Logo Website

KIM TIỀN THẢO-Chữa sỏi thận, sỏi túi mật, sỏi bàng quang

11/10/2020
Cây Kim tiền thảo có tên khoa học: Desmodium styracifolium (Osb.) Merr., họ Đậu (Fabaceae). Công dụng: Chữa sỏi thận, sỏi túi mật, sỏi bàng quang, phù thũng, đái buốt, đái rắt, ung nhọt, tiểu tiện đau rít, phù thũng tiểu ít, hoàng đản tiểu đỏ.

KIM TIỀN THẢO (金 錢 草)

Herba Desmodii

Kim tiền thảo Desmodium styracifolium

Ảnh cây Kim tiền thảo: Desmodium styracifolium (Osb.) Merr.

Tên khác: 

Đồng tiền lông, Mắt trâu, Vảy rồng, Dây sâm lông, Bươm bướm, Cỏ Đồng tiền vàng (Gold Money Herb), Cat’s foot, maiden-hair, ground ivy (Anh); Herbe de St-Jean, couronne de terre, lierre terrestre, rondette (Pháp).

Tên khoa học: 

Desmodium styracifolium (Osb.) Merr., họ  Đậu (Fabaceae).

Tên đồng nghĩa

Desmodium capitatum (Burm.f.) DC.; Desmodium celebicum Schindl.; Desmodium retroflexum (L.) DC.; Desmodium rotundifolium Wall.; Hedysarum capitatum Burm.f.; Hedysarum retroflexumL.; Hedysarum styracifolium Osbeck; Meibomia capitata (Burm.f.) Kuntze; Meibomia retroflexa (L.) Kuntze; Nicolsonia styracifolia Desv.; Pseudarthria capitata (Burm.f.) Hassk.; Uraria retroflexa Drake; Uraria styracifoliaWight & Arn.

Mô tả:

Cây: Cây nhỏ cao 40-80cm, mọc bò. Thân rạp xuống, đâm rễ ở gốc rồi mọc đứng. Cành non hình trụ, khía vằn và có lông nhung màu gỉ sắt. Lá mọc so le gồm một hoặc ba lá chét, dài 2,5-4,5cm, rộng 2-4cm, lá chét giữa hình mắt chim, các lá chét bên hình bầu dục, mắt chim; mặt trên lá màu lục lờ và nhẵn, mặt dưới có lông trắng bạc và mềm. Cụm hoa chùm hay chùy ở nách hay ở ngọn, có lông mềm màu hung hung, thường có lá ở gốc các hoa. Hoa màu hồng, xếp 2-3 cái một. Quả thõng, hơi cong hình cung, có ba đốt. Ra hoa tháng 6-9, kết quả tháng 9-10.

Dược liệu: có thân hình trụ, dài đến 1 m, phủ đầy lông mềm, ngắn, màu vàng. Chất hơi giòn, mặt bẻ lởm chởm. Lá mọc so le, 1 - 3 lá chét, tròn hoặc thuôn, đường kính 2 - 4 cm, đỉnh tròn, tù, đáy hình tim hoặc tù, mép nguyên, mặt trên màu lục hơi vàng hoặc màu lục xám, nhẵn, mặt dưới hơi trắng, có lông; gân bên hình lông chim; cuống dài từ 1 - 2 cm, 2 lá kèm hình mũi mác dài khoảng 8 mm. Mùi hơi thơm, vị hơi ngọt.

Bộ phận dùng: 

Thân, cành mang lá đã phơi khô của cây Kim tiền thảo (Herba Desmodii)

Phân bố, sinh thái:

Trên thế giới, kim tiền thảo phân bố ở các tỉnh phía nam Trung Quốc, Lào. Ở Việt Nam, cây thường gặp ở các tỉnh thuộc vùng núi thấp và trung du phía bắc, từ Nghệ An trở ra. Các tỉnh có nhiều kim tiền thảo là Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Giang, Quảng Ninh, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, Hà Nội, Hoà Bình...

Kim tiền thảo là cây ưa sáng, ưa ẩm nhưng cũng có thể hơi chịu được khô hạn. Cây thường mọc thành đám ở ven rừng, nhất là nhũng nương rẫy mới bỏ hoang. Độ cao phân bố của cây thường dưới 600 m. Cây ra hoa quả nhiều hàng năm, quả chín tự mở để hạt thoát ra ngoài, về mùa đông, cây có hiện tượng rụng lá hoặc tàn lụi. Cây con mọc từ hạt thường xuất hiện vào tháng 4 hoặc đầu tháng 5.

