LINH CHI-Chữa suy nhược thần kinh, chóng mặt, mất ngủ
LINH CHI (靈 枝)
Ganoderma Lucidum
Linh chi: Ganoderma lucidum (Leyss ex. Fr.) Karst.; bestfoodsauce.com and ruybangtim.com
Tên khác:
Linh chi thảo, nấm lim, nấm thân tiên, nấm trường thọ, nấm Trường thọ (Longevity mushroom)
Tên khoa học:
Ganoderma lucidum (Leyss ex. Fr.) Karst., họ Nấm gỗ (Ganodermataceae).
Tên đồng nghĩa:
Agarico-igniarium trulla Paulet 1793; Agaricus lignosus Lam. 1783; Agaricus pseudoboletus Jacq. 1778; Boletus castaneus Weber 1787; Boletus castaneus f. castaneus Weber 1787; Boletus crustatus J.J. Planer 1788; Boletus dimidiatus Thunb. 1784; Boletus flabelliformis Leyss. 1761; Boletus laccatus Timm 1788; Boletus lucidus Curtis 1781; Boletus ramulosum var. flabelliformis (Leyss.) J.F. Gmel. 1792; Boletus rugosus Jacq. 1774; Boletus supinus var. castaneus (Weber) J.F. Gmel. 1792; Boletus verniceusBrot. 1804; Boletus vernicosus Bergeret 1783; Fomes japonicus (Fr.) Sacc. 1888; Fomes lucidus (Curtis) Sacc. 1888; Fomes lucidus f. lucidus (Curtis) Sacc. 1888; Fomes lucidus var. badius (Pat.) Sacc. 1902; Fomes lucidusvar. exquisitus (Kalchbr.) F.M. Bailey 1888; Fomes lucidus var. nicotianae (Inglese) Sacc. & Traverso 1910; Fomes lucidus var. resinosus Pat.; Fomes resinaceus var. martellii (Bres.) Sacc. 1895; Ganoderma japonicum(Fr.) Sawada 1931; Ganoderma lucidum f. alneum Bourdot & Galzin 1925; Ganoderma lucidum f. annulatumTorrend 1920; Ganoderma lucidum f. boninense Pat. 1887; Ganoderma lucidum f. hemisphaericum Torrend 1920; Ganoderma lucidum f. martellii (Bres.) Bourdot & Galzin 1925; Ganoderma lucidum f. naiae Chona & Munjal 1956; Ganoderma lucidum f. noukahivensis Pat. 1887; Ganoderma lucidum f. rubellum Torrend 1920; Ganoderma lucidum subsp. lucidum (Curtis) P. Karst. 1881; Ganoderma lucidum var. badium Pat. 1899; Ganoderma lucidum var. nicotianae (Inglese) Sacc. & Trotter 1912; Ganoderma lucidum var. orbiformisSteyaert 1961; Ganoderma lucidum var. resinaceum Maire 1933; Ganoderma lucidum var. resinosum Pat. 1907; Ganoderma lucidum var. typicum Maire 1933; Ganoderma mongolicum Pilát 1940; Ganoderma nitensLázaro Ibiza 1916; Ganoderma ostreatum Lázaro Ibiza 1916; Ganoderma ostreatum var. hemicycla Lázaro Ibiza 1917; Ganoderma ostreatum var. ostreatum Lázaro Ibiza 1916; Ganoderma pseudoboletus (Jacq.) Murrill 1902; Ganoderma resinaceum var. martellii Bres. 1892; Grifola lucida (Curtis) Gray 1821; Phaeoporus lucidus(Curtis) J. Schröt. 1888; Placodes lucidus (Curtis) Quél. 1888; Polyporus japonicus Fr. 1838; Polyporus laccatus(Timm) Pers. 1825; Polyporus laccatus subsp. laccatus (Timm) Pers. 1825; Polyporus laccatus subsp. semipatera Pers. 1825; Polyporus lucidus (Curtis) Fr. 1821; Polyporus lucidus f. lucidus (Curtis) Fr. 1821; Polyporus lucidus var. exquisitus Kalchbr. 1883; Polyporus lucidus var. japonicus (Fr.) Cleland & Cheel 1917; Polyporus lucidus var. nicotianae Inglese 1901; Scindalma japonicum (Fr.) Kuntze 1898
Mô tả:
Nấm hóa gỗ, sống một năm hay lâu năm. Thể quả có mũ dạng thận, tròn hoặc dạng quạt, dày, đường kính 3-10cm, cuống dài đính lệch, hình trụ tròn hay dẹt, có khi phân nhánh; mặt trên mũ có những vòng đồng tâm, mép lượn sóng. Bào tử hình bầu dục hoặc hình trứng, cụt đầu, mầu gỉ sắt, có một mấu lồi và nhiều gai nhọn. Toàn cây nấm mầu nâu đỏ, đỏ vàng hoặc nâu đen.
