MÃ ĐỀ - Chữa ho lâu ngày, viêm khí quản, viêm thận và bàng quang
MÃ ĐỀ (馬蹄)
Semen et Folium Plantaginis
Mã đề: Plantago major L.; Photo 123rf.com and tcmwiki.com
Tên khác:
Xa tiền, Bông mã đề, Suma (Tày), Nhả én dứt (Thái)
Tên khoa học:
Plantago major L., họ Mã đề (Plantaginaceae).
Tên đồng nghĩa:
Plantago borysthenica Wissjul.; Plantago dregeana Decne.; Plantago gigas H. Lév.; Plantago jehohlensis Koidz.; Plantago latifolia Salisb.; Plantago macronipponica Yamam.; Plantago major var. borysthenica Rogow.; Plantago major var. gigas (H. Lév.) H. Lév.; Plantago major var. jehohlensis (Koidz.) S.H. Li; Plantago major var. kimurae Yamam.; Plantago major var. major; Plantago major f. major; Plantago majorvar. paludosa Bég.; Plantago major var. pauciflora (Gilib.) Bég.; Plantago major var. sawadai Yamam.; Plantago major f. scopulorum Fr.; Plantago major var. sinuata (Lam.) Decne.; Plantago sawadai (Yamam.) Yamam.; Plantago villifera Kitag.
Mô tả:
Cây thuộc thảo, sống dai, thân rất ngắn. Lá mọc ở gốc thành hoa thị, có cuống dài và rộng. phiến lá nguyên hình trứng dài 12 cm rộng 8cm, có 5-7 gân chính hình cung chạy dọc theo phiến rồi đồng quy ở gốc và ngọn phiến lá. Hoa mọc thành bông có cán dài, hướng thẳng đứng. Hoa đều luỡng tính, 4 lá đài xếp chéo hơi dính nhau ở gốc. Tràng màu nâu, khô xác, tồn tại, 4 thùy xen kẽ với các lá đài. Bốn nhị thò ra ngoài, chỉ nhị mảnh dài gấp tràng 2 lần. Bầu trên, 2 ô. Quả hộp, có 8-13 hạt.
Bộ phận dùng:
- Toàn cây (Xa tiền thảo); Lá (Xa tiền - Folium Plantaginis); Hạt (Xa tiền tử - Semen Plantaginis)
Phân bố, sinh thái:
Trên thế giới, mã đề phân bố ở tất cả các vùng nhiệt đới và á nhiệt đới của các châu lục. Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Philippin, Indonesia, Ấn Độ và một số tỉnh phía nam Trung Quốc... là những nơi có nhiều mã đề trong các quần thể mọc hoang cũng như trồng trọt, ở Việt Nam, mã đề mọc hoang dại ở vùng núi. Độ cao phân bố có thể hơn 1600 m (ở Đồng Văn và Mèo Vạc - Hà Giang). Cây còn gặp ở một số đảo lớn như Hòn Mê (Thanh Hóa); Cát Bà (Hải Phòng); Cô Tô (Quảng Ninh)...
Mã đề là cây ưa sáng, ưa ẩm và có khả năng chịu hạn nhẹ, thích nghi cao với vùng có khí hậu nhiệt đới nóng và ẩm. Ở vùng núi cao lạnh (nhiệt độ trung bình 15 - 16°C), cây sinh trưởng kém, lá nhỏ và tổng khối lượng chất xanh cũng ít. Cây ra hoa quả nhiều, trên một cá thể có thể thu được 10.000 - 14.000 hạt. Trong tự nhiên, khi cây tàn lụi, hạt giống rơi xuống đất và có thể tồn tại qua mùa đông, sau đó mới nảy mầm.
Trồng trọt:
Vốn là một cây mọc hoang, mã đề có sức sống rất cao, đang được trồng khá phổ biến ở nhiều riơi. Cây cónhu cầu nước ở mức độ trung bình, có khả năng chịu hạn nhẹ nhờ bộ rễ ăn tương đối sâu và rộng.
