MA HOÀNG -chữa chứng ho suyễn
MA HOÀNG (麻黄)
Herba Ephedrae
Ma hoàng: Ephedra sinica Stapf.; annafiore.org and zhanjo-com.m.buy.xuijs.com
Tên khác:
Thảo ma hoàng, Mộc tặc ma hoàng, Trung gian ma hoàng, Chinese ephedra.
Tên khoa học:
Ephedra sinica Stapf.; họ Ma hoàng (Ephedraceae).
Tên đồng nghĩa:
Ephedra flava F.P.Sm.; Ephedra ma-huang Tang S.Liu
Mô tả:
Thảo ma hoàng (Ephedra sinica Stapf.): Là những nhánh hình trụ tròn, đường kính 1 - 2 mm, ít phân nhánh. Mặt ngoài màu xanh lá cây nhạt đến xanh vàng, có nhiều rãnh dọc, hơi ráp tay. Thân chia thành nhiều đốt và dóng rõ, mỗi dóng dài 2,5 - 3 cm; lá hình vẩy nhỏ, dài 3 - 4 mm, mọc đối ít khi mọc vòng, phía trên đầu lá nhọn và cong. Thể chất giòn, dễ gẫy, vết bẻ có xơ, ruột có màu nâu đỏ. Mùi thơm nhẹ. Vị hơi đắng, chát.
Ngoài ra còn có các loại Ma hoàng:
Mộc tặc ma hoàng (Ephedra equisetina Bge): Thân có đường kính 1 - 1,5 mm, không ráp tay, thường phân nhánh nhiều. Dóng dài 1 - 3 cm. Lá là những vẩy hình tam giác, dài 1 - 2 mm, màu trắng xám, đầu lá không cuộn lại; ruột có màu đỏ nâu đến nâu đen. Trung gian ma hoàng: Đường kính 1,5 - 3 mm, thường phân nhánh, ráp tay, dóng dài 2 - 6 cm. Lá là vẩy dài 2 - 3 mm, thường mọc vòng, đầu lá nhọn.
Trung ma hoàng (Ephedra intermedia Scherenk) có chiều cao và đốt dài tương tự như Thảo ma hoàng nhưng cành lớn hơn, đường kính khoảng 2mm. Trong khi đó, cành của thảo ma hoàng chỉ có đường kính khoảng 1,5mm.
Bộ phận dùng:
Phần trên mặt đất phơi hay sấy khô của một số loài Ma hoàng (Herba Ephedrae).
Phân bố, sinh thái:
Ma hoàng phân bố ở vùng ôn đới ấm Bắc bán cầu, có nhiều ở Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, Liên bang Nga và một số nước khác ở vùng Đông Âu.
Ma hoàng là loại cây bụi nhỏ, thường mọc ở nơi đất cằn cỗi, chịu được khí hậu khắc nghiệt, về mùa đông, toàn cây bị vùi dưới tuyết, nhưng khi tuyết tan, lại sinh trưởng, phát triển bình thường. Cây ra hoa quả nhiều hàng năm, tái sinh tự nhiên chủ yếu từ hạt và mọc cây chồi từ gốc. Ma hoàng đã được nhập trồng ở Việt Nam, nhưng do điều kiện khí hậu nóng và ẩm nhiều, nên cây không thích nghi được.
Vị thuốc phải nhập từ Trung Quốc.
Thu hái, sơ chế:
Thu hoạch vào mùa thu, khi thân còn hơi xanh, cắt về, phơi khô, bó lại thành từng bó.
Bào chế:
Ma hoàng: Bỏ phần gốc thân hoá gỗ, rễ còn sót và tạp chất, cắt đoạn, phơi khô.
Mật ma hoàng: Lấy Ma hoàng, thêm mật ong và ít nước sôi, tẩm đều, ủ một lúc rồi sao nhỏ lửa cho đến khi sờ không dính tay, lấy ra để nguội. Cứ 100 kg Ma hoàng dùng 20 kg mật ong.
Bảo quản:
Tránh ánh nắng, bảo quản ở nơi khô ráo và thoáng mát.
Thành phần hoá học:
Alcaloid (ít nhất 1%), chủ yếu là ephedrin. Có L-ephedrin, D-pseudoephedrin, L-norephedrin, ephedroxan, 2,3,5,6-tetraethylpyrezin.
Chiết xuất ephedrin.
