Logo Website

KINH GIỚI-Chữa cảm mạo mùa hạ, say nắng, phát sốt không ra mồ hôi

12/10/2020
Cây Kinh giới có tên khoa học: Elsholtzia ciliata (Thunb.) Hyl., họ Bạc hà (Lamiaceae). Công dụng: Chữa cảm mạo mùa hạ, say nắng, phát sốt không ra mồ hôi, ngực tức, bụng đau, nôn mửa, tiêu chảy, bệnh sởi, viêm thận, phù thũng, tiểu tiện bí, phong thấp, đau xương, đau mình, viêm họng, trúng gió, cấm khẩu, bại liệt, mụn nhọt, dị ứng.

KINH GIỚI (荊 芥)

Herba Elsholtziae ciliatae

Kinh giới Elsholtzia ciliata

Ảnh cây Kinh giới: Elsholtzia ciliata (Thunb.) Hyl.; Photo faunaandfloraofvietnam.blogspot.com and  zhiwutong.com

Tên khác: 

Kinh giới Việt Nam, Bán biên tô, Tiểu kinh giới, Bài hương thảo, Giả tô, Khương giới, Thử minh, Kinh giới huệ, Kinh giới thán, Kinh giới rìa, Kinh giới trồng, Tịnh giới, Hồ kinh giới, Nhả nát hom (Thái), phjăc hom khao (Tày).

Tên khoa học: 

Elsholtzia ciliata (Thunb.) Hyl., họ Bạc hà (Lamiaceae).

Tên đồng nghĩa

Elsholtzia ciliata var. brevipes C.Y.Wu & S.C.Huang; Elsholtzia ciliata var. ciliataElsholtzia ciliata var. depauperata C.Y.Wu & S.C.Huang; Elsholtzia ciliata var. duplicatocrenata C.Y.Wu & S.C.Huang; Elsholtzia ciliata f. leucantha T.Lee; Elsholtzia ciliata var. ramosa (Nakai) C.Y.Wu & H.W.Li; Elsholtzia ciliata var. remota C.Y.Wu & S.C.Huang; Elsholtzia communis var. longipilosa Hand.-Mazz.; Elsholtzia cristata Willd.; Elsholtzia cristata f. leucantha Nakai; Elsholtzia cristata var. ramosa Nakai; Elsholtzia cristata f. ruderalis Kom.; Elsholtzia cyprianii var. longipilosa (Hand.-Mazz.) C.Y.Wu & S.C.Huang; Elsholtzia formosana Hayata; Elsholtzia interrupta Ohwi; Elsholtzia patrinii (Lepech.) Garcke; Elsholtzia patrinii var. ramosa Nakai; Elsholtzia pseudocristata H.Lév. & Vaniot; Hyssopus bracteatus C.C.Gmel. ex Steud.; Hyssopus ocymifolius Lam.; Mentha baicalensis Georgi; Mentha baikalensis Georgi; Mentha cristata Buch.-Ham. ex D.Don; Mentha ovata Cav.; Mentha patrinii Lepech.; Mentha perilloides Spreng.; Perilla polystachya D.Don; Sideritis ciliata Thunb.

Mô tả:

Cây: Cây thảo cao 30-40cm hay hơn. Thân vuông, mọc đứng, có lông mịn. Lá mọc đối, phiến thuôn nhọn, dài 5-8cm, rộng 3cm, mép có răng cưa, cuống lá dài 2-3cm. Hoa nhỏ, không cuống, màu tím nhạt. Quả gồm 4 quả hạch nhỏ, nhẵn (quả bế tư). Cây ra hoa vào mùa hạ, mùa thu.

Dược liệu: Đoạn thân cành dài 30-40 cm, thân vuông, có lông mịn, khi già biến thành màu nâu tía. Lá mọc đối hình trứng, dài 3-9 cm, rộng 2-5 cm, mép có răng cưa, gốc lá dạng nêm, men xuống cuống lá thành cánh hẹp, cuống dài 2-3 cm. Cụm hoa là một xim co có dạng bông ở đầu cành, dài 2-7 cm, rộng 1,3 cm. Hoa nhỏ, không cuống, màu tím nhạt. Quả bế nhỏ, thuôn, nhẵn bóng, dài 0,5 cm. Dược liệu mùi thơm đặc biệt, vị cay.