Do khai thác liên tục, đặc biệt 4 - 5 năm trở lại đây, nguồn kim tiền thảo ở Việt Nam giảm đi rõ rệt. Một số vùng trưóc kia có nhiều, như ở huyện Đại Từ (Thái Nguyên); Lập Thạch (Vĩnh Phúc), nay trở nên hiếm.

Trồng trọt:

Kim tiền thảo đang được nghiên cứu trồng ở một số nơi.

Cây được nhân giống bằng hạt. Hạt kim tiền thảo chín vào tháng 9-10. Khi quả chín vàng, thu về phơi khô, đập lấy hạt, bảo quản đến tháng 2 - 3 đem gieo ở vưòn ươm, rồi đánh cây con đi trồng. Cũng có thể gieo thẳng theo rạch rồi tỉa bớt, định khoảng cách.

Ngoài đất đồi núi, bưốc đầu thấy có thể trồng kừn tiền thảo ưên nhiều loại đất ở đồng bằng. Đất cao ráo, thoát nước, không bị úng ngập là tốt. Đất cần được cày bừa, lèn thành luống cao 20 - 25 cm, mặt luống rộng tùy ý.

Cây trồng hoặc gieo thẳng đều giữ khoảng cách từ 30x30 cm đến 30x40 cm. Trước khi trồng, nên bón lót cho mỗi hecta 10-15 tấn phân chuồng. Sau khi trồng, cần tưới đủ ẩm, làm cỏ, xới xáo vài ba lần, đến khi cây bò lan phủ km mặt luống. Cũng thời gian này, cần bón thúc cho mỗi hecta 150 - 200 kg urê, chia làm 3 lần để tưới.

Kim tiền thảo ít bị sâu bệnh. Sau khi thu hoạch, có thể dùng phân mục, tro bếp, đất bột phủ lên mặt luống, sang xuân từ gốc lại mọc lên chồi mới.

Thu hái, sơ chế

Thu hoạch vào mùa hạ, mùa thu, rửa sạch dược liệu, loại bỏ tạp chất, cắt đoạn, phơi khô.

Bảo quản

Dược liệu cần để ở nơi kín, khô ráo, tránh ẩm mốc.

Tác dụng dược lý: 

Các nghiên cứu dược lý hiện đại cho biết Kim tiền thảo có tác dụng :

1. Điều trị sỏi thận, tiết niệu

Tác dụng cơ chế điều trị bệnh sỏi thận, tiết niệu đã được nhiều nghiên cứu làm rõ. Các nghiên cứu ở mức độ tế bào, trên động vật cũng như trên lâm sàng đều cho thấy lợi ích của Kim tiền thảo đối với bệnh nhân.

Các flavonoid có tác dụng có lợi trong ức chế sự hình thành sỏi canxi oxalate ở chuột bằng nhiều cơ chế như: Kiềm hóa nước tiểu, giảm nồng độ các thành phần tạo sỏi. Do đó, làm giảm sự ngưng tụ và ngăn chặn sự gia tăng kích thước các loại sỏi hình thành trong cầu thận cũng như trong ống thận. Đồng thời, tác dụng lợi tiểu giúp tăng đào thải sỏi qua đường tiết niệu.

Ngoài ra, nhờ vào tính chống oxy hóa, kháng viêm nên giảm viêm nhiễm đường tiết niệu, giảm phù nề của niệu quản. Nó tạo điều kiện đào thải sỏi, giảm các triệu chứng tiểu buốt, tiểu lắt nhắt.

2. Sỏi túi mật

Một số nghiên cứu đã ghi nhận tác dụng chống viêm, chống oxy hóa và tăng sự tiết mật… Từ đó, giúp giảm hình thành sỏi cholesterol trong túi mật. Tìm hiểu kỹ hơn về sỏi túi mật ở bài viết Sỏi túi mật: Điều trị và chế độ ăn uống và bài viết Sỏi túi mật: Nguyên nhân và triệu chứng.