Tẩm bột ma hoàng bằng dung dịch natri carbonat và chiết bằng benzen. Lắc dịch chiết với acid hydrochloric loãng. Lấy dung dịch nước (có chứa alcaloid hydroclorid) kiềm hóa bằng kali carbonat và chiết bằng clorofonn.
Sau khi để bốc hơi, sẽ thu được alcaloid thô. Dựa vào sự chênh lệch về độ hòa tan của alcaloid muối để phân lập ephedrin và pseudo - ephedrin ; ephedrin oxalat ít tan trong nước lạnh, hyđroclorid ephedrin kết tinh trong cồn 90° (pseudo - ephedrin hydroclorid còn giũ lại ở nước cái). R.R.Paris và cs, 1965).
Tác dụng dược lý:
1. Tác dụng phát hãn: chỉ dùng lúc nóng ở người có tác dụng làm tăng ra mồ hôi. Thử độc vị trên thực nghiệm chưa thấy rõ.
2. Tác dụng giải nhiệt: Tinh dầu Ma hoàng có tác dụng hạ nhiệt đối với chuột nhắt bình thường.
3. Tác dụng thần kinh giao cảm: Hai hoạt chất chính của ma hoàng, ephedrin và pseudoephedrin, là những thuốc giống thần kinh giao cảm mạnh, kích thích các thụ thể của adrenalin beta-1 và beta-2. Tác dụng của pseudoephedrin giống tác dụng của ephedria, nliưng hoạt tính hạ huyết áp và kích thích hệ thần kinh trung ương hơi yếu hơn. Một phần tác dụng ngoại biên của epheđrin là do giải phóng norepinephrin, nhung cũng do kích thích trực tiếp thụ thể của adrenalin. Sự miễn dịch nhanh phát triển, và những liều dùng nhắc lại nhanh chóng trở nên kém hiệu quả do tiêu hao dự trữ norepinephrin, khi dùng ma hoàng kéo dài.
4. Tác dụng tim mạch: Giống như epinephria (adrenalin), ephedrin kích thích hệ thần kinh giao cảm, gây co mạch và kích thích tim. Ephedrin khác epinephrin là có tác dụng khi uống, có thời gian tác dụng dài hơn nhiều, và tác dụng rõ rệt hơn trên hệ thần kinh trung ương, nhưng kém mạnh hơn nhiều. Thuốc làm tăng nhịp tim, hiệu suất tim và tăng sức kháng của mạch ngoại biên, do đó gây tăng huyết áp kéo dài. Tác dụng tim mạch của ephedrin kéo dài gấp 10 lần so với epinephrin. Ephedrin làm tàng cả huyết áp tâm thu và tâm trương và áp suất mạch. Lưu luợng máu ở thận và nội tạng giảm, trong khi lưu lượng máu ở động mạch vành, não và cơ tăng.
5. Tác dụng giãn phế quản và chống ngạt mũi: Ephedrin, giống như epinephrin, gây giãn cơ phế quản và là thuốc giãn phế quản mạnh do hoạt hóa thụ thể của adrenalin beta trong phổi. Tác dụng giãn cơ phế quản của ephedrin kém hơn nhưng kéo dài hơn so với epinephrin. Do đó, chỉ dùng ephedrin cho ngưèd có hen cấp tính nhẹ, và trong ca bệnh mạn tính cần dùng thuốc để duy trì.
6. Lợi tiểu: Alcaloid Ma hoàng có tác dụng lợi tiểu rõ, kích thích bài tiết nước giải và dịch vị.
7. Tăng áp: Ephedrin làm co thắt mạch máu nên huyết áp tăng nhưng chậm và kéo dài vài giờ.
8. Tác dụng trên hệ thần kinh trung ương: Nhỏ ephedrin (3 - 5%) vào mắt gây giãn đồng tử, nhưng tác dụng chỉ kéo dài vài giờ. Ephedrin ít có giá tn dùng làm thuốc gây giãn đồng tử khi có viêm, Ephedrin thường làm giảm co bóp cơ trơn tử cung, nên đuợc dùng để giảm đau trong đau kinh. Ephedrin kích thích mạnh hệ thần kinh trung ương. Tác dụng của thuốc có thể kéo dài trong nhiều giò sau khi uống. Ephedrin kích thích thụ thể của adrenalin alpha ở tế bào cơ trơn của đáy bàng quang, làm tăng sức kháng đối với sự chảy nước tiểu ra ngoài. Do đó, ma hoàng được dùng điều trị đái dầm.
9. Ephedrin có tác dụng hưng phấn vỏ não làm tinh thần phấn chấn,hưng phấn trung khu hô hấp, làm giảm tác dụng thuốc ngủ.
