MIẾT GIÁP-Chữa lao phổi có triệu chứng hư nhiệt,
MIẾT GIÁP (鳖甲)
Carapax Trionicys
Vị thuốc Miết giáp
Tên khác:
Mai ba ba, Thủy ngư xác, Giáp ngư, Miết xác, Cua đinh (miền Nam), Tortoise (Anh), tourtue de rivieère (Pháp).
Tên khoa học:
Trionyx sinensis Wiegmann., họ Baba (Triomychidae)
Mô tả:
Miết giáp hình bầu dục hoặc hình trứng, mặt lưng cong lên, dài 10 - 15 cm, rộng 9 - 14 cm, mặt ngoài nâu đen hoặc lục sẫm, hơi sáng óng ánh, có vân lưới nhỏ, đốm màu vàng xám hoặc trắng tro, ở giữa sống lưng có đường gờ thẳng theo chiều dọc. Hai bên phải và trái có 8 đường lõm ngang đối xứng. Khi bóc lớp da bên ngoài có thể thấy các đường nối hình răng cưa. Mặt trong màu trắng, ở giữa nhô lên đốt sống, đốt sống cổ cong vào phía trong có 8 đôi xương sườn xếp 2 bên đốt sống thẳng ra mép. Chất cứng, mùi hơi tanh, vị mặn.
Bộ phận dùng:
Dược liệu là mai con Ba ba đã phơi hay sấy khô (Carapax Trionicy).
Phân bố, sinh thái:
Ba ba có nguồn gốc rất xa xưa, phân bố ở các vùng nước ngọt Đông Nam châu Á, Trung Quốc, Ân Độ, châu Phi và Bắc Mỹ. Bơi nhanh, lặn được lâu trong nước. Khi ở cạn, ba ba trở nên chậm chạp, vụng về. Chuyên ăĩi các động vật nhỏ như giun đất, cá, tôm, ốc và thực vật thuỷ sinh. Đẻ trứng ở cát gần mé nước.
Ba ba được thu hoạch vào tháng 3 đến tháng 9, nhưng sản lượng cao nhất vào tháng 5, tháng 7. Hiện nay, do nhu cầu tiêu thụ lớn, nên người ta đã phát triển việc nuôi ba ba ở quy mô gia đình để tự túc thức ăn và cung cấp cho các nhà hàng đặc sản.
Thu hái:
Ba ba bắt được quanh năm, phần lớn thu hoạch vào mùa thu và mùa đông. Mổ lấy phần cứng ở trên lưng, cho vào nước sôi, đun 1 - 2 giờ cho đến khi lớp da trên mai có thể bong ra. Vớt lấy mai, bóc hết thịt còn dính lại, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô.
Cách lấy mai ba ba:
Ba ba bắt về, cắt cổ lấy tiết hứng ngay vào ít rượu, rồi cho cả con vào nồi nước sôi, đun trong 1- 2 giờ, vớt ra, gỡ lấy mai, để nguyên hoặc ngâm nước phèn một đêm (20g phèn cho Ikg mai), rồi cạo sạch thịt và màng, phơi khô. Nếu lấy mai khi con vật còn sống thì tốt hơn (không dùng mai đã cắt nhỏ nấu ăa).
Mai ba ba hình bầu dục, hay hình trứng rộng, trên dưới phẳng, dài 10- 20cm, rộng 8,5- 16,5cm, nhô dần lên ở phía giữa, mặt lưng màu xám đen hoặc lục đen loang lổ, hơi sáng bóng, có nhiều vân nhăn. Mặt bụng màu trắng đục là một khung gồm xương sống chạy dọc ở giữa, có 8 đốt, mỗi đốt mang hai xương sườn thẳng hàng, uốn vào phía trong. Chất cứng chắc. Thứ mai to bản, dày chắc, không sót thịt và màng là loại tốt.
Bào chế:
+ Miết giáp: Lấy miết giáp khô, cho vào nồi đồ khoảng 45 phút, lấy ra để vào nước nóng, lập tức dùng bàn chải cứng chải sạch da thịt còn sót lại, rửa sạch, phơi khô.
+ Thố miết giáp (chế giấm): Lấy cát cho vào nồi rang cho tới khi cát tơi ra, cho Miết giáp vào, sao tới khi mặt ngoài hơi vàng. Lấy ra, loại bỏ cát, ngâm qua giấm, để khô, khi dùng giã nát. Cứ 10 kg mai Ba ba dùng 2 lít giấm.