Mã đề được gieo trồng bằng hạt. Hạt mã để nhỏ (1g có khoảng 600 - 610 hạt), được gieo nông 0,5 cm vào tháng 2 - 3. Có thể gieo thẳng hoặc gieo trong vưòn ươm rồi đánh cây con đi trồng. Trong sản xuất, người ta thường áp dụng cách gieo trong vườn ươm; khi cây con có 3 - 4 lá thật, đem trồng ra ruộng. Đất vườn ươm cần làm thật tơi, nhỏ, hạt gieo vãi, phủ rơm rạ rồi tưới ẩm. Sau 7 - 10 ngày cây mọc, thì dỡ rạ. Cây con chỉ sống trong vườn ươm trong một thời gian ngắn nên không cần bón phân lót để tránh giun, dế phá hoại. Nên chọn đất xốp, nhẹ để làm vườn ươm, khi nhổ cây sẽ thuận lợi.
Đất trồng mã để tốt nhất là loại đất cát pha, đất thịt nhẹ, đất trồng màu. Ruộng cần được cày bừa kỹ, để ải, lên luống sao cho tiện chăm sóc, bón lót 10 - 15 tấn phân chuồng, 250 - 300 kg lân, 150 kg kali cho mỗi hecta. Cây con được trồng với khoảng cách 20 X 20 cm hoặc 15 X 20 cm. Cũng có thể gieo thẳng theo rạch, cách nhau 15-20 cm, sau tỉa bớt để định khoảng cách. Thường xuyên làm cỏ, xới xáo, tưói đủ ẩm. Sau khi cây bén rễ, dùng nước phân chuồng, nước giải pha loãng hoặc đạm (1 - 2%) để tưói. Nếu chăm sóc tốt, sau 2 tháng trồng có thể thu hoạch lứa đầu tiên. Về sau, cứ 40 - 45 ngày, thu một lứa. Sau mỗi lứa cắt, cần làm cỏ, bón thúc 1 - 2 lần. Khi thu hoạch, dùng liềm cắt toàn bộ hoa, lá (chú ý không cắt búp cây) đem phơi hay sấy khô. Thu xong phải phơi hoặc sấy khô kịp thời, sao cho khi khô, dược liệu vẫn giữ được màu xanh. Năng suất có thể đạt 5 tấn dược liệu khô trên 1 ha trong một năm.
Giống mã đề đang được trồng đại trà hiện nay khá mẫn cảm với bệnh phấn trắng Oidium sp.). Bệnh hại cả lá, cuống lá và bông nhưng gốc cây và lá non ít bị ảnh hưởng. Có thể khắc phục bằng cách thu bỏ lá già và bông rồi phun Daconil 75 WP với liều 1,5 - 2,0 kg/ha hoặc Tilt với liều 1 lít/ha. Sau khi phun, cần đảm bảo thời gian cách ly theo quy định. Ngoài ra, các loài sâu đo cũng gây hại đáng kể đối vói mã đề.
Thu hái, sơ chế:
Nếu lấy lá thì thu hoạch từ tháng 5-7, nếu lấy hạt thì từ tháng 6-8, cắt những bông thật già phơi khô, vò sát trên sàng rồi sẩy sạch, sau đó tiếp tục phơi khô cho đến khi độ ẩm còn 10%.
Thành phần hoá học :
Thành phần hóa học chính của toàn cây là chất nhầy, hàm lượng trong lá có thể đến 20%, trong hạt có thể đến 40%. Dược diển Việt Nam quy định hạt mã đề phải có chỉ số nở ít nhất là 5 .
Các nhà nghiên cứu Nhật đã chiết xuất chất nhầy hạt P.major L. dưới dạng tinh khiết với tên “Plantasan” với hiệu suất 6,8%. Thành phần cấu tạo của Platasan gồm có D-xylose, L-arabinose, acid D-galacturonic, L-rhamnose và D-galactose theo tỉ lệ tương ứng là 15:3:4:2:0,4. Planteose là một oligosaccharid hàm lượng 1%, thủy phân bằng acid thì cho 1 galactose, 1 glucose và 1 fructose. Ngoài chất nhầy, 2 thành phần khác đáng chú ý trong cây là iridoid glycosid và flavonoid.
Hai chất iridoid đã được xác định là aucubosid và catalpol.
