LÃO QUAN THẢO-Chữa đau dây thần kinh tọa
LÃO QUAN THẢO
Herba Geranii
Lão quan thảo: Geranium nepalense Sweet; Photo Axel Prehl Bhutan Pflanze and Kenzo Okawa
Lão quan thảo trị đau thần kinh toạ
Tên khác:
Cỏ quan, Mỏ hạc.
Tên khoa học:
Geranium nepalense Sweet; họ Mỏ hạc (Geraniaceae).
Tên đồng nghĩa:
Geranium fangii R.Knuth; Geranium lauschanense R.Knuth; Geranium lavergneanumH.Lév.; Geranium lavergneanum var. cinerascens H.Lév.; Geranium mexicanum Fisch. & C.A.Mey.; Geranium nepalense f. albiflorum (I.C.Chung) W.T.Lee; Geranium nepalense var. nepalense; Geranium nepalense var. oliganthum (C.C.Huang) C.C.Huang & L.R.Xu; Geranium oliganthum C.C.Huang; Geranium pallidum Royle ex Edgew. & Hook.f.; Geranium patens Royle ex Edgew. & Hook.f.; Geranium radicans DC.; Geranium thunbergiivar. albiflorum I.C.Chung; Geranium tsing-tauense Y.Yabe; Geranium tsing-tauense f. album F.Z.Li
Mô tả:
Thân cây mảnh, màu xanh bạc, dài 50-80 cm. Thân và lá có phủ một lớp lông ngắn mịn. Lá mọc đối, dài từ 2-5 cm, có cuống lá dài mảnh, phiến lá tròn, xẻ 3-5 thuỳ sâu. Không có mùi, vị nhạt.
Phân bố: Cây mọc hoang và được trồng ở một số vùng núi cao phía Bắc nước ta.
Là cây thảo ưa ẩm, ưa sáng hoặc có thể hơi chịu bóng, cây thích hợp với vùng có khí hậu mát quanh năm.
Cây thường mọc thành đám ở chân núi đá vôi, gần bờ suối hoặc trên các nương rẫy mới bỏ hoang. Độ cao phân bố từ 1300m (Yên minh – Hà giang) đến 1600m (Phó Bảng – Hà Giang).
Lão quan thảo ra hoa quả hàng năm. Khi chín, quả tách thành 2 mảnh để hạt thoát ra ngoài. Cây con mọc từ hạt xuất hiện từ giữa tháng 3 đến đầu tháng 5. Lão quan thảo có hiện tượng hơi tàn lụi trong mùa đông rồi mọc lại vào giữa mùa xuân năm sau.
Thân và cành có khả năng phân nhánh khỏe, bò lan trên mặt đất tạo nên các đám gần như thuần loại.
Trồng trọt:
Lão quan thảo là cây ưa khí hậu á nhiệt đới. Các vùng có nhiệt độ trung bình năm từ 15 đến 18°C, lượng mưa 1800 - 2000 mm, độ ẩm không khí 70 - 80%, độ pH 6,5 - 7 như Sa Pa, Bắc Hà của Lào Cai, các huyện vùng cao của Hoà Bình, Hà Giang rất thích hợp. Đất trồng cần đủ ẩm, có ánh sáng nhưng không quá gay gắt.
Cách trồng phổ biến hiện nay là gieo hạt trong vưòn ươm rồi đánh cây con đi trồng. Hạt lão quan thảo nhỏ, 1000 hạt nặng khoảng l,4g, tỷ lệ nảy mầm đạt 70 - 80%. Hạt có vỏ dày, rất chắc, trước khi gieo, cần được xử lý vối acid sulfuric 50 - 70% ưong 3 – 5 phút, sau đó rửa sạch rồi đem gieo. Có thể trộn hạt vói cát, đất bột hoặc tro để gieo cho đểu, sau đó dùng rơm, rạ, cỏ khô phủ lên mặt luống và tucd giữ ẩm.
Thời vụ gieo hạt thường vào tháng 10 - 11. Nếu có mưa sớm, có thể gieo vào tháng 9. Cây con trồng vào tháng 2 - 3, có thể kéo dài đến tháng 4.
Đất trồng được cày bừa kỹ, ở đất bằng phẳng, cần lên thành luống, bón lót cho mỗi hecta 10-15 tấn phân chuồng, lân và kali tùy theo chất đất. Cây con trồng vói khoảng cách 40 - 60 cm.
Lão quan thảo có thể được trồng xen với ngô, cây ăn quả hoặc cây công nghiệp với điều kiện những cây này phải trồng thưa, không được che bóng quá nhiều.
Sau khi trồng, tưới đủ ẩm, làm cỏ và bón thúc 2-3 lần; mỗi lần 50 - 70 kg urê cho 1 ha. Khi cây phủ kín đất, có thể ngừng chăm sóc. Trong điểu kiện thuận lợi, cây sũih trưởag và đẻ nhánh khá nhanh, có thể cao tói 80 - 90 cm. Ở đồng bằng, cây cũng được trồng nhưng phát triển kém hơn.