+ Nấu cao: Ngâm mai vào nước tro bếp (tro rơm rạ hay củi) trong một đêm, lấy ra rửa sạch, tẩm rượu (có thể ngâm rượu gừng với tỷ lệ 50g gừng cho 1 lít rượu 40oC) rồi cắt nhỏ, nấu với nước luôn sâm sấp và sôi liên tục trong một ngày, một đêm. Chắt lấy nước thứ nhất. Thêm nước, tiếp tục nấu để được nước thứ hai, thứ ba. Gộp các nước chắt lại, lọc kỹ, cô thành cao đặc ở nhiệt độ 70oC trở lên được miết giáp cao. Cao tốt phải có hai lớp khi cắt ngang, lớp trên có màu nâu hơi vàng bóng, lớp dưới có màu nâu đen, mùi thơm, không tanh.
Thành phần hoá học:
Keratin, iod, vitamin D, muối khoáng.
Tính vị:
Miết giáp có vị mặn và tính hàn, không chứa độc.
Quy kinh:
Can, Tỳ và Phế.
Công năng:
Tư âm, tiềm dương, nhuyễn kiên, thoái nhiệt.
Công dụng:
Dùng điều trị âm hư phát sốt, lao nhiệt nóng trong xương, huyết áp cao, trẻ em sốt co giật, phụ nữ kinh bế, hòn cục, ung nhọt., sốt rét lâu ngày sưng lá lách.
Ngoài ra:
Thịt ba ba: Nhân dân thường dùng thịt ba ba làm thức ăn bồi dưỡng cho người tạng nhiệt, luôn nóng trong, mồ hôi ra nhiều dưới dạng nấu cháo hoặc hầm nhừ. Thuốc thích hợp với người cao tuổi (chữa hư lao, ho khan, lưng gối đau mỏi), ham giới (chữa thận yếu, rụng tóc, kiết lỵ), phụ nữ (chữa khí hư, rong huyết, băng huyết), trẻ em (chữa cam gầy).
Phụ nữ đôi khi còn ăn thịt ba ba nấu với ngó sen để chữa băng huyết, rong kinh hoặc với chân giò lợn, táo tàu làm thuốc tăng tiết sữa.
Dân gian cho rằng ăn thịt ba ba với kinh giới sẽ sinh lở ngứa.
Máu ba ba (Miết huyết): Pha rượu uống nóng làm chóng phục hồi sức khoẻ ở ngưòd mới ốm dậy, chữa hoa mắt, choáng váng, khó thở, bốc nhiệt, kém ăn, mệt mỏi. Máu ba ba ngâm với mật ong có thể trị bệnh đái đường, hen suyễn, bệnh tim mạch, đường ruột, nhiễm lạnh.
Mỡ ba ba (Miết cao): Đem rán thành dạng mỡ nước được dùng bôi ngoài chữa bỏng, lở loét, vết thương, mụn nhọt, bệnh trĩ.
Trứng ba ha (Miết noãn): Lấy lòng đỏ gói lá chuối, nướng chửi hoặc rán không mỡ, ăn chữa kiết lỵ mạn tính; dùng lòng trắng bôi trị bệnh trĩ.
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 10 - 30g, dạng thuốc sắc, bột, cao.
Bài thuốc:
1. Chữa lao phổi có triệu chứng hư nhiệt, triều nhiệt, mồ hôi trộm: Thanh cốt tán (Chứng trị chuẩn thằng): Ngân sài hồ 12g, Hồ Hoàng liên 4g, Miết giáp 20g (sắc trước), Thạch cao 8g, Tần giao 8g, Địa cốt bì 12g, Tri mẫu 12g, Cam thảo 4g, sắc uống.
2. Chữa chứng sốt rét kéo dài thời kỳ cuối của nhiều bệnh nhiễm: có hội chứng can âm bất túc như chân tay run giật, lưỡi khô mà trơn bóng, mạch tế sác nhược, dùng bài: Tam giáp phục mạch thang ( Ôn bệnh điều biện): Sinh Mẫu lệ 20g, Sinh Miết giáp 30g (đập vụn sắc trước), Sinh Qui bản 40g (sắc trước), Chích thảo 20g, Can đại hoàng 20g, Sinh Bạch thược 20g, Mạch môn 18g (không bỏ lõi), A giao 12g (hòa thuốc), Hỏa Ma nhân 12g, sắc uống.