Bộ phận dùng: Đoạn ngọn cành mang lá, hoa, đã phơi hay sấy khô (Herba Elsholtziae ciliatae)

Phân bố, sinh thái: 

Kinh giới là một loại rau gia vị được trồng nhiều và phổ biến ở nước ta.

Kinh giới phát triển thành quần thể mọc hoang dại ở cận Himalaya thuộc Ấn Độ. Kinh giới cũng được trồng phổ biến ở nhiều nước châu Á, bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ và các nước ở Đông Nam Á.

Kinh giới thuộc loại cây sống một năm, ưa sáng và ưa ẩm, có thể hơi chịu bóng. Cây mọc từ hạt vào khoảng cuối tháng 3 và tháng 4, sinh trưởng nhanh trong mùa xuân hè. Đến mùa thu sau khi có hoa quả, cây tàn lụi. Tuy nhiên, ở vùng xung quanh Hà Nội, người ta có thể trồng kinh giới gần như quanh năm.

Kinh giới có khả năng tái sinh chồi mạnh sau khi bị ngắt ngọn. Với đặc điểm của cây phân nhánh lưỡng phân, số cành mới sau mỗi lần ngắt ngọn đều được tăng lên gấp đôi.

Trồng trọt:

Kinh giới vừa là cây rau gia vị, vừa là cây thuốc được trồng phổ biến ở khắp nơi.

Người ta trồng kmh giới bằng hạt. Vào tháng 9 - 10, khi quả đã già, cắt cả cây đem phơi khô rồi đập lấy hạt, sàng sảy, bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát. Hạt được gieo thẳng, gieo vãi hoặc chọc lỗ để gieo, cũng có thể gieo ươm, rồi đánh cây con đi trồng, nhưng cách làm này không đưỢc phổ biến. Thòi vụ gieo quanh năm, vụ chính vào tháag 2 - 3 .

Kinh giới trồng được trên nhiều loại đất, tốt nhất là đất cát pha, màu mỡ. Cây cần nhiều nước nhưng lại sợ úng nên phải chọn chỗ đất có điều kiện tưới tiêu thuận lợi.

Hạt kinh giới nhỏ nên cần làm đất thật tơi, mịn. Khi gieo, trộn hạt với tro bếp để gieo cho đều. Mỗi hecta cần 5 - 7 kg hạt. Gieo xong, dùng sào gạt nhẹ mặt luống, tưới nước, không cần che phủ.

Để tiện chăm sóc và dễ thoát nưóc, ruộng trồng kinh giới được lên thành luống cao 15-20 cm, rộng 1 - 1,2 m. Mỗi hecta bón lót 15 - 20 tấn phân chuồng, 300 kg lân, 150 kg kali. Ngoài ra, có thể bón thêm tro bếp tùy theo khả năng.

Khi cây mọc được 10-15 cm, tiến hành tỉa giặm, đểlạicâyvớikhoảngcách7-10X 15cm.Hàng tháng, cần làm cỏ, bón thúc một lần. Bón thúc chủ yếu bằng nước phân chuồng, nước giải pha loãng, tro bếp. Nếu thấy cần thiết, có thể dùng đạm pha loãng (1 - 2%) để tưới.

Sâu bệnh hại kinh giới chủ yếu là sâu xám, dế, rệp.

Một hecta trồng kinh giới có thể thu hoạch 1-1,5 tấn thân lá khô.

Thu hái, sơ chế: 

Lúc trời khô ráo, cắt lấy đoạn cành có nhiều lá và hoa, đem phơi hoặc sấy ở 40o-50oC đến khô.

Bào chế

Thu hoạch rồi đem rửa sạch, cắt thành từng đoạn, đem phơi khô rồi bảo quản để dùng dần. Cũng có người cho vào nồi, sao đen rồi mới đem phơi khô. 

Lấy kinh giới cho vào nồi ran thành màu nâu đen rồi phơi cho khô, bảo quản để dùng dần. 