Nhiều hợp chất flavonoid đã đuodc phân lập: apigenin, quercetin, scutellarein, baicalein, hispidulin (-5, 7, 4’ trihydroxy 6-methoxy flavon), luteolin-7-glucosid, luteolin-7-glucuronid, homoplantaginin(=7-O-b-D-glucopyranosyl-5, 4’ dihydroxy-6-methoxy flavon), nepitrin (=7-O-b-D-glucopyranosyl -5, 3’, 4’ trihydroxy-6-methoxyflavon), 7-O-a-L-rhamnopyranosyl 5, 6, 4’ trihydroxy-6-methoxyflavon; 7-O-b-D-glucopyranosyl 5, 6, 3’, 4’ tetrahydroxyflavon (để hiểu rõ công thức flavonoid, sinh viên cần xem thêm chương flavonoid ở phần sau).
Trong mã đề còn nhiều thành phần khác đã được khảo sát: các acid hữu cơ như acid cinnamic, p-coumaric, ferulic, cafeic, chlorogenic, neochlorogenic..., carotenoid, vit.K, vit. C, một ít tanin, saponin, vết alcaloid (plantagonin, indicain), một lacton (liliolid), coumarin (esculetin)...
Tác dụng dược lý:
Nước ép cây mã đề có tác dụng tăng tiết dịch vị. Trên thực nghiệm, bột cây mã đề có tác dụng tốt đối với bệnh lao và ung thư và đặc biệt vổi các thể nặng của loét dạ dày. Cao chiết từ lá mã đề khô có tác dụng kích thích sự tái sinh tất cả các lớp của da.
Thí nghiệm vói phượng pháp lồng cử động cho thấy mã đề có tác dụng an thần.
Mã đề, được thử nghiệm trên động vật và áp dụng trên người, đã thể hiện có các tác dụng :
- Lợi tiểu, làm tăng lượng nước tiểu, urê, acid uric và muối trong nước tiểu (nước sắc).
- Trừ đờm, chữa ho (nước sắc).
- Làm tăng tiết niêm dịch phế quản và ống tiêu hóa, ức chế trung khu hô hấp, làm thở sâu và chậm (hoạt chất plantagin).
- Kháng khuẩn đối vói một số chủng vi khuẩn gây bệnh ở da (nước sắc). Mã đê tán bột chế thành thuốc dầu đắp lên mụri nhọt có thể làm cho mụn nhọt đỡ nung mủ, đỡ bị viêm tấy. Để lá mã đề ở chỗ tối và lạnh trong vài ngày theo kiểu chế thuốc Filatov có thể sinh chất biostimulin, rồi chế thành thuốc tiêm dưới da, có thể chữa mụn nhọt, viêm họng, bệnh mắt. Trên lâm sàng, mã đề còn được dùng chữa cao huyết áp có kết quả. Cao nước mã đề có tác dụng tăng tiết dịch khí quản, giảm hưng phấn thần kinh và điều hòa hô hấp. Lá mã đề có tác dụng lợi tiểu mạnh hơn hạt mã đề. Cao cồn mã đề có tác dụng lọi tiểu mạnh hơn cao nước, làm tăng lượng nước tiểu và tăng thải trừ các chất điện giải trong nước tiểu.
Cao cồn mã đề có tác dụng bảo vệ gan rõ rệt đối với tổn thương gan gây bằng carbon tetraclorid trên động vật. Hoạt chất aucubin phân lập từ hạt mã đề có tác dụng bảo vệ gan và chống ngộ độc nấm Ámanita.
Mã đề có tác dụng ức chế trung tâm hô hấp và trung tâm ho, ức chế phản xạ ho gây nôn ở động vật thực nghiệm do kích thích điện dây thần kinh thanh quản trên và ức chế phản xạ ngừng hô hấp khi cho ngửi amoniac. Cao lỏng đậm đặc mã đề khi uống dễ gây kích ứng niêm mạc dạ dày và gây nôn. Viên thuốc bào chế phối hợp mã đề vói terpin được áp dụng trên lâm sàng, có tác dụng điều trị các bệnh viêm cấp tính đường hô hấp trên do siêu vi khuẩn và không do siêu vi khuẩn, giảm phản xạ, làm nhẹ quá trình cương tụ niêm mạc hô hấp, có tác dụng long đờm, phục hồi tiếng nói trong viêm thanh quản cấp và chữa ho tốt.