3. Chữa gan lách to: trong những trường hợp viêm gan mãn, xơ gan, gan lách to, có triệu chứng âm hư hỏa thịnh, vùng gan đau, hoa mắt, bứt rứt, có thể dùng Chích Miết giáp phối hợp, Tiêu dao tán, Nhất quán tiễn có tác dụng: Trường hợp sốt kéo dài, lách to thì vị Miết giáp là không thể thiếu, dùng bài:
+ Miết giáp ẩm gia giảm: Miết giáp (chích dấm) 40g (cho trước), Hoàng kỳ 12g, Bạch truật 8g, Binh lang 12g, Xuyên phác 4g, sao Bạch thược 12g, Sinh khương 3 lát, Đại táo 3 quả, sắc uống.
4. Chữa bệnh phụ khoa, kinh nguyệt ra nhiều, chứng băng lậu: thuốc có tác dụng thu liễm lý huyết, dùng Chích Miết giáp phối hợp A giao, Đương qui thán, Bào khương thán, Ngải diệp, Bạch thược.
5. Chữa nhọt lở khó lành miệng: dùng Miết giáp phối hợp với Hoàng kỳ, Long cốt, Mẫu lệ, Chi tử, Phòng phong có tác dụng tăng sức thu liễm.
6. Chữa kinh nguyệt tắc do cơ thể suy nhược: Mai ba ba 30g, tán nhỏ, rây bột mịn, cho vào bụng một con chim bồ câu (đã làm thịt) cùng với ít rượu và gia vị. Hấp cách thủy cho chín nhừ. Ăn hết làm một lần trong ngày.
7. Chữa mụn rò, chảy nước và mủ, lòi dom: Mai ba ba, mai rùa, phèn chua (lượng các vị bằng nhau) đốt tồn tính, tán nhỏ, rắc vào chỗ đau, ngày vài lần.
8. Trị xơ gan: Mai ba ba 30g, vảy tê tê 5g, cắt nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày.
9. Chữa chứng suyễn, thở gấp ở trẻ nhỏ:
Nguyên liệu: Miết giáp với lượng tùy ý cùng 50g lá nhót tươi.
Cách tiến hành: Đem đốt tồn tính mai ba ba rồi tán nhỏ và rây lấy bột mịn. Lá nhót đem rửa sạch rồi ép lấy nước. Mỗi lần lấy 4g thuốc bột cho trẻ uống trực tiếp với nước ép lá nhót.
10. Chữa kinh nguyệt bế tắc do cơ thể suy nhược:
Nguyên liệu: 30g miết giáp cùng 1 con chim bồ câu đã làm thịt và 1 ít rượu.
Cách tiến hành: Đem vị thuốc đi tán nhỏ rồi rây lấy bột mịn. Sau đó cho vào bụng chim bồ câu cùng 1 ít rượu và gia vị vừa đủ. Hấp cách thủy đến khi chín nhừ và ăn hết 1 lần khi còn ấm nóng.
11. Chữa lòi dom, mụn rò, chảy mủ:
Nguyên liệu: Miết giáp, phèn chua và mai rùa với lượng bằng nhau.
Cách tiến hành: Đem tất cả vị thuốc đi đốt tồn tính rồi tán thành bột. Sau đó rắc vào chỗ bị đau mỗi ngày vài lần.
12. Chữa chứng sốt rét kéo dài ở thời kỳ cuối của nhiều bệnh nhiễm:
Bài thuốc Tam giáp phục mạch thang
Nguyên liệu: 30g sinh miết giáp (đập vụn sắc trước), 20g sinh mẫu lệ, 20g chích thảo, 20g sinh quy bản (sắc trước), 20g sinh bạch thược, 20g can địa hoàng, 18g mạch môn (không bỏ lõi), 12g hỏa ma nhân cùng 12g a giao (hòa thuốc).
Cách tiến hành: Các vị thuốc cho hết vào ấm sắc lấy nước, bỏ bã rồi uống trong ngày, dùng ngày 1 thang.
13. Điều trị sốt rét kéo dài, lách to:
Bài thuốc Miết giáp ẩm gia giảm
Nguyên liệu: 40g miết giáp (chích dấm), 12g binh lang, 12g hoàng kỳ, 8g bạch truật, 12g bạch thược, 4g xuyên phác, 3 quả đại táo, 3 lát sinh khương.