Lão quan thảo ít bị sâu bệnh.
Một hecta cây trồng có thể cho thu hoạch 2 - 2,5 tấn thân lá khô. Để thu được hạt giống tốt, cần chờ đến khi hạt chín đểu.
Thu hái, sơ chế:
Thu hoạch vào tháng 6-7, khi cây ra nhiều hoa. Loại bỏ rễ và tạp chất, phơi hay sấy khô.
Bộ phận dùng:
Phần trên mặt đất phơi hay sấy khô (Herba Geranii)
Thành phần hoá học:
Tanin (ethyl galat, acid galic, geraniin, phenazin A, phenazin B, corilagin), flavonoid (kaempferol, quercetin, quercitrin).
Tác dụng dược lý:
- Tác dụng kháng khuẩn:
Ba loài đã được nghiên cứu trên 30 nòi vi sinh vật, dưới cấc dạng dịch chiết nước (1: 1), dịch chiết cồn 70° (1:1) và dung dịch flavonoid toàn phần (10% g/ml). Kết quả là các chế phẩm đều có tác dụng đối với Staphylococcus aureus, chế phẩm chiết cồn và dung dịch flavonoid có tác dụng đối với hầu hết cấc nòi Shigella, Salmonella, Klebsiella, Micrococcus luteus và Bacilus subtillus, các dung dịch flavonoid CÓ tác dụng yếu đối với Pseudomonas aeruginosa. Không có chế phẩm nào chống nấm.
- Tác dụng giảm đau:
Trên mô hình gây quặn đau bằng cách tiêm dung dịch acid acetic 0,8% vào xoang bụng chuột nhắt trắng, cao lỏng Geranium nepalense với liều 15g dược liệu/kg chuột cho tỷ lệ giảm đau là 49,36% và với liều 25g dược liệu/kg chuột là 67,55%. Trong khi đó cao lỏng Geranium thunbergii vói liều 15g dược liệu/kg chuột cho tỷ lệ giảm đau là 67,44% và với liều 25g dược liệu/kg chuột, là 70,22%
- Độc tính cấp:
Thí nghiệm trên chuột nhắt trắng, bằng đường uống dưới dạng cao lỏng đã bốc hơi cồn. Geranium nepalense có LD50 = 106,7 g/kg, còn Geranium thunbergii có LD50= 118,3 g/kg thể ttọng chuột.
Theo tài liệu nước ngoài, Geranium nepalense dưới dạng nước sắc 25% có tác dụng ức chế mạnh Staphylococcus aureus, tác dụng kém đối với Enterococcus và không có tác dụng đối với Bacillus pyocyaneus. Thí nghiệm ttên thỏ, dạng chiết tan trong nước của Geranium nepalense có tác dụng cầm tiêu chảy. Cho thỏ uống lúc đói, dạng nước sắc hoặc dạng chiết có tác dụng ức chế hoạt động của ruột non và hoành tá tràng, đồng thời tăng cường nhu động ngược của manh tràng, kết quả dẫn tới tác dụng cầm tiêu chảy. Ngoài ra,Geranium nepalense còn có tác dụng tăng cường công năng tuyến thượng thận. Bằng phương pháp xấc định hàm lượng vitamin C trong tuyến thượng thận, phất hiện lão quan thảo làm giảm lượng vitamin C trong tuyến thượng thận một cách đáng kể, điều này gián tiếp cho thấy lão quan thảo có tác dụng tăng cường công năng vỏ thượng thận. Geranium thunbergii còn được chứng minh là có tác dụng ức chế rõ rệt giai đoạn viêm cấp tứih cũng như viêm mạn tính trên mô hình gây phù chân chuột cống trắng bằng carragenin và gây u hạt bằng amian.
Tính vị:
Vị đắng, cay, tính bình.
Công năng:
Trừ phong thấp, hoạt huyết, thông kinh lạc, mạnh gân cốt, chỉ tả, thanh nhiệt giải độc.
Công dụng:
Chữa tiêu chảy, kiết lỵ lâu ngày. Chữa phong thấp, bại liệt co rút, gân xương đau.
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 9-12 g, dạng thuốc sắc hoặc cao mềm .
Bào chế:
Loại bỏ tạp chất và rễ còn sót lại, rửa sạch, cắt đoạn, phơi khô.
Bài thuốc:
1. Chữa nhiễm trùng đường ruột, lỵ trực trùng, lỵ amip, viêm ruột cấp và mãn tính: Nước sắc Lão quan thảo (100%) mỗi lần uống 40ml, ngày 2-3 lần. Hoặc lão quan thảo 30g, Phượng vĩ thảo 30g, đun sôi còn 90 ml, chia làm 3 lần uống trong ngày.
