI80, carcinom cổ trưóng Ehrlich, hoặc Walker 256, chỉ số giáa phân của tế bào ung thư giảm với mức độ vừa hoặc nhẹ. Khi cho sophocarpin vào dạ dày những chuột nhắt trắng bình thưòng hoặc có u với liều 24 mg/kg mỗi ngày trong 10 ngày, lượng RNA và DNA trong u và lách giảm nhẹ. ở chó uống liều sophocarpin 45 mg/kg, thấy lượng tiểu cầu giảm nhe.
Không có thay đổi có ý nghĩa vê hoạt tính miễn dịch ở chuột nhắt điều trị với sophocarpia. Lượng RNA và DNA trong tế bào u báng Ehrlich ở chuột nhắt trắng giảm 7 - 9%, và 20 - 30%, tưcttig ứng, sau khi cho 60 - 120 mg/kg sophocarpin. Sophocarpin cũng ức chế sự gắn [3H] thymidin vào DNA của tế bào ung thư 21 - 34%.
Ngược lại, matrin có tác dụng chẹn miễn dịch in vivo. Sự tăng sinh của tế bào lách chuột và sự tạo interleukin - 2 giảm 50% trong môi trưòng nuôi cấy, ở nồng độ khá cao của matrin (0,6 mg và 0,1 mg/ml, tương ứng).
Tính vị:
Vị đắng, tính mát.
Công năng:
Tác dụng thanh nhiệt, khử thấp, trừ phong, sát trùng. Người ta đã biết được tác dụng ức chế một số nấm gây bệnh, gây tăng huyết áp, co mạch và có phần nào gây ngủ, lợi tiểu và tăng bài tiết muối natri. Khổ sâm là một vị thuốc bổ đắng.
Công dụng:
Làm thuốc bổ đắng, chảy máu ruột hoàng đản, tiểu tiện không thông có máu, sốt cao hoá điên cuồng. Còn dùng làm thuốc trị bệnh giun và ký sinh trùng cho súc vật.
Cách dùng, liều lượng:
Ngày 10-12g dưới dạng thuốc sắc. Dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác.
Bài thuốc:
1. Chữa đại tiện ra nhiều máu: Khổ sâm tán bột 12g, Sinh địa 20g, nấu nhừ, thêm 10g mật, rồi cho bột Khổ sâm vào, luyện viên bằng hạt ngô, chia 3 lần uống trong ngày (chiên với nước nóng).
2. Chữa lỵ cấp tính: Khổ sâm 38-57g sắc uống chia làm 3 lần trong ngày.
3. Chữa ngứa ngoài da: Dùng nước sắc rễ Khổ sâm để rửa.
4. Chữa viêm âm đạo do nhiễm Trichomonas: Dùng bột rắc có công thức: Rễ Khổ sâm 0,5g, glucose 0,5g và acid boric trộn lẫn. Trước tiên dùng dung dịch 1/5000 kali permanganat rửa âm đạo, lau khô, rồi rắc bột Khổ sâm pha chế như trên vào. Mỗi đợt điều trị 3 tháng, có hiệu quả nhất định. Đối với loét cổ tử cung, cũng có tác dụng nhất định. Ngoài ra còn dùng thuốc hình viên đạn, mỗi ngày dùng 1 lần.
5. Chữa Viêm tai giữa: Rễ Khổ sâm 2g, băng phiến 0,4g, dầu Thầu dầu 12g. Nấu sôi dầu, cho Khổ sâm vào, đun đến khi cháy đen, lấy ra đợi cho nguội, cho bột băng phiến vào. Rửa sạch mủ tai, rồi nhỏ dầu vào, mỗi ngày 2-3 lần.
6. Điều hòa nhịp tim:
+ Bài thuốc khổ sâm long thảo chứa khổ sâm chủ trị loạn nhịp tim, thanh tâm hỏa. Khổ sâm 30g, ích mẫu 30g, chích thảo 6g. Sắc uống ngày 1 thang. Cho 600ml nước sắc còn 200ml chia uống 3 lần trong ngày.