Hoạt chất plantamajosid phân lập từ mã đề có tác dụng kháng khuẩn đối với trực khuẩn coli và tụ cầu khuẩn vàng. Đã thử tác dụng kháng khuẩn của cao chiết với ethanol 95% mã đề đối với các chủng vi khuẩn: Bacillus subtilis, tụ cầu khuẩn vàng, Micrococcus flavus, trực khuẩn coli, Proteus vulgaris, trực khuẩn mủ xanh.
Đã áp dụng thuốc mỡ bào chế từ nước sắc mã đề đậm đặc 100% để điều trị bỏng do nước sôi, vôi hoặc lửa, với diện tích bỏng từ 2 - 45% đạt kểt quả tốt. Bệnh nhân thấy mát dễ chịu, không xót, không nhức buốt, thay băng và bóc gạc dễ Vết bỏng đỡ nhiễm trùng, ít mủ, giảm mùi hôi thối, lên da non tốt, thịt phát triển đều, không sần sùi, giảm được lượng thuốc kháng sinh (dùng toàn thân).
Đã đùng một số bài thuốc trong có hạt mã đề và một số vị thuốc khác trong điều trị bệnh sỏi đường tiết niệu để đạt các tác dụng : thúc đẩy sự di động của sỏi, chống viêm, giải quyết tình trạng ngưng trệ và thúc đẩy sự bài xuất sỏi niệu. Áp dụng cao nước mã đề để điều tri hơn 200 ca viêm amiđan cấp đạt hiệu quả khỏi 92%, đỡ 8%. So sánh về tác dụng hạ sốt, phục hồi số lượng bạch cầu và thời gian hết các triệu chứng tại chỗ thấy hiệu quả của mã đề idiông kém hiệu quả của thuốc kháng khuẩn. Áp dụng trên một số bệnh nhân viêm họng cấp và viêm nhiễm đường hô hấp trên cũng thấy có kết quả tốt.
Hạt mã đề có tác dụng nhuận tràng do chứa polysaccharid rất hút nước. Tác dụng thuần tuý cơ học và có mối liên quan vói chất nhầy uống cùng vói lượng nưóc lớn. Các đại phân tử polysaccharid hấp thu nhiều nước và tạo một gel làm tăng thể tích của chất chứa trong ruột, kích thích nhu động ruột và làm dễ dàng chuyển động của ruột. Tác dụng đã được nghiên cứu ìâm sàng xác nhận. Trong nghiên cứu mù kép có kiểm chứng với thuốc vờ (placebo) ở bệnh nhân bị táo bón mạn tính, cho uống hạt mã đề đạt kết quả tốt, làm tăng tần số và giảm độ rắn của phân, và không thấy có tác dụng phụ. Mặt khác, cũng có thể dùng chất nhầy trong liệu pháp nâng đỡ tn tiêu chảy : do hút nước, thòi gian chuyển vận chất chứa trong ruột kéo dài.
Chất nhầy cũng có tác dụng hạ đường máu và cholesterol máu tương tự như khi dùng pectin, tuy tác dụng nhẹ hơn và không được chứng minh trong nghiên cứu lâm sàng. Hạt mã đề uống có tác dụng cầm máu trong điều trị đa kinh. Hạt không gây tác dụng phụ đáng kể, chỉ có một số ít trường họfp có phản ứng dị ứng nhẹ ở ngưòi mẫn cảm. Người ta cho rằng có thể trong thựơng mại, hạt mã đề có lẫn những hạt cây khác gây dị ứng.
Tính vị:
Tính mát, vị ngọt
Quy kinh:
Thận, Can và bàng quang
Công năng:
+ Lá: Thanh nhiệt, lợi tiểu, khử đàm, lương huyết, lợi phế, tiêu thũng, thông lâm.
+ Hạt: Lợi thủy, thông lâm, thanh nhiệt, làm sáng mắt.