Cách tiến hành: Tất cả các vị thuốc trên cho vào ấm sắc lấy nước đặc. Chia đều thành 3 lần uống, mỗi ngày 1 thang.
13. Chữa đau lưng, không vận động được:
Nguyên liệu: Miết giáp với lượng tùy ý.
Cách tiến hành: Vị thuốc trên đem đi sao vàng hoặc nướng chín rồi tán thành bột mịn. Mỗi lần uống 5g, tần suất 2 lần/ngày.
14. Chữa hư lao, phiền nhiệt:
Nguyên liệu: 20g chích miết giáp, 20g hoàng kỳ chích mật, 12g tần giao, 12g bạch thược, 20g thiên môn, 12g sài hồ, 12g tang bạch bì, 12g bạch linh, 12g bán hạ, 12g tử uyển, 12g tri mẫu, 12g sinh địa, 12g chích thảo, 6g nhục quế, 6g đảng sâm, 6g cát cánh.
Cách tiến hành: Các vị thuốc trên đem tán hết thành bột mịn để làm thuốc tán hay dùng thuốc thang đều được.
15. Chữa lao xương khớp thể âm hư hỏa vượng:
Nguyên liệu: 20g miết giáp, 8g thạch cao, 12g sài hồ, 12g địa cốt bì, 12g mẫu đơn bì, 12g ngưu tất, 12g xuyên tục đoạn, 4g hồng hoa, 8g đào nhân.
Cách tiến hành: Các vị thuốc trên cho hết vào ấm sắc cùng 1 thăng nước. Lấy phân nửa rồi lọc bỏ bã, chia nước thuốc thành nhiều lần uống, ngày dùng 1 thang. Trường hợp bị đổ mồ hôi trộm thì cần gia thêm 40g mẫu lệ. Còn nếu thấy có ổ áp xe lạnh thì gia thêm 16g liên kiều, 8g bối mẫu cùng 20g kim ngân hoa.
16. Chữa viêm gan do rượu:
Bài 1(Dùng cho thể âm hư): Cần có 20g miết giáp, 20g cát căn, 10g biển đậu, 10g hải tảo, 10g kê nội kim, 50g sinh hoàng kỳ, 10g địa miết trùng, 10g thanh bì, 10g đan sâm, 6g thanh đại, 15g trạch lan, 15g trạch tả, 15g bạch truật, 15g côn bố, 15g lai phục tử, 18g nhân trần, 15g sài hồ. Các vị thuốc trên sắc lấy nước rồi bỏ bã uống mỗi ngày 1 thang.
Bài 2 (Gia vị ôn đởm thang): Chuẩn bị 24g miết giáp, 10g tích dương thực, 15g bạch linh, 10g hoàng liên, 10g bán hạ chế, 12g sài hồ, 12g đào nhân, 12g trúc nhự, 12g xích thược, 15g bạch linh, 30g đan sâm, 30g sơn tra, 12g bạch thược. Các vị thuốc này sắc lấy nước, bỏ phần bã, uống ngày 1 thang. Bài thuốc này thích hợp với người bệnh viêm gan do rượu ở thể nhiệt ứ hỗ kết, can uất tỳ hư.
Bài 3 (Thanh can hoạt huyết phương): Cần chuẩn bị các vị thuốc miết giáp, sài hồ, cát căn, hoàng câm, cùng đan sâm với lượng bằng nhau. Đem sắc lấy nước uống trong ngày, mỗi ngày 1 thang. Bài thuốc giúp hoạt huyết giải độc, sơ can, thanh nhiệt.
17. Điều trị bệnh sốt rét:
Nguyên liệu: 20g miết giáp, 100g cây cam thìa, 100g lá thường sơn, 50g hà thủ ô trắng, 30g hạt cau, 80g thảo quả, 30g cam thảo nam, 30g vỏ chanh.
Cách tiến hành: Các vị thuốc trên đem tán thành bột mịn, sau đó trộn cho đều. Mỗi ngày dùng 40g chung với nước sôi ấm.