3. Hạ huyết áp

Một nghiên cứu đã cho thấy dịch chiết Kim tiền thảo có hiệu quả hạ huyết áp bằng 2 cơ chế:

Kích thích thụ thể cholinergic;

Ức chế hạch thần kinh tự chủ và hệ giao cảm.

Nhờ đó, nó làm dãn mạch, lợi tiểu giúp hạ huyết áp.

Tóm lại, vị thuốc Kim tiền thảo là giải pháp hiệu quả và an toàn cho người bị sỏi thận, sỏi đường tiết niệu. Nhưng để việc điều trị có hiệu quả tốt nhất thì ngoài việc dùng thuốc, người bệnh nên có chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh. Hãy uống nhiều nước tinh khiết và tránh tiêu thụ quá mức thực phẩm chứa nhiều oxalat hoặc axit oxalic, như cà phê, sô cô la, ca cao, trà, đại hoàng, rau bina và các thực phẩm thực vật khác… để giảm sự tích tụ các thành phần tạo sỏi.

4. Tim mạch: 

Đối vói hệ tim mạch, dung dịch chế từ kim tiền thảo trên chó gây mê, tiêm tĩnh mạch với liều l,6ml/kg (tương đương 8g/kg) làm tăng lưu lượng mạch vành 197%, hạ huyết áp khoảng 30%, làm tim đập chậm, đồng thòi giảm mức tiêu thụ oxygen của cơ tim. Kim tiền thảo có tác dụng đối kháng với các triệu chứng do pituitrin gây nên lưu lượng mạch vành giảm, thiếu máu cơ tún thể hiện trên điện tâm đồ và rối loạn nhịp tim. Trên tiêu bản tim cô lập chuột lang, kim tiền thảo có tác dụng tăng sức co bóp.

Thành phần hoá học: 

Kim tiền thảo có chứa polysaccharid, saponin triterpenic, các flavonoid như isovitexin, vicenin glycosid, isoorientin,... và các chất khác như desmodimin, desmodilacton, lupenon, lupcol, tritriacontan, acid stearic,...

Tính vị

Vị ngọt, mặn, tính bình hơi hàn.

Qui kinh

Can đởm, Thận và Bàng quang.

Công năng: 

Thanh nhiệt, trừ thấp, lợi tiểu.

Công dụng: 

Chữa sỏi thận, sỏi túi mật, sỏi bàng quang, phù thũng, đái buốt, đái rắt, ung nhọt, tiểu tiện đau rít, phù thũng tiểu ít, hoàng đản tiểu đỏ.

Cách dùng, liều lượng: 

Ngày dùng 10 - 30g, dạng thuốc sắc.

Bài thuốc:

1. Chữa sạn đường mật:

+ Sao Chỉ xác 10 - 15g, Xuyên luyện tử 10g, Hoàng tinh 10g, Kim tiền thảo 30g, Sinh Địa hoàng 6 - 10g (cho sau) sắc uống.

+ Kim tiền thảo 30g, Xuyên phá thạch 15g, Trần bì 30g, Uất kim 12g, Xuyên quân 10g (cho sau) sắc uống.

+ Bệnh viện Ngoại khoa thuộc Viện nghiên cứu Trung y Trung quốc đã công bố 4 ca sạn gan mật trị bằng Kim tiền thảo kết quả tốt (Tạp chí Trung y 1958,11:749).

+ Đồng tiền lông 20g, Rau má tươi 20g, Nghệ vàng 8g, Cỏ xước 20g, Hoạt thạch, Vảy tê tê, Củ gấu đều 12g, Mề gà 6g, Hải tảo 8g, nước 500ml sắc còn 200ml uống một lần lúc đói hoặc sắc 2 nước chia 2 lần uống trong ngày.

2. Chữa sạn tiết niệu:

+ Kim tiền thảo 30 - 60g, Hải kim sa 15g (gói vải), Đông quì tử 15g, Xuyên phá thạch 15g, Hoài Ngưu tất 12g, Hoạt thạch 15g, sắc uống.

+ Kim tiền thảo 30g, Xa tiền tử 15g (bọc vải), Chích Sơn giáp, Thanh bì, Ô dược, Đào nhân đều 10g, Xuyên Ngưu tất 12g, sắc uống.