Linh chi có 6 loại mang màu sắc và tên gọi khác nhau, mỗi loại cũng có tác dụng khác nhau gồm: Thanh chi, Hồng chi, Bạch chi, Hắc chi, Tử chi, Hoàng chi.
Bộ phận dùng:
Thể quả (Ganoderma Lucidum).
Phân bố, sinh thái:
Trên thế giới Linh chi có ở Triều tiên, Trung Quốc và nhiều nước khác. Nấm chủ yếu mọc hoang trên các vùng đất đá sỏi sạn hoặc trên các thân cây gỗ mục ở trong rừng sâu, ẩm mát, độ cao dưới 1500m so với mực nước biển.
Ở nước ta, Linh chi được tìm thấy ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam. Bao gồm các tỉnh như Sa Pa, Yên Bái, Tam Đảo, Thanh Hóa, Hương Sơn (Hà Tĩnh), Lâm Đồng. Ngoài ra, cây còn phát triển tự nhiên ở một số khu rừng như rừng Tiên Phước, vườn quốc gia Bến En.
Nấm linh chi thuộc nhóm nâin lớn, thường hoại súih trên gỗ mục hoặc trên đất ngay ở nơi có gốc cây gỗ đã mục, thuộc đại diện của các họ Caesalpiniaceae (lim, lim xẹt, muồng đen, me...) và Pagaceae (một số loài thuộc các chi Quercus, Lythocarpus, Castanopsis...). Môi trường sống của nấm thưòng ở rừng kín thường xanh ẩm, độ cao từ vài chục mét đến 1500 m. Có thể tìm thấy nấm linh chi ở hầu hết các tỉnh vùng núi, từ Lào Cai (Sa Pa) đến Lâm Đồng (Lang Biang). ở các vùng rừng trước kia có nhiều cây lim đã bị khai thác, trên gốc hoặc phần thân cành còn lại (chủ yếu ở phần giác) đều có thể thấy nấm này mọc vào mùa mưa ẩm, như vùng rừng thuộc lâm trường Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh; vùng rừng thuộc Vườn Quốc gia Bến En, tỉnh Thanh Hóa và Tam Đảo (Vĩnh Phúc)...
Nấm linh chi sinh sản chủ yếu bằng bào tử nằm ở mặt dưới của thể quả. Phần có chức năng sinh dưỡng chính là hệ sọi của nấm mọc ẩn trong gỗ mục hoặc đất. Hiện nay ở Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam, người ta đã chủ động nghiên cứu trồng được nấm linh chi trên giá thể nhân tạo để dùng làm thuốc.
Thu hái, sơ chế:
Nấm linh chi được thu hoạch bất kì thời điểm nào trong năm. Những cây nấm trưởng thành, đạt chuẩn sẽ được nhổ toàn cây đem về, cắt bỏ phần rễ, rửa sạch. Dùng liền ở dạng tươi hoặc thái mỏng, phơi khô tích trữ dùng dần.
Bảo quản:
Bảo quản dược liệu tươi: Ngâm nấm tươi với rượu và để trong ngăn mát tủ lạnh. Các này giúp lưu trữ được dược liệu rất lâu.
Bảo quản thảo linh chi khô: Phơi hoặc sấy cho thật khô, đóng vào túi ni lông, hút chân không để nơi thoáng khí, mát mẻ. Với cách này thời gian lưu trữ dược liệu có thể lên đến 2 năm mà không lo ngại bị ẩm mốc, mối mọt hay biến chất nấm.
Bảo quản thảo linh chi dạng bột: Dược liệu sau khi tán thành bột mịn thì nên cho vào trong hũ kín, để nơi khô ráo, không có độ ẩm hoặc ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào. Sau mỗi lần sử dụng nên vặn nắp kín lại. Tốt nhất chỉ nên tán bột lượng đủ dùng, xài hết rồi mới làm tiếp.