Công dụng:
+ Lá: Phế nhiệt, đàm nhiệt, ho lâu ngày, viêm khí quản, viêm thận và bàng quang, bí tiểu tiện, tiểu tiện đau rít ra máu hoặc ra sỏi, phù thũng, mắt đau nhặm sưng đỏ (sung huyết), thử thấp ỉa chảy, nôn ra máu, chảy máu cam, sang độc.
+ Hạt: Tiểu tiện bế tắc, ỉa chảy, kiết lỵ do thử thấp, đau mắt đỏ có màng sưng.
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 10-20g lá hoặc 6-12g hạt dưới dạng thuốc sắc. Lá tươi giã nhỏ đắp lên mụn nhọt, toàn cây nấu thành cao đặc chữa bỏng.
Bài thuốc độc vị:
- Nóng gan mật và người nổi mụn: Một nắm mã đề tươi rửa sạch, nấu với 100gam gan heo, hai thứ thái nhỏ, cho mắm muối vừa ăn để dùng vào buổi cơm trưa, dùng liên tục 6-7 ngày. Có thể lấy một ít rau mã đề tươi rửa sạch, giã nát nhuyễn đắp vào nơi có mụn, lấy băng dính lại. Khi dùng thức ăn này cần kiêng các thuốc cay nóng, không uống rượu, cà phê.
- Phổi nóng ho dai dẳng: Lấy khoảng 20g-50g mã đề tươi rửa sạch cho vào siêu (đổ nước rửa nồi sắc nhỏ lửa lấy 1 chén) sắc kỹ, chia làm 3 lần uống hết trong ngày (cách 3 giờ một lần). Uống thuốc lúc còn ấm.
- Chảy máu cam: Hái một nắm lá rau mã đề tươi, rửa sạch, giã nát, tẩm thêm ít nước, vắt lấy nước cất uống. Người bệnh nằm yên trên giường gối cao đầu, bã mã đề đắp lên trán.
- Bí tiểu tiện: Dùng 12g hạt mã đề sắc uống làm nhiều lần trong ngày, có thể sắc cùng một ít lá để uống.
- Viêm phế quản: Mỗi ngày dùng 6-12g hạt mã đề hay dùng cả cây sắc uống nhiều lần trong ngày.
- Chốc lở ở trẻ nhỏ: Dùng một nắm rau mã đề tươi, rửa sạch thái nhỏ - nấu với 100g-150g giò sống, cho trẻ ăn liền trong nhiều ngày sẽ khỏi. Nếu trẻ nhỏ ăn canh này thường xuyên phòng được chốc lở.
- Tiểu tiện ra máu: Dùng cây mã đề một nắm to rửa sạch giã nát vắt lấy nước cốt sống uống vào lúc đói bụng hoặc thêm cỏ mực, hai thứ bằng nhau, cũng làm như trên và uống lúc đói.
- Tiểu ra máu, cơ thể nhiệt ở người già: Dùng hạt mã đề (một vốc) giã nát bọc vào khăn vải sạch đổ 2 chế nước, sắc còn một chén, bỏ bã, đổ vào nước ấy 3 vốc hột kê và nấu thành cháo ăn khi đói, ăn nhiều mắt sáng làm người mát.
- Viêm loét dạ dày, tá tràng: Dùng lá mã đề tươi ép nước hoặc sắc uống mỗi ngày.
- Trẻ bị sởi gây tiêu chảy: Dùng hạt mã đề, sao qua, sắc uống, nếu bí tiểu tiện thì thêm mộc thông.
- Cải thiện chứng rụng tóc: Mã đề khô đốt thành than và trộn với giấm trong vòng 1 tuần. Sau đó bôi lên vùng rụng tóc. Sử dụng liên tục giúp giảm tình trạng rụng tóc.
+ Cải thiện triệu chứng ngứa đau ở bộ phận sinh dục: Bài thuốc điều trị dựa theo Nam Dược Thần hiệu với một nắm hạt mã đề nấu nước và ngâm rửa bộ phận sinh dục. Thực hiện thường xuyên để có kết quả điều trị cao.