10. Kháng virus: có tác dụng ức chế vi rút cúm (do tinh dầu M hoàng) theo Dược học báo IO : 147-149; năm 1963 Trung văn.
11. Rễ Ma hoàng: có tác dụng hoàn toàn ngược lại với cành và thân Ma hoàng. Cao lỏng Ma hoàng tiêm vào động vật thấy huyết áp giảm, mạch máu ngoại vi giãn, hô hấp tăng nhanh, cầm mồ hôi.
Tính vị:
Vị cay, đắng, tính ấm.
Quy kinh:
Tâm, phế, bàng quang và đại trường.
Công năng:
Phát hãn, tán hàn, tuyên phế, bình suyễn, lợi thuỷ, tiêu thũng.
Công dụng:
Giải cảm không có mồ hôi, chữa ho, trừ đờm, viêm khí quản, hen suyễn. Chiết xuất ephedrin bào chế thành viên nén làm thuốc chữa hen hay dung dịch nhỏ mũi.
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 5-10 g, dạng thuốc sắc.
Bài thuốc:
1. Chữa cảm mạo, viêm phế quản, hen suyễn: Dùng bài Ma hoàng thang (Thương hàn luận) Ma hoàng 8g. Hạnh nhân 8g. Quế chi 6g, Cam thảo 4g, nước 600mg, sắc còn 200ml, chia làm 3 lần, uống trong ngày.
2. Chữa viêm phế quản mạn tính, lao: Ma hoàng 5g, Bán hạ 2g. Tế tân 3g, Ngũ vị tử 1g, nước 600ml sắc còn 200ml chia làm 3 lần uống trong ngày.
3 . Trị chứng phù (chủ yếu là phong thủy) bệnh viêm cầu thận cấp thông qua tác dụng ra mồ hôi và lợi tiểu của thuốc.
+ Việt tỳ thang (Kim quỹ yếu lược) Ma hoàng 12g, Thạch cao sống 24g, Sinh khương 12g, Chích thảo 6g, Đại táo 4 quả.
+ Ma hoàng Liên kiều Xích tiểu đậu thang: Ma hoàng 8g, Liên kiều 12g, Xích tiểu đậu 20g, Tang bì 12g, Hạnh nhân 12g, Cam thảo 4g, Sinh khương 8g, Đại táo 1 quả. Trị Viêm cầu thận cấp kiêm nhiễm trùng ngoài da.
4. Chữa chứng ra mồ hôi nhiều: Dùng bài Mẫu lệ tán: Rễ Ma hoàng 8g, Mẫu lệ 16g, Hoàng kỳ 12g, Phù tiểu mạch 8g. Tán bột uống ngày 20g, hoặc sắc uống ngày 1 thang.
5. Chữa đau vai gáy: Dùng bài Ma hoàng quế chi thang gia giảm: Ma hoàng 8g, Đại táo 12g, Quế chi, Bạch chỉ, Phòng phong mỗi vị 8g, Cam thảo 6g, Gừng 4g. Sắc uống ngày 1 thang.
6. Trị chứng ho suyễn: Cam thảo 3g, hạnh nhân 10g và ma hoàng 6g. Sắc lấy nước uống.
7. Chữa chứng ho suyễn, viêm phế quản cấp, viêm phổi cấp gây sốt cao, khát nước: Cát cánh và hoàng cầm mỗi vị 12g, thạch cao 20g, bách bộ, cam thảo, ma hoàng và hạnh nhân mỗi vị 8g. Sắc uống, mỗi ngày dùng 1 thang.
8. Chữa hen phế quản kéo dài, viêm phế quản cấp và mãn tính, đờm loãng trắng, khó thở: Bạch thược 12g, can khương, ma hoàng, chích cam thảo và quế chi mỗi vị 8g, ngũ vị tử, tế tân, bán hạ chế mỗi vị 6g. Sắc uống, mỗi ngày dùng 1 thang.
9. Chữa hoàng đản do viêm gan siêu vi trùng: Sinh khương 4g, thạch cao, cát căn và nhân trần mỗi vị 12g. Sắc uống.
10. Chữa chứng ho gà, hen phế quản và viêm phế quản cấp tính: Cát cánh, tiền hồ và thạch cao mỗi vị 12g, trần bì, ma hoàng, hạnh nhân và bối mẫu mỗi vị 6g, cam thảo 4g. Đem sắc với 300ml nước còn lại 100ml, dùng cho trẻ em dưới 5 tuổi. Nếu dùng bài thuốc cho trẻ lớn hoặc người trưởng thành, nên tăng liều lượng.