Nếu thu hái được nấm trong những ngày mưa: Nên rải cây thảo linh chi vào nơi thoáng gió. Bật quạt công nghiệp thổi liên tục và trở mặt nấm sau mỗi nửa ngày để nấm khô đều, không bị ẩm mốc. Chờ khi có nắng thì đem ra phơi.
Thành phần hoá học:
- Những hợp chất đa đường (45% số lượng): beta-D-glucane, arabinogalactane; ganoderane A, B va C ;
- Triterpen : acide ganoderic A, B, C, D, F, H, K, M, R, S, và Y, các acid lucidenic A, B, C, D, E, F, G…, các lucidon A, B, C, các acid ganolucidic A, B, C, D và E, ganoderal A, các ganoderiol A, B, C, D, E, F, G, H, I, các ganoderol A và B, ganodermanonol, ganodermatriol...
- Ganodermadiol, phân sinh của acide lanostaoic.
- Esteroid: Ganodosterone.
- Acide béo: các acid tetracosanoic, stearic, palmitic, nonadecanoic, behenic.
- Chất đạm protid : Ling Zhi-8; glycoproteine (lactine)
- Khoáng chất: germanium, calcium, K, Fe, Mg, Mn, Zn, Ca, Be, Cu, Ag, Al, Na...
Những chất khác : manitole, trechalose, adenine, uracine, lysine, acide stearic, tất cả rất nhiều acid amin.
Tác dụng dược lý:
1. Ngăn ngừa ung thư
Qua nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy trong nấm Linh chi có germanium giúp tế bào hấp thụ oxy tốt hơn, ức chế sự phát triển của tế bào ung thư; polysaccharid làm tăng sự miễn dịch trong cơ thể, làm mạnh gan, diệt tế bào ung thư.
Một nghiên cứu khác trên tế bào ung thư tuyến tiền liệt cho thấy tác dụng ức chế yếu tố điều hòa quá trình tăng sinh mạch máu như TGF-β1, VEGF. Kết quả tương tự cũng được tìm thấy trên tế bào ung thư phổi. Bên cạnh đó, một số nghiên cứu ghi nhận việc giảm các tác dụng phụ như nôn ói sau xạ trị trên chuột và tăng nhạy cảm của tế bào ung thư buồng trứng với Cisplatin - một loại thuốc dùng trong hóa trị.
Nghiên cứu công bố năm 2014 trên chuột cho thấy nấm linh chi có tác dụng trên tế bào ung thư vú thông qua sự ức chế các gen tiền di căn, xâm lấn. Như vậy, dựa trên các kết quả nghiên cứu trên động vật thí nghiệm và tế bào nuôi cấy, nấm linh chi có nhiều tác dụng tiềm năng trong ức chế sự phát triển của tế bào ung thư.
2. Chống trầm cảm và mệt mỏi:
Việc sử dụng nấm linh chi có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của chứng lo âu và trầm cảm. Một nghiên cứu cho thấy, việc ăn nấm linh chi trong 4 tuần đã làm giảm mệt mỏi trong một nhóm 48 người sống sót sau ung thư vú.
3. Tăng cường sức khỏe tim mạch:
Theo một nghiên cứu, nấm linh chi làm tăng cholesterol tốt và giảm triglyceride, những chất này hỗ trợ trong việc ngăn ngừa đông máu trong các mạch máu và động mạch, giảm viêm và huyết áp. Từ đó tăng cường sức khỏe tim mạch.
4. Kiểm soát lượng đường trong máu:
Một nghiên cứu đánh giá được công bố trên Tạp chí Phytooolization cho thấy, nấm linh chi có thể làm giảm lượng đường trong máu và insulin. Những loại nấm này cũng có khả năng cải thiện cách thức cơ thể sử dụng insulin để vận chuyển đường từ máu đến các mô, do đó nó có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu.
5. Tăng cường hệ thống miễn dịch:
Nấm linh chi tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể, điều này đã được đề cập đến một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Khoa học Dược lý. Một số phân tử trong nấm làm tăng hoạt động của một loại tế bào bạch cầu gọi là tế bào giết người tự nhiên, chống lại nhiễm trùng và các tế bào ung thư trong cơ thể.