2. Chữa viêm thấp khớp: Lão quan thảo 6g; Thiên niên kiện, Uy linh tiên, Sinh khương mỗi vị 15g. Sắc nước uống.
3. Chữa đau dây thần kinh tọa: Lão quan thảo, Bạch thược, ý dĩ nhân mỗi vị 30g ; Uy linh tiên 15g; Nhũ hương, Một dược mỗi vị 12g ; Cam thảo 2g. Sắc nước, chia nhiều lần uống trong ngày.
4. Hỗ trợ chữa viêm khớp: Lão quan thảo 6g, sinh khương, thiên niên kiện, uy linh tiên, mỗi vị 15g. Cho tất cả vào nồi đổ 550ml nước, sắc còn 250ml, chia 3 lần uống trong ngày. Mỗi liệu trình 10 ngày.
5. Chữa nhiễm trùng đường ruột, viêm ruột: Lão quan thảo 30g, phượng vĩ thảo 30g. Tất cả rửa sạch cho vào ấm đổ 550ml nước, sắc nhỏ lửa còn 250ml, chia 3 lần uống trong ngày. Mỗi liệu trình 7-10 ngày. Hoặc: Lão quan thảo 30g, rửa sạch cho 400ml nước, đun nhỏ lửa còn 120ml, chia 3 lần uống trong ngày. Mỗi liệu trình 7-10 ngày.
6. Chữa mụn nhọt, mẩn ngứa do nhiệt: Lão quan thảo 15g, rửa sạch đổ 300ml nước, sắc nhỏ lửa còn 200ml, chia 2 lần uống trong ngày. Mỗi liệu trình 7 ngày. Ngoài ra kiêng ăn đồ cay nóng.
Chú ý:
Do cơ địa mỗi người khác nhau có thể gia giảm vị thuốc vì vậy, bệnh nhân cần được bắt mạch, tư vấn của các nhà chuyên môn.
Các loài Lão quan thảo:
Ở Việt Nam, hiện có 3 loài và dưới loài là :
1. Geranium nepalense Sweet phân bố ở Trung Quốc, Ấn Độ, Nêpan và Việt Nam, ở Việt Nam có ở Nghệ An (Mường Lống, huyện Kỳ Sơn); Lào Cai (xã Tả Giàng Phình, Bản Khoang, Sa Pả - huyện Sa Pa, và Bắc Hà); Hà Giang (xã Phố Là, thị trấn Phó Bảng - huyện Đồng Văn).
2. Geranium thunbergii Sieb. et Zucc. phân bố ở Nhật Bản. Mới được nhập vào Việt Nam năm 1990. Hiện đang được ưồng ở khu vực Sa Pa, Bắc Hà (Lào Cai); xã Phó Cáo, thị trấn Phó Bảng - huyện Đồng Văn, xã Mèo Vạc - huyện Mèo Vạc (Hà Giang); xã Pà Cò - huyện Mai Châu (Hoà Bình); nông trưòng Mộc Châu (Sơn La); thị trấn Tam Đảo (Vĩnh Phúc)...
3. Geranium sibiricum var. glabrius (Hara) Ohwi. phân bố ở Trung Quốc, ở Việt Nam, mới phát hiện ở thị trấn Sa Pa, huyện Sa Pa (Lào Cai) và xã Lao Và Ghải - huyện Yên Ninh (Hà Giang).
Tham khảo:
- Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam (Viện dược liệu), Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, 2004
- Từ điển cây thuốc Việt Nam (Võ Văn Chi), Nhà xuất bản Y học, 1997
- Những cây thuốc và vị thuốc Việt nam (Đỗ Tất Lợi), Nhà xuất bản Y học, 2004
- theplanlist.org
- efloras.org
Bài viết Cây thuốc - Vị thuốc khác
- Công dụng của cây Bồng Nga truật - Boesenbergia rotunda
- Công dụng của cây Gõ mật - Sindora siamensis
- Công dụng của cây tía tô cảnh - Coleus monostachyus
- Công dụng của cây Đậu kiếm - Canavalia gladiata
- Công dụng của cây é dùi trống - Hyptis brevipes
- Công dụng của cây Chây xiêm - Buchanania siamensis
- Công dụng của cây Chiếc chum - Barringtonia racemosa
- Công dụng của cây Cỏ cói - Bolboschoenus yagara
- Công dụng của cây Gai lan - Boehmeria clidemioides
- Công dụng của cây Rau mác bao - Pontederia vaginalis
- Công dụng của cây San dẹp - Paspalum dilatatum
- Công dụng của cây Áo cộc - Liriodendron chinense
- Công dụng của cây Nghệ sen - Curcuma petiolata
- Công dụng của cây Cao lương đỏ - Sorghum bicolor
- Công dụng của cây Dương đào dai - Actinidia coriacea
- Công dụng của cây Lục đạo mộc trung quốc - Abelia chinensis
- Công dụng của cây Sú- Aegiceras corniculatum
- Công dụng của cây Ấu tàu - Aconitum carmichaelii
- Công dụng của cây Bù dẻ hoa đỏ - Uvaria rufa
- Công dụng của cây Chùm ruột núi- Antidesma pentandrum