11. Chữa viêm phế quản mãn tính, lao và hen suyễn: Ngũ vị tử 1g, bán hạ 2g, ma hoàng 5g và tế tân 3g. Sắc với 600ml nước còn lại 200ml, chia đều thành 3 lần uống và dùng hết trong ngày.
12. Chữa chứng ho gà kèm đờm nhiệt: Bách bộ, cam thảo, ma hoàng, thạch cao và hạnh nhân mỗi vị 8g, xuyên bối mẫu 4g. Đem các vị sắc lấy nước uống, ngày dùng 1 thang cho đến khi khỏi.
13. Chữa tửu tra tỵ: Rượu tốt 5 hồ, ma hoàng và ma hoàng căn mỗi vị 60g. Cho thuốc vào chưng trong vòng 15 phút, sau đó đem phơi sương trong vòng 1 đêm. Mỗi ngày dùng 2 lần (sáng – tối), mỗi lần uống 1 chén nhỏ.
14. Chữa mụn nhọt lâu ngày không hiện đầu, âm đản, lưu đờm: Bạch giới tử (sao, tán mịn) 8g, lộc giác giao 12g, ma hoàng 2g, nhục quế 4g, cam thảo 4g, thục địa 40g và bào khương (tro) 2g. Đem các vị sắc lấy nước uống, ngày dùng 1 thang.
15. Chữa chứng đau bụng, chảy máu không dứt ở sản hậu: Ma hoàng. Đốt cháy, sau đó dùng uống với rượu. Uống 2 - 3 lần/ ngày thì huyết sẽ ra hết.
16. Chữa chứng đau do lạnh và phong tý: Quế tâm 60g và ma hoàng (bỏ rễ) 150g. Đem dược liệu ngâm với 1 lít rượu. Mỗi lần uống 1 thìa canh (nên hâm nóng trước khi dùng) cho ra mồ hôi sẽ hết đau nhức.
17. Chữa thiên hành nhiệt bệnh mới phát 1 - 2 ngày: Ma hoàng 40g. Bỏ đốt, sau đó sắc với 4 thăng nước còn lại 2 thăng, vớt bỏ bã. Thêm 1 nắm gạo tẻ vào và nấu thành cháo.
18. Trị trúng phong khiến các khớp đau nhức, chân tay co rút, tâm loạn, phiền nhiệt, sợ lạnh và không muốn ăn uống: Hoàng cầm 18 thù, hoàng kỳ 12 thù, ma hoàng 30 thù, tế tân 12 thù, độc hoạt 30g. Sắc uống, ngày dùng 1 thang.
19. Chữa thương hàn, hoàng đản biểu nhiệt: Ma hoàng 1 nắm. Bỏ đốt rồi cho vào bọc vải, đem ngâm với 5 thăng rượu chưng đến khi còn ½ thăng. Dùng uống cho đến khi ra mồ hôi là khỏi.
20. Chữa các bệnh về thủy, mạch tiểu, trầm thuộc về chứng âm: Phụ tử 1 củ (đem nướng), cam thảo 60g và ma hoàng 90g. Đem sắc uống, ngày dùng 1 thang.
21. Chữa tim dưới hồi hộp: Bán hạ và ma hoàng các vị bằng lượng nhau. Đem tán thành bột mịn, sau đó trộn với mật làm thành viên to bằng hạt đậu. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần dùng 3 viên.
22. Chữa thương hàn phần biểu chưa giải, vùng dưới tim có thủy khí, khát, tiêu chảy, bụng dưới đầy, suyễn và tiểu ít không thông: Tế tân, can khương, ma hoàng (bỏ mắt), cam thảo (chích), thược dược, quế chi (bỏ vỏ) mỗi vị 3 lạng, bán hạ nửa thăng (cho vào trước) và ngũ vị tử nửa thăng. Đem sắc uống, ngày dùng 1 thang.
23. Chữa chứng dương hư mắc bệnh ngoại cảm phong hàn: Thục phụ tử và tế tân mỗi vị 4 – 8g, ma hoàng 6 – 8g. Sắc uống, chia làm 3 lần uống và dùng hết trong ngày.