6. Cải thiện chức năng gan:
Nấm linh chi hoạt động như chất thích nghi, hỗ trợ cho các hoạt động của gan và ngăn ngừa các bệnh về gan. Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Quốc tế về Nấm Dược liệu đã kết luận rằng, nấm linh chi có chứa chất chống oxy hóa, có đặc tính bảo vệ gan có thể cải thiện chức năng gan.
7. Chống dị ứng, hen suyễn và nhiễm trùng
Nấm linh chi chứa các hoạt chất như triterpen, một loại acid ganoderic giúp giảm dị ứng và phản ứng histamine liên quan đến hen suyễn. Đây là một trong những lý do tại sao nấm linh chi được sử dụng như một phương thuốc tự nhiên cho bệnh hen suyễn. Hơn nữa, triterpen có trong nấm cũng bảo vệ cơ thể chống lại nhiễm virus, vi khuẩn và nấm.
8. Tác dụng đối với sinh lý nam:
Sử dụng dược liệu có tác dụng ổn định chức năng sinh dục bằng cách ức chế hoạt động của enzym chuyển đổi hormone sinh dục nam testosterol.
9. Làm loãng máu, giảm huyết áp:
Adenosine và alkaloid trong nấm có khả năng làm loãng máu, kích thích mạch máu giãn nở. Điều này có lợi cho những bệnh nhân mắc chứng cao huyết áp.
10. Kháng khuẩn, sát trùng:
Dược liệu đã được chứng minh là có tác dụng rõ rệt trong việc ức chế một số tác nhân gây bệnh như virus cúm, HSV -1, vi khuẩn gây viêm miệng…
11. Đối với hệ tiêu hóa:
Dược liệu giúp kích thích tiêu hóa, kích thích vị giác, giúp ăn uống ngon miệng.
Tính vị:
Vị đắng, tính hàn:
Quy kinh:
Kinh Phế, kinh Tâm, kinh Can, kinh Thận.
Công năng:
Có tác dụng tư bổ cường tráng. Germanium giúp khí huyết lưu thông, làm tăng sức cho tế bào hấp thụ ô xy tốt hơn. Lượng polysaccharid cao có trong Linh chi làm tăng sự miễn dịch của cơ thể, làm mạnh gân, cô lập và diệt các tế bào ung thư. Acid ganodermic có tác dụng chống dị ứng và chống viêm.
Công dụng:
Thường được chỉ định dùng trị 1. Suy nhược thần kinh, chóng mặt, mất ngủ; 2. Viêm khí quản mạn tính, bệnh ho lao do nhiễm bụi silic; 3. Viêm gan, huyết áp cao; 4. Ðau mạch vành tim, tăng cholesterol huyết; 5. Ðau dạ dày, chán ăn; 6. Thấp khớp, thống phong.
Nói chung, linh chi được sử dụng làm thuốc để bồi bổ cơ thể, làm giảm chất béo và chất đường trong máu, nâng cao tính miễn dịch của cơ thể, kéo dài quá trình lão hoá của các cơ quan trong cơ thể.
Cách dùng, liều lượng:
Mỗi ngày dùng 2-5g thái mỏng hoặc tán thành bột sắc uống. Nước sắc có mùi thơm, vị hơi đắng, có thể thêm đường hay mật ong vào cho dễ uống. Dùng ngoài xông trị viêm mũi.
Cách sử dụng nấm Linh chi:
Dùng cả cây nấm nấu nước uống thay nước hàng ngày: Bạn lấy 50g nấm linh chi rửa sạch bụi bẩn, cho vào ấm nấu cùng với 1 lít nước, để sôi khoảng 2 – 3 phút rồi tắt lửa. Để ấm nước như vậy trong khoảng 5 – 10 phút, rồi bật lửa nhỏ nấu tiếp. Nấu đến khi nước cạn còn khoảng 800ml thì chắt nước ra. Đổ nấm ra khỏi ấm chờ nguội, dùng dao hoặc kéo cắt nấm nhỏ rồi đổ nước vào nấu tiếp 2 lần nữa. Sau 3 lần nấu, sẽ có khoảng hơn 2 lít nước từ thảo dược này. Nước nguội, rót vào bình, để trong ngăn mát tủ lạnh uống dần trong ngày. Bạn có thể tận dụng bã nấm bằng cách phơi khô và nấu nước tắm. Nước này rất tốt cho da và tóc.