Bảo quản:

Kinh giới thường được được để ở nơi khô ráo, trong hộp đậy kín để tránh độ ẩm dễ gây mốc, làm mất tác dụng của dược liệu.

Thành phần hoá học: 

Tinh dầu. Thành phần chính là neral (19,5 – 27,3%), geranial (19,5 – 27,3%).

Kinh giới chứa apigenin - 7 - O - glucosid, luteolin - 1 - O - glucosid và linarin (Lee Yang Hee và cộng sự, 1988).

Ngoài ra, còn có 5 - hydroxy - 6,7 - dimethoxyflavon, 5 - hydroxy - 7,8 - dunethoxyflavon; 5,7 - dihydroxy - 4' - methoxyflavon; 5 - hydroxy - 4' - methoxyflavon; 5 - hydroxy - 6 - methylflavano - 7 - O - ⍺-D - galactopyranosid; acacetin - 7 - O - p - glucosid và một số chất thuộc cấc nhóm hóa học khác. 6 - methyl tritriacontan, 13 - cyclohexoacosan, ß - sitosterol, acid palmitic, acid linoleic, acid linolenic, acid ursolic và ß - sitosterol – ß - D - glucosid (Zheng Shangzhen và cộng sự, 1990; Selected medicinal plants in Vietnam).

Tác dụng dược lý:

Kinh giới có tác dụng hạ nhiệt trên động vật thí nghiệm. Tinh dầu kinh giới thử với phương pháp khuếch tán có tác dụng kháng khuẩn theo thứ tự giảm dần đối với các chủng vi khuẩn; Bacillus subtilisShigella dysenteriaeShigella flexneriMycobacterium tuberculosisSalmonella typhiBacillus mycoidesCandida albicans và Klebsiella sp. Tinh dầu kinh giới có tác dụng diệt Entamoeba moshkowskii với nồng độ ức chế thấp nhất 1:1280.

Tinh dầu kinh giới có tác dụng đối kháng đối với hoạt tính gây co thắt ruột chuột lang của histamin. Kinh giói có hiệu lực làm giảm nhẹ cơn dị ứng ở chuột lang đã được gây mẫn cảm bằng tiêm kháng nguyên và sau 3 tuần được gây dị ứng nhẹ bằng cách đưa kháng nguyên vào đường hô hấp ưong buồng khí dung.

Tinh dầu kinh giói thử với phương pháp khuếch tán có tác dụng ức chế sự phát triển của các chủng phảy khuẩn tả: Inaba, Ogawa và Eltor.

Một bài thuốc gồm có kinh giới và 4 dược liệu khác có tác dụng trị cảm cúm với kết quả tốt 64,8%, trung bình 26,4% và không kết quả 8,8% số bệnh nhân đươc điều trị.

Tính vị:

Vị cay, tính ấm, không độc.

Quy kinh

Kinh Phế và Kinh Can.

Công năng: 

Phát hãn, giải thử, hoá thấp, lợi tiểu, tán hàn, thanh nhiệt, khu phong, chỉ ngứa.

Công dụng:

Cảm mạo mùa hạ, say nắng, phát sốt không ra mồ hôi, ngực tức, bụng đau, nôn mửa, tiêu chảy, bệnh sởi, viêm thận, phù thũng, tiểu tiện bí, phong thấp, đau xương, đau mình, viêm họng, trúng gió, cấm khẩu, bại liệt, mụn nhọt, dị ứng.

Sao đen: Chỉ huyết. Chủ trị: rong huyết, băng huyết, thổ huyết, đại tiện ra máu, động thai ra máu.

Tinh dầu kinh giới được dùng ở Nhật Bản làm thuốc hạ nhiệt và lợi tiểu.

Cách dùng, liều lượng: 

10 - 16g (khô) hay 30g cây tươi một ngày. Dạng thuốc sắc, hãm, có khi giã nát dùng tươi.

Bào chế: 

Kinh giới rửa sạch, thái ngắn 2-3 cm để dùng sống, có thể sao qua hoặc sao cháy cho bớt thơm cay.