+ Hoàng kỳ 20g, Đảng sâm 15g, Bạch truật 10g, Phục linh 30g, Kim tiền thảo 15g, Uy linh tiên 12g, Nội kim 10g, Chỉ xác sao 10g, sắc uống.

+ Hoàng kỳ 30g, Hoàng tinh 15g, Hoài Ngưu tất 15g, Kim tiền thảo 20g, Hải kim sa 15g (gói vải), Xuyên phá thạch, Vương bất lưu hành đều 15g sắc uống. Trị chứng thận hư thấp nhiệt có sạn.

+ Có thể dùng độc vị Kim tiền thảo sắc uống thay nước chè để tống sỏi.

3. Trị bệnh trĩ: mỗi ngày dùng toàn cây Kim tiền thảo tươi 100g (nếu khô 50g) sắc uống. Nghiêm tư Khôn đã theo dõi trên 30 ca sau khi uống thuốc 1 - 3 thang hết sưng đau, đối với trĩ nội ngoại đều có kết quả tốt. (Tạp chí Bệnh Hậu môn đường ruột Trung quốc 1986,2:48).

4. Chữa viêm thận, phù, viêm gan, viêm túi mật: Kim tiền thảo 40g; Mộc thông, Ngưu tất mỗi vị 20g; Dành dành, chút chít, mỗi vị 10g, sắc uống, ngày một thang.

5. Chữa mụn nhọt ghẻ lở: Kim tiền thảo, Xà tiền thảo tươi phân lượng bằng nhau giã nát, cho thêm rượu, vắt lấy phần nước cốt. Sau đó lấy lông ngỗng chấm thuốc bôi vào mụn nhọt hoặc vùng da bị tổn thương.

6. Chữa đường mật viêm không do vi khuẩn: Để điều trị các bệnh về đường mật viêm do vi khuẩn gây ra kèm sốt nhẹ, có thể dùng Kim tiền thảo sắc uống mỗi sáng một lần hoặc nhiều lần trong ngày. Mỗi lần sắc dùng 10 – 20 – 30 g tùy theo mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Thông thường sử dụng liên tục trong 2 – 3 tháng có thể nhận thấy kết quả điều trị.

7. Chữa bỏng bằng dược liệu kim tiền thảo: Kim tiền thảo tươi, rửa sạch, giã nát đắp trực tiếp lên vùng da tổn thương. Bài thuốc có tác dụng với bỏng độ 2 và độ 3.

8. Chữa quai bị: Dùng Kim tiền thảo tươi rửa sạch, giã nát đắp vào tuyến mang tai bị viêm (quai bị). Sau 12 giờ kể từ lúc đắp thuốc vùng da bệnh sẽ khỏi sưng, đau.

9. Chữa tiểu buốt kèm táo bón: Kim tiền thảo 30 g, Xa tiền tử 15 g, Ngưu tất 12 g, Ô dược 10 g, Thanh bì 10 g, Đào nhân 10 g. Dùng các dược liệu trên sắc thành thuốc uống, mỗi ngày một thang.

10. Chữa viêm thận, viêm túi mật, viêm gan: Kim tiền thảo 40 g, Mộc thông 20 g, Ngưu tất 20 g, Chút chít 10 g. Các vị thuốc trên sắc để uống, dùng uống mỗi ngày một thang.

11. Chữa tiểu ít, tiểu buốt, tiểu ra máu: Kim tiền thảo 30 g, Xa tiền tử 20g, Tỳ giải 20 g, Hoạt thạch 20 g, Đan sâm 9 g, Thục địa 10 g, Tục đoạn 9 g. Các vị thuốc trên đi sắc thành thuốc thuốc. Mỗi ngày uống một thang.

Ghi chú: 

Trên thị trường hiện nay nhiều chế phẩm Đông dược dùng chữa sỏi thận trong thành phần có Kim tiền thảo.

Lưu ý:

- Những người bị tỳ hư, tiêu chảy không nên dùng.

- Phụ nữ có thai không nên dùng.

- Tránh sử dụng nhầm thành câu Thóc lép.

Tham khảo:

- Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam (Viện dược liệu), Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, 2004

- Từ điển cây thuốc Việt Nam (Võ Văn Chi), Nhà xuất bản Y học, 1997

- Những cây thuốc và vị thuốc Việt nam (Đỗ Tất Lợi), Nhà xuất bản Y học, 2004

- theplanlist.org

- efloras.org