Nghiền nguyên cây nấm thành bột rồi hãm với nước như hãm trà: Cho bột nấm linh chi vào ấm trà hãm bằng nước thật sôi, đợi khoảng 5 – 10 phút rồi uống cả bã. Bạn có thể sẽ thấy hơi khó chịu khi uống nhưng theo khuyến cáo của các nhà khoa học, cách này sẽ giúp bạn tận dụng được hết các công dụng của loại thảo dược này.
Ngâm rượu: Bạn lấy 200g nấm khô, để nguyên hoặc thái lát tùy thích, ngâm với 2 lít rượu (rượu khoảng 39 độ) trong vòng 30 ngày thì dùng được. Lưu ý là nấm linh chi ngâm rượu để càng lâu càng tốt. Nên uống rượu này sau bữa ăn tối, mỗi lần uống 1 đến 2 ly nhỏ (dạng ly mắt trâu).
Nghiền thành bột mịn và trộn với mật ong dùng làm mặt nạ dưỡng da rất tốt.
Kết hợp với một số vị thuốc khác để chữa bệnh:
Chữa viêm gan, mật: Cho thêm nhân trần hoặc atisô.
Điều dưỡng cơ thể: Cho thêm nhân sâm, tam thất.
Chữa dị ứng, ho: Cho thêm kinh giới, kim ngân hoa.
Dùng nước nấm linh chi để nấu canh hoặc súp: Bạn có thể dùng nước từ thảo dược này để nấu canh, súp hay các món hầm. Đây là những món ăn bổ dưỡng dành cho người mới ốm dậy và người già yếu.
Bài thuốc:
1. Chữa suy nhược thần kinh, mất ngủ:
Bài 1: Linh chi 3-10g, sắc riêng, hoặc phối hợp với Long nhãn và quả Dâu mỗi vị 10g cùng sắc uống.
Bài 2: 100g linh chi thảo, rượu trắng nguyên chất loại cao độ. Dược liệu đem thái nhỏ, bỏ vào bình thủy tinh có kích thước vừa đủ. Sau đó đổ rượu trắng ngập mặt nấm ngâm trong 1 tuần. Mỗi ngày uống 30 – 40ml chia làm 2 lần. Phụ nữ không uống được rượu có thể pha loãng với một ít nước để giảm độ cồn trong rượu.
2. Chữa đau gan mạn tính, hen phế quản: Linh chi nghiền thành bột khô mỗi lần 1-2g uống với nước nóng, ngày uống 3 lần. Thông thường nhất, người ta dùng nấm phơi sấy khô, thái mỏng hoặc tán thành bột đun sôi kỹ trong vòng 15-30 phút rồi lấy nước uống trong ngày. Nước sắc nấm linh chi có mùi thơm, vị hơi đắng, có thể thêm đường hay mật ong vào cho dễ uống.
3. Chữa tăng huyết áp, đột quỵ, mạch máu xơ cứng, đau thắt ở ngực: 9g Linh chi, xương bồ (thạch xương bồ) và đậu ký sinh (hạt dây tơ hồng) mỗi vị 6g; bạch thược, cây xương sống chó, mộc miên, cây cơm nếp mỗi vị 12g. Sắc thuốc lấy 3 bát nước đậm đặc chia đều, uống các bữa ăn sáng, trưa, tối.
4. Kích thích lưu thông máu, bổ khí: Linh chi 60g, huyết căn 90g, nhân sâm 30g. Tất cả dùng dạng khô.Đem cả 3 vị tán bột mịn, trộn lẫn với nhau cho đều. Mỗi lần lấy 3g bột thuốc pha với nước nóng (có thể thay thế bằng sữa hay nước cơm), uống đều đặn ngày 2 lần.
5. Thông huyết, bổ khí trong các trường hợp bị đau tim: Sâm Mỹ và tam thất mỗi vị 30g, linh chi 60g, tử đan sâm 45g. Phơi khô các vị thuốc đã chuẩn bị rồi đem tán bột nhỏ. Uống chung với nước ấm.
6. Điều trị bệnh ung bướu, giảm đau: Linh chi, sâm Hoa Kỳ, thạch hộc, chính hoài, nấm mèo trắng, nấm đông cô mỗi vị 30g. Tất cả cho vào cối giã thành bột mịn. Khi sử dụng lấy 3g pha với 1 ly nước nóng uống. Áp dụng bài thuốc này mỗi ngày 2 lần.