Bài thuốc:

1. Tán hàn giải cảm: Chữa cảm mạo phong hàn đầu mình đau, sợ lạnh, không ra mồ hôi dùng: Kinh giới, Phòng phong, Tô diệp mỗi thứ 12g, sắc uống. Trường hợp cảm mạo, cảm cúm, đau đầu, sốt, nhức mình dùng bài Kinh phòng bại độc tán (Nhiếp sinh chứng diệu phương) gồm Kinh giới, Phòng phong, Khương hoạt, Độc hoạt, Sài hồ, Tiền hồ, Chỉ xác, Phục linh, Cát cánh mỗi thứ 8g, Xuyên khung, Cam thảo mỗi thứ 4g sắc nước uống.

2. Trừ phong, chống co giật: chữa chứng kinh giật do ngoại cảm phong tà

+ Bột Hoa Đà trừ phong: kinh giới sao qua, tán nhỏ; mỗi lần uống 8g, uống với rượu mùi hay nước tiểu trẻ em. Trị băng huyết sau khi đẻ, cấm khẩu, chân tay co rút.

+ Kinh giới 12g, bạc hà 12g, ngưu bàng tử 16g, kim ngân hoa 40g, thiên trúc hoàng 20g, câu đằng 20g, mẫu đơn bì 20g, thuyền thoái 20g, toàn yết 8g, lục nhất tán 40g. Tất cả nghiền mịn, hoàn bằng hồ, mỗi viên 2g. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 đến 2 viên. Trị trẻ em sốt cao giật mình, răng nghiến chặt, chân tay co quắp.

+ Kinh giới (cả cuộng lá bánh tẻ) 1 nắm, gạo lứt 100g, bạc hà (bằng nửa số lượng kinh giới, đậu hạt 80g. Đem bạc hà kinh giới nấu lấy nước, đem nấu với gạo với đậu thành cháo, chín cháo, đổ nước thuốc vào, thêm chút dấm muối cho ăn khi đói. Dùng cho người cao tuổi tê bại tay chân hoặc di chứng bại liệt nửa người.

3. Trừ ứ, cầm máu: 

+ Kinh giới đốt tồn tính, nghiền nhỏ. Ngày 2 đến 3 lần, mỗi lần 8g, uống với nước. Trị các chứng thổ huyết, chảy máu cam, đái máu.

+ Hoa kinh giới sao đen 15g. Sắc với 200 ml nước, còn 100 ml. Chia uống 2 lần trong ngày. Trị chảy máu cam, băng huyết.

+ Kinh giới, sa nhân, liều lượng bằng nhau, sao khô tán bột. Mỗi lần uống 9g, uống với nước hồ nếp, ngày 3 lần. Dùng cho các trường hợp tiểu tiện xuất huyết.

+ Kinh giới sao khô tán bột mịn, mỗi lần uống 6g với nước cháo nếp. Dùng cho các trường hợp đại tiện ra huyết.

4. Thúc sởi tống độc: dùng cho bệnh sởi và mụn nhọt mới phát. 

+ Kinh giới 8g, Kim ngân hoa 16g, Liên kiều 16g, lá Thanh đại 20g, Bản lam căn 20g, Bạc hà 4g. Sắc uống. Trị sởi, phong chẩn, ngoài ra còn trị cảm mạo do phong nhiệt.

+ Kinh giới 6g, Tang diệp 6g, Bạc hà 4g, Kim ngân 4g, Sài đất 4g. Sắc uống, ngày 1 thang. Trị ban chẩn.

+ Kinh giới 15g, Kim ngân 15g. Sắc uống, ngày 1 thang. Chữa trẻ lên sởi và chứng lở ngứa.

5. Chữa trĩ: 

+ Hoa kinh giới 12g, hoàng bá 12g, ngũ bội tử 12g, phèn phi 4g. Sắc lấy 300 - 400 ml nước. Ngâm hậu môn hàng ngày.

+ Kinh giới 16g, Hoè hoa 16g, Hạn liên thảo 16g, Trắc bách diệp 16g, Sinh địa 12g, Huyền sâm 12g. Kinh giới, hoè hoa, Hạn liên thảo và Trắc bách sao đen. Cho tất cả vào sắc. Ngày uống 1 thang. Chữa trĩ ra máu.