Bài thuốc:
1. Bài thuốc lợi tiểu: hạt Mã đề 10 g, Cam thảo 2g, nước 600ml sắc còn 200ml chia 3 lần uống trong ngày.
2. Chữa ho tiêu đờm: Mã đề 10g, Cam thảo 2g, Cát cánh 2g, nước 400ml sắc còn 200ml chia 3 lần uống trong ngày.
3. Chữa sỏi đường tiết niệu: Mã đề 20 g, Kim tiền thảo 30 g, rễ cỏ Tranh 20 g. Ba thứ trên sắc uống ngày một thang hoặc hãm chè uống nhiều lần trong ngày.
4. Chữa sốt xuất huyết: Mã đề tươi 50 g, củ sắn dây 30 g. Hai thứ trên rửa sạch đun trong 1 lít nước, sắc kỹ còn một nửa, chia làm 2 lần uống lúc đói trong ngày. Có thể cho thêm đường, uống liền trong 3 ngày.
5. Chữa viêm gan siêu vi trùng: Mã đề 20 g, Nhân trần 40 g, Chi tử 20g, lá Mơ 20 g. Tất cả thái nhỏ sấy khô, hãm như chè để uống, ngày uống 100-150 ml.
6. Chữa viêm cầu thận cấp tính: 26 g mã đề kết hợp vớ 20 g thạch cao làm thuốc, 6 g quế chi, 12 g bạch truật, 6 g cam thảo, 12 g ma hoàng, 6 g gừng, 8 g mộc thông, 12 g đại táo. Sắc thuốc uống.
7. Điều trị viêm cầu thận mãn tính: 16 g mã đề, 12 g rễ cỏ tranh, 8 g trư linh, 12 g hoàng bá, 8 g hoạt thạch, 12 g hoàng liên, 12 g phục linh. Sắc uống. Mỗi ngày 1 thang.
8. Chữa chứng viêm đường tiết niệu cấp: Dùng 20 g mã đề, 30 g ích mẫu, 15 g bồ công anh, 30 g rễ cỏ tranh, 15 g chi tử, 6 g cam thảo cùng với cỏ nhọ nồi và kim tiền thảo mỗi vị 20 gram. Mỗi ngày 1 thang. Sắc uống liên tục trong 10 ngày.
9. Chữa sỏi bàng quang: 30 g mã đề, 30 g kim tiền thảo và 30 g diếp cá. Sắc thuốc, chia uống 2 lần/ ngày. Dùng liên tục 5 ngày
10. Chữa đi tiểu ra máu: Dùng một lượng lá mã đề và ích mẫu bằng nhau (12 g), rửa sạch, giã nát và vắt lấy nước cốt uống.
11. Điều trị sỏi đường tiết niệu: Rễ cỏ tranh, mã đề, mỗi vị 20 g kết hợp với kim tiền thảo 30 g. Sắc thuốc và uống nhiều lần trong ngày.
12. Lợi tiểu, chữa khó tiểu: Dùng 10 gram hạt mã đề cùng với 2 g cam thảo, sắc với 600 ml nước. Khi thuốc cạn còn 200 ml, chia thành 3 uống trong ngày.
13. Chữa lỵ: Sử dụng lá mã đề, cỏ seo gà và dây mơ lông, mỗi vị 12 g, sắc uống.
14. Điều trị lỵ cấp và mạn tính: Hái 30 g rau sam tươi và lá mã đề đem nấu nước và uống thay nước lọc.
15. Chữa tiêu chảy: Rau má tươi, mã đề tươi và nhọ nồi tươi, mỗi vị một nắm. Sắc với 500 ml nước cho đến khi thuốc đặc, lọc lấy và uống.
16. Chữa tiêu chảy mạn tính: Hạt mã đề 8 g sắc chung với cam thảo dây, rau má, cát căn, đẳng sâm (mỗi vị 12 gram) và 8 gram cúc hoa. Mỗi ngày sắc uống 1 thang.
17. Điều trị chứng nóng phổi, ho dai dẳng: Lấy 20 - 50 g mã đề tươi, rửa sạch và sắc thuốc. Uống 3 lần trong ngày, mỗi lần uống cách nhau 3 tiếng.
