MẠCH MÔN - Chữa ho khan
MẠCH MÔN (麥 門)
Radix Ophiopogonis
Mạch môn: Ophiopogon japonicus (Thunb.) Ker Gawl.; Photo gardenia.net and tcmwiki.com
Tên khác:
Mạch môn đông, Mạch đông, Duyên giới thảo, Thốn đông, Đại mạch đông, cây Lan tiên.
Tên khoa học:
Ophiopogon japonicus (Thunb.) Ker Gawl., họ Măng tây (Asparagaceae).
Tên đồng nghĩa:
Anemarrhena cavaleriei H.Lév.; Convallaria graminifolia Salisb.; Convallaria japonicaThunb.; Convallaria japonica L. f.; Convallaria japonica var. minor Thunb.; Flueggea anceps Raf.; Flueggea angulata Raf.; Flueggea japonica (Thunb.) Rich.; Liriope gracilis (Kunth) Nakai; Mondo gracile (Kunth) Koidz.; Mondo gracile var. brevipedicellatum Koidz.; Mondo japonicum (Thunb.) Farw.; Mondo longifolium Ohwi; Mondo stolonifer (H.Lév. & Vaniot) Farw.; Ophiopogon argyi H.Lév.; Ophiopogon chekiangensis Koiti Kimura & Migo; Ophiopogon gracilis Kunth; Ophiopogon gracilis var. brevipedicellatus (Koidz.) Nemoto; Ophiopogon japonicus var. caespitosus Okuyama; Ophiopogon japonicus var. elevatus Kuntze; Ophiopogon japonicus var. umbrosus Maxim.; Ophiopogon merrillii Masam.; Ophiopogon ohwii Okuyama; Ophiopogon stolonifer H.Lév. & Vaniot; Polygonastrum compressum Moench; Slateria coerulea Siebold ex Miq.; Slateria japonica (Thunb.) Desv.; Tricoryne acaulis D.Dietr.; Tricoryne caulescens D.Dietr.
Mô tả:
Cây: Cây thuộc thảo cao 10-40 cm. Lá mọc từ gốc, hẹp, dài, gân lá song song, mặt trên màu xanh thẫm, mặt dưới trắng nhạt. Hoa màu lơ nhạt mọc thành chùm, quả mọng màu tím. Rễ chùm có nhiều rễ phình thành củ nhỏ hình thoi.
Dược liệu: Rễ hình thoi, ở mỗi đầu còn vết tích của rễ con, dài 1,5 - 3,5 cm, đường kính 0,2 - 0,8 cm, để nguyên hay bổ đôi theo chiều dọc. Mặt ngoài có màu vàng nâu nhạt, có nhiều nếp nhăn dọc. Mặt cắt ngang có lớp vỏ mỏng màu nâu nhạt, phần ruột trắng ngà, có lõi nhỏ ở chính giữa. Mùi thơm nhẹ, vị hơi ngọt sau đó hơi đắng.
Bộ phận dùng:
Rễ củ phơi hay sấy khô của cây Mạch môn (Radix Ophiopogonis).
Phân bố, sinh thái:
Phân bố chủ yếu ở vùng Đông và Trung Á. Cây có nguồn gốc ở Trung Quốc và Nhật Bản, hiện cũng được trồng nhiều ở Trung Quốc.
Ở Việt Nam, mạch môn là cây thuốc được trồng từ lâu đời. Đó là cây ưa ẩm, chịu bóng, ra hoa quả hàng năm. Hiện chưa quaa sát được cây con mọc từ hạt. Cây có khả năng đẻ nhánh khỏe; từ 2 - 3 nhánh con đem trồng, sau 1 năm cây phát triển thành một khóm lón, với hàng chục nhánh con.
Trồng trọt:
Mạch môri được trồng ở nhiều noi thành các luống nhỏ, dọc lối đi, bao quanh sân để làm cảnh và làm thuốc.
Cây được ưồng bằng nhánh. Có thể trồng quanh năm, tốt nhất vào mùa xuân. Đất nào cũng trồng được mạch môn, nhưng đất thịt nhẹ, đất cát pha, cao ráo thoát nước thích hợp hơn. Trồng thành luống, cần làm đất nhỏ, lên luống cao 20-25 cm, rộng 0,9-1,2 m, bón lót một ít phân chuồng. Bụi mạch môn được tách thành khóm, mỗi khóm 2 - 3 nhánh, cắt bớt lá và rễ rồi trồng với khoảng cách 30 X 30 cm. Trồng sâu 5 - 7cm, lấp đất kín gốc và tưới giữ ẩm. Hàng tháng, cần tưới thúc bằng nước phân chuồng, nước giải hoặc đạm pha loãng, kết hợp làm cỏ, xới xáo nhẹ trên mặt đảm bảo đất luôn tơi xốp, thoáng khí. Mỗi năm, nên bổ sung phân chuồng mục vào cuối mùa đông, đầu mùa xuân. Chưa phát hiện sâu bệnh hại. Cây trồng sau 2 – 3 năm có thể thu hoạch củ.