6. Chữa bệnh ngoài da:

+ Kinh giới 16g, Kê huyết đằng 12g, Đỗ đen sao 12g, cây Cứt lợn 12g, Cam thảo nam 12g, Sa sâm 12g, Kỷ tử 12g, Cương tằm 8g, Thuyền thoái 4g. Sắc uống. Ngày 1 thang. Chữa viêm da thần kinh thể mạn.

7. Chữa viêm họng, viêm amidan cấp: Thường phối hợp Kinh giới với Cát cánh, Cam thảo tăng thêm tác dụng tiêu viêm.

8. Chữa chứng ban chẩn, phong ngứa: có tác dụng tiêu độc, chống dị ứng, giảm ngứa, thường kết hợp với Phòng phong, Bạc hà uống trong hoặc ngâm rửa ngoài da. Chữa sởi, mề đay có thể dùng bài sau đây có kết quả tốt: Kinh giới tuệ 8g, Kim ngân hoa, Liên kiều, mỗi thứ 16g, Cát căn 12g, Bạc hà 4g, Cam thảo 3g, Thuyền thoái 2g: sắc nước uống.

9. Dùng chữa khi có triệu chứng đau mình, đau đầu và không ra mồ hôi: Lấy khoảng 20g kinh giới bỏ vào nồi sắc lấy nước uống, uống khi khi còn nóng,  mỗi ngày 3 lần.

10. Giúp điều hòa nhiệt độ, hạ sốt: 20g cành và lá kinh giới cùng 24g sắn dây, tất cả nguyên liệu cho vào nồi, sắc lấy nước để uống. 

12. Điều trị mụn nhọt: 12g kinh giới, 10g ké đầu ngựa, 10g mã đề, 10g bồ công anh, 10g kim ngân, 10g thổ phục kinh, 10g cam thảo. Cho tất cả nguyên liệu nấu cùng 400ml cho đến khi còn 100ml thì tắt bếp. Chia ra dùng 2 lần mỗi ngày. 

13. Chữa rôm sẩy cho trẻ nhỏ: Dùng cây kinh giới tươi nấu nước tắm cho bé hàng ngày. 

14. Chữa dị ứng: Cho tất cả các bộ phận của cây đã khô đem lên bếp sao cho nóng già. Bỏ vào khăn mỏng rồi chà xát lên chỗ bị ngứa. Lặp lại nhiều lần trong ngày sẽ thấy được công dụng. 

15. Chữa ho: Chuẩn bị nguyên liệu: 12g kinh giới, 12g địa cốt bì, 12g tang diệp, 12g tang bạch bì, 8g tử tô, 8g bán hạ chế, 4g trần bì. Cho tất cả nguyên liệu vào một thang thuốc rồi sắc uống hết một lần trong ngày. 

16. Dùng để cầm máu: Lá kinh giới đem phơi khô, tán thành bột rồi bảo quản để dùng dần. Mỗi ngày lấy khoảng 8g kinh giới đem nấu với nước rồi chia ra uống 2-3 lần trong ngày. 

17. Chữa viêm mũi dị ứng: Chuẩn bị nguyên liệu: 8g hoa kinh giới, 8g hoa húng quế, 8g bạc hà, 12g lá cối xay, 12g hoa cứt lợn. Dùng tất cả nguyên liệu sắc trong cùng 1 thang thuốc rồi chia ra uống hét 2 lần trong ngày. 

Kiêng kỵ:

- Biểu hư, tự ra mồ hôi nhiều, không có ngoại cảm, phong hàn không nên dùng.

- Thông thường kinh giới tuệ có dược lý mạnh hơn nên không dùng cho những trường hợp vết thương đã có chảy mủ, không dùng điều trị bệnh sởi cho trẻ em.

Ghi chú: 

Kinh giới Trung Quốc được khai thác từ cây (Schizonepeta tenuifolia Brig.), họ Bạc hà (Lamiaceae).

Tham khảo:

- Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam (Viện dược liệu), Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, 2004

- Từ điển cây thuốc Việt Nam (Võ Văn Chi), Nhà xuất bản Y học, 1997

- Những cây thuốc và vị thuốc Việt nam (Đỗ Tất Lợi), Nhà xuất bản Y học, 2004

- theplanlist.org

- efloras.org