7. Chữa bệnh ho hen, bệnh viêm phế quản:
Bài 1: Dược liệu khô tán thành bột mịn. Cho vào hũ rồi đậy kín nắp lại để dùng trong nhiều lần cho tiện. Mỗi lần lấy 2g pha với nước ấm uống. Tần suất dùng thuốc 2 – 3 lần trong ngày tùy theo mức độ bệnh của từng cá nhân.
Bài 2: Dùng cây thảo linh chi số lượng lớn sắc nhiều giờ đồng hồ liên tục để cô đặc thuốc thành một dạng cao lỏng. Mỗi ngày uống 9ml chia làm 3 lần.
Bài 3: Thảo linh chi và hoa huệ tây mỗi vị 10g, quất bì (vỏ quít) 8g. Đun sôi kỹ gạn uống vài lần cho hết. Mỗi ngày nấu uống 1 thang.
8. Chữa viêm gan: 10g linh chi, 15g bạch lạp thụ tử, 9g kê nội kim (màng mề gà). Các vị trên gộp lại đem sắc mỗi ngày 1 thang, chia làm 2 phần uống trong ngày vào mỗi buổi sáng và buổi chiều sẽ giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm gan.
9. Chữa đau dạ dày:
Cách 1: Dùng 2 – 3 g thảo linh chi ở dạng bột hoặc thái lát mỏng. Khi sử dụng, hãm với nước sôi ủ khoảng 20 phút là có thể rót uống dần để điều trị đau dạ dày.
Cách 2: Chuẩn bị 50g linh chi thảo, 20g mật ong và 1 lít rượu trắng trên 40 độ. Thái mỏng nấm rồi cho vào bình cùng với mật ong và rượu. Ngâm thuốc trong ít nhất 15 ngày. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 1 ly nhỏ khoảng 20ml.
10. Chữa suy nhược cơ thể: 100g linh chi thảo, 500ml rượu nếp trắng. Ngâm nấm linh chi thảo với rượu trong 7 ngày. Mỗi ngày uống 40ml chia làm 2 lần.
11. Chữa mụn nhọt ngoài da: Linh chi, nhọ nồi và rau má mỗi vị 150g, cây cau trời (diệp hạ châu) 50g, rau đắng đất và cây diếp trời mỗi vị 30g. Khử thổ thuốc rồi cho vào ấm sắc kỹ cùng 1,5 lít nước. Nấu trong khoảng 30 phút, gạn lấy 500ml nước trong ấm ra. Tiếp tục đổ thêm 1 lít nước vào ấm sắc lấy 500ml thuốc nữa. Trộn cả 2 nước sắc chung với nhau chia uống 3 lần mỗi ngày để nốt nhọt tiêu dần và biến mất mà không để lại sẹo.
12. Hỗ trợ điều trị bệnh ung thư vú: Linh chi thảo cây vàng (linh chi vương), linh chi thảo cây hồng (nấm hồng chi), rễ hậu phác nam, xạ đen rừng mỗi loại một ít lượng bằng nhau. Đun sôi 1 lít nước rồi cho tất cả dược liệu đã chuẩn bị vào sắc trên lửa nhỏ trong 60 phút. Gạn uống 2 hoặc 3 lần trong ngày có tác dụng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư, cải thiện sức khỏe và hệ miễn dịch cho người bệnh. Kiên trì sử dụng bài thuốc này trong 2 tháng liên tục và uống thêm nước dừa xiêm, cắt giảm đồ ngọt trong chế độ ăn để đạt được hiệu quả cao hơn.
13. Chữa bệnh đái tháo đường:
Bài 1: Thái mỏng 10 – 20g thảo linh chi đem sắc với 1,5 lít nước trong 40 phút. Để nguội, gạn ra uống vài lần cho hết ngay trong ngày.
Bài 2: Tán thảo linh chi thành bột mịn. Mỗi ngày lấy 20g cho vào phích nước, chế nước sôi vào đậy nắp kín lại. Để trong 1 tiếng rót ra uống dần.
Bài 3: Cũng dùng bột linh chi thảo với liều lượng như trên nhưng cho vào món cháo hay súp để người bệnh tiểu đường ăn.