Thu hái:
Rễ củ thu hoạch vào tháng 9-12 ở những cây mọc được 2 năm, cắt bỏ rễ con, rửa sạch, củ nhỏ để nguyên, củ to bổ đôi, phơi hay sấy nhẹ cho khô.
Chế biến:
+ Chu mạch môn: Dùng mạch môn cho vào chậu, phun một ít nước cho củ hơi mềm. Áo bột chu sa bên ngoài, sau đó đem phơi khô (theo Dược Tài Học).
+ Đem củ tươi tẩm nước nóng cho mềm, sau đó rút bỏ lõi. Đem sao nóng và để nguội khoảng 3 – 4 lần, đem tán bột (theo Lôi Công Bào Chích Luận).
+ Rửa nhanh, để ráo cho vỏ se lại, dùng nhíp loại bỏ lõi. Bổ đôi, phơi khô hoặc đem sao vàng (theo Dược Liệu Việt Nam).
Bảo quản:
Đậy kín và để nơi khô thoáng, tránh ẩm.
Thành phần hoá học:
+ Saponin steroid: ophiopogonin A,B,C,D. ophiopogonin A,B và D khi thủy phân cho phần aglycon là ruscogenin. Cấu trúc của ophiopogonin B và D đã được xác định. Mạch đường đặc biệt được nối vào OH ở C1.
+ Carbohydrat gồm có một số glucofructan và một số monosaccharid: glucose, fructose và saccharose.
+ b-sitosterol, stigmasterol và b-sitosterol b-D-glucosid.
Tác dụng dược lý:
+ Dược liệu tác dụng tăng huyết lượng động mạch vành, bảo vệ bệnh thiếu máu cơ tim, cải thiện lực co bóp cơ tim và chống rối loạn nhịp tim, trên thực nghiệm, dược liệu còn có tác dụng an thần.
- Trên thực nghiệm, tiêm bắp cho thỏ nước sắc Mạch môn: làm tăng đường huyết, nhưng cũng có báo cáo nói hạ đường huyết.
- Dược liệu có tác dụng ức chế mạnh trực khuẩn đại trường, tụ cầu trắng và trực khuẩn thương hàn (theo Trung Dược Học).
- Bột mạch môn có khả năng ức chế E. coli và Staphylococcus albus, Shigella dysenteriae, Bacillus subtilis(theo Chinese Hebral Medicine).
- Thực nghiệm trên thỏ cho thấy tiêm bắp nước sắc có tác dụng tăng/ hạ đường huyết (theo Trung Dược Học).
- Tác dụng nội tiết: Dịch chiết ethanol hoặc nước sắc từ mạch môn tiêm cho thỏ nhận thấy tăng lượng dự trữ glycogen (theo Chinese Hebral Medicine).
- Tác dụng chống viêm rõ rệt đối vói cả hai giai đoạn cấp tính và bán mạn tính của phản ứng viêm thực nghiệm.
- Tác dụng gây thu teo tuyến ức với mức độ yếu.
- Liều cao 200 g/kg cho uống không gây biểu hiện độc cấp tính trên chuột thí nghiệm. Trong nghiên cứu về khả năng thích nghi đối vói những yếu tố bất lợi của môi trường trên thực nghiệm, đã cho chuột uống thuốc sinh mạch tán gồm 3 vị : mạch môn, nhân sâm, ngũ vị và nhận thấy thời gian cầm cự đối với nhiệt độ cao 42° C ở lô thử nghiệm đã kéo dài hơn rõ rệt so với lô chứng. Về giải phẫu bệnh lý, có hình ảnh sung huyết nhẹ ở các phủ tạng, nhưng không có sự khác biệt rõ rệt giữa lô thử nghiệm và lô chứng. Đã nghiên cứu tác dụng chống ho trên thực nghiệm của rễ mạch môn và thấy có tác dụng giảm ho rõ rệt khi gây ho nhẹ bằng khí dung với amoniac hoặc acid citric. Đồng thời cũng chứng minh tác dụng long đờm, tăng tiết dịch ở niêm mạc khí phế quản của mạch môn.