+ Chủ trị bệnh động mạch vành và ngoại tâm thu, viêm cơ tim. Khổ sâm một phần, hồng hoa một phần, chích thảo 0,6 phần. Xay mịn làm thành viên 0,5g. Mỗi lần uống 3 viên, ngày uống 3 lần.
+ Chích cam thảo 2g, sinh hoàng kỳ 20g, ngọc trúc 30g, sinh tử thanh 60g (sắc trước). Khổ sâm 15g (nếu tim đập nhanh thì dùng 30g). Cho 600ml nước, sắc còn 200ml chia uống 3 lần trong ngày.
7. Chữa di tinh (Trư đỗ hoàn): Khổ sâm 10g; Bạch truật 16g; Mẫu lệ, dạ dày lợn, mỗi vị 10g. Làm thành viên, mỗi ngày uống 30g
Kiêng kỵ:
Không bao giờ được dùng dược liệu này phối hợp với Lê lộ, không dùng vị thuốc này cho các trường hợp yếu và hàn ở tỳ, vị.
Tài liệu tham khảo:
- Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam (Viện dược liệu), Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, 2004
- Từ điển cây thuốc Việt Nam (Võ Văn Chi), Nhà xuất bản Y học, 1997
- Những cây thuốc và vị thuốc Việt nam (Đỗ Tất Lợi), Nhà xuất bản Y học, 2004
- theplanlist.org
- efloras.org
- Soter Dai, Mo-Yin Chan, Shiuh-Sheng Lee and Clive W. Ogle; The Antiarrhythmic Effects of Sophora flavescens Ait. in Rats and Mice; The American Journal of Chinese MedicineVol. 14, No. 03n04, pp. 119-123 (1986)
- Yang X, Yang J, Xu C, Huang M, Zhou Q, Lv J, Ma X, Ke C, Ye Y, Shu G, Zhao P. Antidiabetic effects of flavonoids from Sophora flavescens EtOAc extract in type 2 diabetic KK-ay mice. J Ethnopharmacol. 2015 Aug 2;171:161-70. doi: 10.1016/j.jep.2015.05.043. Epub 2015 Jun 5. PMID: 26051831.
- Ma, H., Huang, Q., Qu, W., Li, L., Wang, M., Li, S., & Chu, F. (2018). In vivo and in vitro anti-inflammatory effects of Sophora flavescens residues. Journal of Ethnopharmacology, 224, 497–503.
Bài viết Cây thuốc - Vị thuốc khác
- Công dụng của cây Bồng Nga truật - Boesenbergia rotunda
- Công dụng của cây Gõ mật - Sindora siamensis
- Công dụng của cây tía tô cảnh - Coleus monostachyus
- Công dụng của cây Đậu kiếm - Canavalia gladiata
- Công dụng của cây é dùi trống - Hyptis brevipes
- Công dụng của cây Chây xiêm - Buchanania siamensis
- Công dụng của cây Chiếc chum - Barringtonia racemosa
- Công dụng của cây Cỏ cói - Bolboschoenus yagara
- Công dụng của cây Gai lan - Boehmeria clidemioides
- Công dụng của cây Rau mác bao - Pontederia vaginalis
- Công dụng của cây San dẹp - Paspalum dilatatum
- Công dụng của cây Áo cộc - Liriodendron chinense
- Công dụng của cây Nghệ sen - Curcuma petiolata
- Công dụng của cây Cao lương đỏ - Sorghum bicolor
- Công dụng của cây Dương đào dai - Actinidia coriacea
- Công dụng của cây Lục đạo mộc trung quốc - Abelia chinensis
- Công dụng của cây Sú- Aegiceras corniculatum
- Công dụng của cây Ấu tàu - Aconitum carmichaelii
- Công dụng của cây Bù dẻ hoa đỏ - Uvaria rufa
- Công dụng của cây Chùm ruột núi- Antidesma pentandrum