14. Ngăn ngừa lão hóa, làm đẹp da: Bột Linh chi, mật ong nguyên chất: Lấy 3g bột dược liệu trộn đều với mật ong. Dùng hỗn hợp này thoa lên mặt và mát xa trong 30 phút để có làn da đẹp mịn màng và làm chậm tiến trình lão hóa của da. Thực hiện mỗi tuần 2 lần để có được kết quả tốt nhất.
15. Giảm đau, điều trị các chứng viêm trong cơ thể: Thảo linh chi, tây dương sâm, hoàng thảo dẹt, chính hoài, nấm mèo trắng, nấm đông cô mỗi vị 30g. Nghiền thuốc thành bột, bảo quản trong hũ kín. Hàng ngày lấy 2 – 3g pha vào ly nước sôi hoặc quậy chung với sữa nóng uống đều được.
16. Tăng cường chức năng hoạt động của gan:
Bài 1: Chuẩn bị các vị linh chi, ngải thảo, thược dược (xích thược), bạch lạp thụ tử mỗi vị 10g, hổ trượng 20g, xuyên quân 4g, thổ tỳ giải và diếp hoang mỗi vị 12g. Mỗi ngày dùng một thang sắc uống làm 2 lần trong 15 ngày liên tục. Dùng cho các trường hợp bị viêm gan B, suy giảm chức năng gan.
Bài 2: Dùng 12g linh chi, 9g màng mề gà, 15g bạch lạp thụ tử (nữ trinh tử). Đem thuốc sắc với 1 lít nước trong một tiếng đồng hồ. Gạn nước sắc, để nguội chia làm 2 phần uống hết trong ngày.
Bài 3: Dược liệu khô tán thành bột mịn. Mỗi lần uống 3g. Dùng trà hoa cúc để uống
17. Bổ máu, hạ huyết áp, chữa xơ vữa mạch máu: 9g thảo linh chi, kim bất hoán 9g. Sắc thuốc lấy 200ml nước uống làm 2 lần trong ngày.
18. Bồi bổ cơ thể, cải thiện khả năng sinh lý cho phái mạnh: 30g thảo linh chi, xích sâm và tam thất mỗi vị 5g, 0,5 lít rượu nếp trắng. Các vị dược liệu cho hết vào bình ngâm chung với rượu. Rượu thuốc càng ngâm lâu càng có tác dụng tốt. Tuy nhiên, nếu muốn dùng ngày bạn cũng cần chờ ít nhất 30 ngày sau mới uống được. Liều dùng là 45ml chia 3 lần trong ngày.
19. Chữa bệnh suy nhược thần kinh, chữa mất ngủ, khó ngủ:
Bài 1: Dùng linh chi thảo, cảnh sinh, dây nhãn lòng, hải đồng bì, lá sen mỗi loại 6 – 8g. Cho vào ấm chế nước sôi hãm uống thay trà. Hoặc đem sắc khoảng 10 phút lấy nước chia vài lần uống. Thuốc sắc nên dùng hết trong ngày.
Bài 2: Kết hợp 10g cho mỗi dược liệu gồm thảo linh chi, ích trí, quả dâu. Kiên trì sắc uống mỗi ngày 1 thang trong một thời gian nhất định để dễ ngủ, ngủ ngon hơn và nhanh chóng phục hồi tổn thương ở các dây thần kinh.
20. Bồi bổ sức khỏe cho trẻ nhỏ, người lớn tuổi, người bệnh đang trong giai đoạn phục hồi:
Bài 1: 10g Linh chi, 300g gạo tẻ, sườn lợn (hoặc thịt gà). Hầm gạo cùng với sườn lợn cho chín nhừ thành cháo. Cuối cùng mới cho thảo linh chi vào tiếp tục đun thêm 15 phút, nêm nếm cho hợp khẩu vị. Múc ra bát ăn 1 – 2 lần khi cháo còn nóng.
Bài 2: 30g Linh chi, 500g sườn lợn, trùng thảo tươi 30g, 50g địa cốt tử, 10 trái táo tàu khô, 30g cát căn (sắn dây ), 20g củ nhân sâm, 100g măng non, 3 lát gừng tươi và các gia vị thông dụng. Sườn lợn đem trần qua nước sôi rồi nấu chín. Thảo linh chi, cát căn, măng và trùng thảo ngâm trong nước lạnh 15 phút, sau đó bọc vào một miếng vải sạch đem nấu trong nồi nước sôi khoảng 30 phút. Sau cùng cho sườn lợn, dừng và táo tàu vào nồi nước nấu dược liệu hầm thêm 60 phút, thêm kỷ tử vào, nêm nếm cho hợp khẩu vị, đun thêm 15 phút nữa rồi tắt bếp. Dùng khi còn nóng.