24. Chữa viêm khớp và viêm khớp dạng thấp: Cam thảo, ma hoàng, cương tàm, một dược, ngưu tất, nhũ hương, ma hoàng, toàn yết và thương truật mỗi vị 36g, mã tiền tử 300g. Dùng một dược và nhũ hương bỏ lên miếng ngói sao bỏ dầu. Mã tiền đem nấu với 300g đỗ xanh đến khi đỗ xanh nứt ra thì đem mã tiền ra, bóc vỏ đen, cắt thành lát mỏng và đem phơi khô, sau đó sao thành màu vàng đen. Các vị còn lại đem bỏ vào nồi đất, sao vàng, sau đó đem tất cả dược liệu tán thành bột mịn. Mỗi lần dùng 0.5 – 1g uống với rượu trước khi ngủ (sau khi uống cần tránh gió). Nếu dùng cho người cao tuổi và người có cơ thể suy yếu nên gia giảm liều lượng.
25. Chữa ho suyễn: Cam thảo 4g, khoản đông hoa và tang bạch bì mỗi vị 12g, ma hoàng, chế bán hạ mỗi vị 6 - 12g, hoàng cầm 8 - 12g, tô tử 6 - 8g, bạch quả (sao) 10 – 20g, hạnh nhân 6 – 8g và ma hoàng 6 – 12g. Sắc với nước uống, chia thành 2 lần uống trong ngày.
26. Chữa chứng mồ hôi trộm do suy nhược cơ thể hoặc do lao: Cám 10g, ma hoàng căn và hoàng kỳ mỗi vị 4g, mẫu lệ 10g. Đem sắc với 600ml nước còn lại 200ml, chia thành 2 – 3 lần uống trong ngày.
27. Trị nổi mề đay thể phong hàn:
Bài 1: Kinh giới, đẳng sâm, đại táo và phòng phong mỗi vị 12g, ma hoàng 6g, bạch chỉ, hoàng kỳ, bạch thược và quế chi mỗi vị 8g, sinh khương 6g. Đem sắc uống, ngày dùng 1 thang.
Bài 2: Tử tô, bạch thược, gừng sống, kinh giới mỗi vị 12g, bạch chỉ, quế chi và phòng phong mỗi vị 8g, tế tân và ma hoàng mỗi vị 6g. Đem sắc uống, ngày dùng 1 thang.
Kiêng kỵ:
Dương hư tự ra mồ hôi, không nên dùng.
Thận trọng khi dùng cho bệnh nhân cao huyết áp và suy tim.
Trong trường hợp không có dược liệu ma hoàng, có thể sử dụng mộc tặc thảo để thay thế.
Dược liệu kỵ Thạch vi và Tế tân.
Không dùng cho người bị thổ huyết, phụ nữ mang thai và cơ thể vốn khí hư, suy nhược.
Ghi chú:
Rễ Ma hoàng (Ma hoàng căn) có tác dụng cầm mồ hôi.
Tham khảo:
- Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam (Viện dược liệu), Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, 2004
- Từ điển cây thuốc Việt Nam (Võ Văn Chi), Nhà xuất bản Y học, 1997
- Những cây thuốc và vị thuốc Việt nam (Đỗ Tất Lợi), Nhà xuất bản Y học, 2004
- theplanlist.org
- efloras.org
Bài viết Cây thuốc - Vị thuốc khác
- Công dụng của cây Cỏ cói - Bolboschoenus yagara
- Công dụng của cây Gai lan - Boehmeria clidemioides
- Công dụng của cây Rau mác bao - Pontederia vaginalis
- Công dụng của cây San dẹp - Paspalum dilatatum
- Công dụng của cây Áo cộc - Liriodendron chinense
- Công dụng của cây Nghệ sen - Curcuma petiolata
- Công dụng của cây Cao lương đỏ - Sorghum bicolor
- Công dụng của cây Dương đào dai - Actinidia coriacea
- Công dụng của cây Lục đạo mộc trung quốc - Abelia chinensis
- Công dụng của cây Sú- Aegiceras corniculatum
- Công dụng của cây Ấu tàu - Aconitum carmichaelii
- Công dụng của cây Bù dẻ hoa đỏ - Uvaria rufa
- Công dụng của cây Chùm ruột núi- Antidesma pentandrum
- Công dụng của cây Cánh diều - Melanolepis multiglandulosa
- Công dụng của cây Sang sóc - Schima wallichii
- Công dụng của cây Tường anh - Parietaria micranta
- Công dụng của cây Bèo đất - Drosera burmannii
- Công dụng của cây Mắc cỡ tàn dù - Biophytum sensitivum
- Công dụng của cây Quả bánh mì - Artocarpus parvus
- Công dụng của cây Sồi bạc - Quercus incana