18. Chữa ho có đờm: Mã đề 10 g sắc chung với 2 gram cam thảo và 2 gram cát cánh.
19. Chữa viêm phế quản: Sử dụng 6 – 12 gram hạt mã đề, sắc nước và uống nhiều lần trong ngày.
20. Điều trị chứng nóng gan mật: Lá mã đề tươi và gan lợn, rửa sạch và thái nhỏ. Sau đó, nấu canh hoặc xào chung với nhau. Ăn liên tục từ 6 – 7 ngày. Khi áp dụng bài thuốc trị bệnh này, người bệnh không nên ăn đồ cay nóng và đặc biệt không uống rượu bia.
21. Trị phù thũng: 30 g mã đề, 15 g đại phúc bì, 20 g phục linh bì và 20 g vỏ bí xanh. Sắc uống.
22. Điều trị cao huyết áp: 30 g mã đề tươi, 12 g ích mẫu thảo, 20 g hạ khô thảo và 12 gram hạt mồng sao đen. Sắc thuốc uống.
Các món ăn chế biến từ cây Mã đề:
+ Cháo mã đề: Công dụng: Có tác dụng trị đờm, thanh nhiệt, lợi tiểu và sáng mắt.
Cháo mã đề là một trong những món ăn đang được ưa chuộng tại nhiều tỉnh ở Trung Quốc. Để tạo nên món ăn nổi tiếng này, ngoài nguyên liệu chính là mã đề và gạo, người bệnh nên thêm một ít hành và chút muối để tăng hương vị đậm đà cho món ăn.
+ Canh mã đề:
Món canh mã đề được biết đến thông qua cuốn sách Thánh Tuế Tổng Lục quyển thứ 190. Chỉ với một ít lá mã đề phối trộn với hành, gừng và muối ăn không chỉ giúp ăn ngon miệng mà còn hỗ trợ điều trị đau buốt tiết niệu và đái ra máu.
Kiêng kỵ:
Lá: Phụ nữ có thai dùng phải thận trọng. Người già thận kém, đái đêm nhiều không nên dùng. Người có chứng tiểu nhiều, người thận hư, không có thấp nhiệt, dương khí hạ giáng không nên dùng.
Hạt: Không phải thấp nhiệt dùng thận trọng.
Ngoài ra, canh mã đề nấu với tôm, thịt, có tác dụng giải nhiệt, tiểu tiện dễ dàng. Chú ý, khi ăn uống vị mã đề cần kiêng kị những chất kích thích đưa vào cơ thể gây nóng như rượu, cà phê, gia vị…
Tham khảo:
- Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam (Viện dược liệu), Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, 2004
- Từ điển cây thuốc Việt Nam (Võ Văn Chi), Nhà xuất bản Y học, 1997
- Những cây thuốc và vị thuốc Việt nam (Đỗ Tất Lợi), Nhà xuất bản Y học, 2004
- theplanlist.org
- efloras.org
Bài viết Cây thuốc - Vị thuốc khác
- Công dụng của cây Nghệ sen - Curcuma petiolata
- Công dụng của cây Cao lương đỏ - Sorghum bicolor
- Công dụng của cây Dương đào dai - Actinidia coriacea
- Công dụng của cây Lục đạo mộc trung quốc - Abelia chinensis
- Công dụng của cây Sú- Aegiceras corniculatum
- Công dụng của cây Ấu tàu - Aconitum carmichaelii
- Công dụng của cây Bù dẻ hoa đỏ - Uvaria rufa
- Công dụng của cây Chùm ruột núi- Antidesma pentandrum
- Công dụng của cây Cánh diều - Melanolepis multiglandulosa
- Công dụng của cây Sang sóc - Schima wallichii
- Công dụng của cây Tường anh - Parietaria micranta
- Công dụng của cây Bèo đất - Drosera burmannii
- Công dụng của cây Mắc cỡ tàn dù - Biophytum sensitivum
- Công dụng của cây Quả bánh mì - Artocarpus parvus
- Công dụng của cây Sồi bạc - Quercus incana
- Công dụng của cây Sang trắng - Putranjiva roxburghii
- Công dụng của Cỏ ba lá - Trifolium repens
- Công dụng của cây Trạch quạch - Adenanthera pavonina
- Công dụng của cây Sung dâu - Ficus callosa
- Công dụng của cây Neem - Azadirachta indica