21. Chữa hen phế quản, ho gà, viêm khí phế quản: Linh chi 10g, loa kèn 10g, vỏ quít chín (trần bì) 8g. Sắc thuốc lấy 300ml nước chia làm 2 lần uống. Ngày dùng 1 thang duy trì cho đến khi hết bệnh.
22. Chữa chán ăn, mất ngủ: Linh chi thảo, lệ chi nô (long nhãn), tang thầm mỗi thứ 10g. Sắc uống đều đặn 1 thang mỗi ngày giúp kích thích vị giác, thúc đẩy tiêu hóa và cải thiện chất lượng giấc ngủ.
23. Điều trị rối loạn giấc ngủ (mất ngủ, khó ngủ, đêm ngủ hay tỉnh giấc), làm đẹp da, chữa nóng gan: Thảo linh chi 6g, quốc lão (cam thảo) 2g, táo tàu đỏ 4g. Hãm tất cả với nước sôi, ủ trong 20 phút rót uống dần thay trà.
24. Điều trị bệnh gout: Linh chi nấu dược liệu uống hàng ngày như uống trà giúp giảm sưng viêm tại khớp, tăng khả năng bài trừ axit uric trong máu. Liều lượng dùng theo hướng dẫn của thầy thuốc.
25. Điều trị bệnh huyết áp thấp: Linh chi 10g (tán bột ), nhân sâm 5g (tán bột): Cả hai trộn chung, mỗi ngày uống 6g chia làm 2 lần. Chiêu thuốc với nước ấm để uống.
26. Chữa sa trực tràng, nhiễm trùng đường hô hấp: 5 – 16g thảo linh chi: Dược liệu đã chuẩn bị đem sắc uống ngày 1 thang để cải thiện các triệu chứng bệnh.
Tương tác thuốc:
Thuốc trị cao huyết áp như losartan, captopril, hydrochlorothiazide… Dùng nấm linh chi cùng với thuốc trị cao huyết áp có thể làm hạ huyết áp.
Các loại thuốc làm chậm đông máu (thuốc chống đông/thuốc chống huyết khối như heparin, warfarin…). Nấm linh chi có thể làm chậm quá trình đông máu. Dùng loại thảo dược này cùng với các thuốc làm chậm đông máu có thể làm tăng nguy cơ bầm tím và chảy máu.
Ghi chú:
+ Một số loài thuộc chi Ganoderma như Ganoderma Sinense Zhao.xu et Zhang, Ganoderma japonicum...được dùng với cùng công dụng.
+ Loài Ganoderma applanatum (Pers.) Pat. cũng được sử dụng dưới tên gọi "Cổ Linh chi".
Bài viết Cây thuốc - Vị thuốc khác
- Công dụng của cây Dương đài - Balanophora laxiflora
- Công dụng của cây Chòi mòi - Antidesma ghaesembilla
- Công dụng của cây Vẹt đen - Bruguiera sexangula (Lour.) Poir.
- Công dụng của cây Vẹt trụ - Bruguiera cylindrica
- Công dụng của cây Bầu nâu - Aegle marmelos
- Công dụng của cây nghệ lá từ cô - Curcuma alismatifolia
- Công dụng của cây Dướng leo - Broussonetia kazinoki
- Công dụng của cây Cúc leo - Mikania micrantha
- Công dụng của cây Gièng gièng - Butea monosperma
- Công dụng của cây Hoàng liên gai - Berberis julianae
- Công dụng của cây Móng bò sọc - Bauhinia variegata
- Công dụng của cây Hoa chông - Barleria cristata
- Công dụng của cây Khôi nước - Baliospermum solanifolium
- Công dụng của cây Hũng hoa to - Beaumontia grandiflora
- Công dụng của cây Tam lang - Barringtonia macrostachya
- Công dụng của cây Mấu chàm - Bauhinia scandens L.
- Công dụng của cây Thốt nốt - Borassus flabellifer
- Công dụng của cây Bù ốc leo - Stephanotis volubilis
- Công dụng của cây Móng bò vàng - Bauhinia tomentosa
- Công dụng của cây Nam sâm tàu - Commicarpus chinensis (L.) Heimerl