- Tác dụng hạ đường huyết; Dịch chiết với nước của mạch môn áp dụng trên thỏ bình thường và thỏ gây đái tháo đường bằng alloxan đều có tác dụng hạ đường huyết kéo dài.
- Tác dụng chống viêm: Dịch chiết với ethanol của mạch môn thí nghiệm trên chuột cống trắng gây phù chân bằng carragenin có tác dụng ức chế phù.
Bài thuốc gồm mạch môn l0g, bách bộ l0g, rễ dâu l0g, vỏ quýt 5g, xạ can 5g, cam thảo dây 5g, áp dụng để chữa ho với dạng cao lỏng, đã đạt kết quả tốt 21,8%, trung bình 58,33%, không kết quả 19,43% trong các ca điều tri, và bệnh nặng lên 0,44% trong số bệnh nhân điều trị.
Tính vị:
Vị ngọt, hơi đắng, tính hàn.
Qui kinh:
Vị, Phế, Tâm.
Công năng:
Dưỡng âm, sinh tân (dịch), nhuận phế, thanh tâm.
Công dụng:
Rễ củ mạch môn được dùng để chữa ho khan, tân dịch thương tổn, khát nước, ho lao, sốt, khát nước, tâm bứt rứt mất ngủ, nội nhiệt tiêu khát, trường ráo táo bón, thổ huyết, chảy máu cam.
Còn dùng để lợi tiểu và chữa thiếu sữa, điều hòa nhịp tim khỏi hồi hộp, chữa táo bón, lở ngứa. Ngày dùng 6 - 20g, dạng thuốc sắc.
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 6-12g, dạng thuốc sắc, khi dùng rút bỏ lõi mới có tác dụng tốt.
Bài thuốc:
1. Chữa lao phổi, viêm phế quản mạn tính, viêm họng mạn, có hội chứng phế âm hư ho kéo dài, ho khan: có thể phối hợp với Bán hạ, Đảng sâm, dùng bài:
+ Mạch môn đông thang (Kim quỹ yếu lược): Mạch môn 20g, Bán hạ chế 6g, Đảng sâm 12g, Cam thảo 4g, Cánh mễ 20g, Đại táo 4 quả, sắc uống.
+ Mạch vị Đại hoàng hoàn (Bát tiên trường thọ hoàn): 8 - 10g x 2 lần/ngày.
2. Chữa bệnh nhiễm thời kỳ hồi phục, đại tiện táo bón, hư nhiệt, phiền khát: gia Sinh địa, Huyền sâm. dùng bài: Dưỡng chính thang: Mạch môn 12g, Ngọc trúc 20g, Hà thủ ô 16g, Đương qui 12g, Thục địa 16g, Sinh địa 12g, Hoài sơn 16g, Phục linh 8g, Nữ trinh tử 12g, Thiên hoa phấn 8g, Bạch thược 8g, Chích thảo 4g, sắc uống.
3. Chữa suy tim có chứng hư thoát ra mồ hôi nhiều, mạch nhanh huyết áp hạ: phối hợp Nhân sâm, Ngũ vị tử, dùng bài:
+ Sinh mạch tán (Nội ngoại thương biện hoặc luận): Mạch môn 16g, Nhân sâm hoặc Đảng sâm (lượng gấp đôi) 8g, Ngũ vị tử 6g, sắc uống, để bổ khí âm.
+ Trường hợp ra mồ hôi nhiều, bứt rứt khó chịu, dùng bài: Mạch môn 20g, Hoàng kỳ 8g, Đương qui 8g, Ngũ vị tử 4g, Chích thảo 4g, sắc uống.
4. Chữa táo bón do âm hư: dùng bài Tăng dịch thang: Mạch môn đông 20g, Sinh địa 20g, Huyền sâm 12g, sắc uống.
5. Chữa táo bón: Mạch môn 12g, Sinh địa 12g, Huyền sâm 8g. Sắc 400ml nước còn 200ml. Chia uống 3 lần trong ngày trước bữa ăn 20-30 phút.
6. Chữa tim hồi hộp, miệng khát: Mạch môn 8g, búp Tre khô 10g, Huyền sâm 12g, Sinh địa 15g, Đan sâm 10g, Liên kiều 10g, Hoàng liên 3g cho vào sắc lấy nước, Thủy ngưu giác mài với rượu nhẹ, đun cho bay hơi rượu rồi pha với nước sắc ở trên để uống sẽ có tác dụng tĩnh tâm an thần.
7. Chữa viêm họng mạn, viêm phế quản mạn, lao phổi và hội chứng phế có kèm ho khan: Dùng bán hạ chế 6g, cam thảo 4g, đại táo 4 quả, mạch môn 20g, đảng sâm 12g, ngạch mễ 20g. Đem sắc uống cho đến khi hết bệnh.
8. Trị chảy máu cam: Dùng mạch môn bỏ lõi 20g, sinh địa 20g đem sắc uống.
9. Chữa Tỳ và Phế có hư nhiệt bốc lên và họng lở loét: Dùng hoàng liên 20g, mạch môn 40g, đem tán nhuyễn, trộn mật ong làm hoàn. Viên hoàn to bằng hạt ngô đồng, mỗi lần dùng 20 viên uống với nước sắc mạch môn.
10. Trị hư lao, cốt chưng, lao nhiệt, khách nhiệt và Tâm Phế có hư nhiệt: Dùng ngũ vị tử, miết giáp, địa hoàng, thiên môn, mạch môn, sa sâm, thanh hao, ngưu tất, thược dược, ngô thù du. Đem các vị tán bột, trộn mật làm viên.
11. Chữa khát uống nước không ngừng: Dùng mạch môn bỏ lõi 120g, ô mai nhục 20 quả. Đem sắc thuốc với 1 thăng nước, còn lại 7 hộc, chia đều uống hết trong ngày.
12. Chữa họng đau, ho ít đờm, Phế và Vị bị táo nhiệt, họng khô: Dùng mạch môn 1kg, thiên môn 1kg đem nấu thành cao. Sau đó thêm mạch nha 0.5kg khuấy đều. Mỗi lần dùng 1 – 2 thìa canh trước khi ăn, dùng trong vòng 3 ngày.
13. Trị răng chảy máu: Dùng mạch môn sắc uống.
14. Chữa tiêu khát: Dùng hoàng liên, mạch môn sắc uống.
15. Bài thuốc chữa vinh khí muốn tuyệt: Dùng chích thảo 80g, mạch môn 40g, táo 2 quả, hàng mễ ½ hộc, trúc diệp 10 lá. Đem các vị sắc với 2 thăng nước, còn lại 1 thăng. Chia thành 3 lần uống và dùng hết trong ngày.
16. Chữa ho khan, họng đau, táo nhiệt hại phế và đờm dính: Dùng thạch cao 10g, cam thảo 4g, a giao 3g, tỳ bà diệp 4g, mạch môn 5g, tang diệp 12g, mè đen 4g, hạnh nhân 3g, đem sắc uống.
Kiêng kỵ:
Tỳ vị hư hàn, ăn uống chậm tiêu, ỉa chảy không nên dùng.
Tham khảo:
- Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam (Viện dược liệu), Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, 2004
- Từ điển cây thuốc Việt Nam (Võ Văn Chi), Nhà xuất bản Y học, 1997
- Những cây thuốc và vị thuốc Việt nam (Đỗ Tất Lợi), Nhà xuất bản Y học, 2004
- theplanlist.org
- efloras.org
Bài viết Cây thuốc - Vị thuốc khác
- Công dụng của cây Cánh diều - Melanolepis multiglandulosa
- Công dụng của cây Sang sóc - Schima wallichii
- Công dụng của cây Tường anh - Parietaria micranta
- Công dụng của cây Bèo đất - Drosera burmannii
- Công dụng của cây Mắc cỡ tàn dù - Biophytum sensitivum
- Công dụng của cây Quả bánh mì - Artocarpus parvus
- Công dụng của cây Sồi bạc - Quercus incana
- Công dụng của cây Sang trắng - Putranjiva roxburghii
- Công dụng của Cỏ ba lá - Trifolium repens
- Công dụng của cây Trạch quạch - Adenanthera pavonina
- Công dụng của cây Sung dâu - Ficus callosa
- Công dụng của cây Neem - Azadirachta indica
- Công dụng của cây Cau đất - Tropidia curculigoides Lindl.
- Công dụng của cây Điền điển phao - Sesbania javanica
- Công dụng của cây Mâm xôi đen - Rubus fruticosus
- Công dụng của cây Xương rồng trụ - Cereus jamacaru
- Công dụng của cây Bướm đêm đa hoa - Middletonia multiflora
- Công dụng của cây Ngọc nữ lá chân vịt - Clerodendrum palmatolobatum
- Công dụng của cây Bướm bạc một hoa - Mussaenda uniflora
- Công dụng của cây Tàu muối - Vatica odorata