18. Điều trị xơ gan cố chướng giai đoạn IV:
Bài thuốc Kiện tỳ nhuyễn can thang
Nguyên liệu: 20g chích miết giáp, 15g sài hồ, 15g bạch linh, 15g ngũ linh chi, 15g bạch truật, 15g địa long, 15g đan sâm, 12g chỉ xác, 12g thanh bì, 12g bồ hoàng, 8g kê nội kim, 10g thuyên thảo, 30g bạch mao căn, 5g cam thảo.
Cách tiến hành: Tất cả các vị thuốc trên cho hết vào ấm sắc lấy nước, bỏ bã. Chia thành nhiều lần uống, mỗi ngày 1 thang.
19. Chữa chứng lao ở phụ nữ:
Bài thuốc Bổ huyết dưỡng âm hoàn
Nguyên liệu: 20g miết giáp, 20g bạch thược, 20g mạch môn, 20g câu kỷ tử, 20g mẫu đơn bì, 20g đương quy, 20g xuyên tục đoạn, 20g thanh hao, 20g ngũ vị tử, 20g phục linh, 20g ngưu tất, 20g sinh địa.
Cách tiến hành: Các vị thuốc trên đem nghiền hết thành bột rồi trộn đều để làm hoàn. Mỗi ngày uống 20g với nước sôi ấm.
20. Chữa ung thư gan giai đoạn 3, thể khí âm đều hao:
Nguyên liệu: 20g miết giáp, 32g thục địa, 12g trần bì, 20g sinh mẫu lệ, 20g đảng sâm, 20g sinh hoàng kỳ, 12g trạch tả, 12g phục linh, 12g đơn bì, 16g hoài sơn, 16g sơn thù nhục.
Cách tiến hành: Các vị thuốc trên đem sắc lấy nước, lọc bỏ phần bã. Có thể chia uống nhiều lần, ngày 1 thang.
21. Chữa ung thư hạch:
Nguyên liệu: 20g miết giáp, 20g bán chi liên, 10g cau, 10g đào nhân, 10g mẫu đơn bì, 10g đương quy, 10g xích thược, 5g trầm hương, 5g chỉ xác, 5g đại hoàng, 5g trương thuật.
Cách tiến hành: Các vị thuốc trên đem cho hết vào ấm, sắc lấy nước. Lọc bỏ bã rồi uống trong ngày, mỗi ngày chỉ 1 thang.
22. Chữa ung thư và u bướu giáp trạng:
Nguyên liệu: 20g sinh miết giáp, 20g kim ngân hoa, 20g sinh mẫu lệ, 16g hoa phấn, 20g bồ công anh, 30g bạch hoa xà thiệt thảo, 16g liên kiều, 4g sinh đại hoàng, 5g toàn yết, 12g côn bố, 12g hải tảo, 12g tam lăng, 12g nga truật.
Cách tiến hành: Các vị thuốc đem sắc lấy nước, bỏ bã và uống khi còn nóng. Liều lượng giới hạn đúng 1 thang/ngày.
23. Chữa huyết ứ, kinh nguyệt bế:
Nguyên liệu: 12g miết giáp, 12g đào nhân, 12g mẫu đơn bì, 12g mộc thông, 2g nhục quế, 12g xích thược, 12g thổ qua căn.
Cách tiến hành: Các vị thuốc cho vào ấm sắc với 1 thăng nước. Lấy 300ml, lọc bỏ bã chia làm 3 lần uống, ngày dùng 1 thang.
24. Chữa tăng năng lách:
Nguyên kiệu: 30g chích miết giáp, 30g chích sơn giáp, 10g nga truật, 35g hồng hoa, 25g đan sâm, 10g tam lăng, 25g hoàng kỳ, 25g trần bì.
Cách tiến hành: Các vị thuốc trên đem nghiền thành bột mịn rồi trộn đều với nhau. Mỗi lần lấy uống 7g cùng với nước sôi ấm, ngày uống 2 lần.
25. Chữa nhiễm trùng huyết bán cấp phản vệ:
Nguyên liệu: 30g sinh miết giáp, 9g tần giao, 9g tri mẫu, 15g sinh địa, 9g địa cốt bì, 6g đương quy, 9g hoàng cầm, 6g thanh hao, 3g ô mai, 9g bạch thược.
Cách tiến hành: Các vị thuốc trên sắc lấy nước, bỏ bã, uống mỗi ngày 1 thang.
26. Chữa ung thư buồng trứng:
Nguyên liệu: 30g miết giáp, 60g bán chi liên, 30g bạch anh, 60g long quỳ, 15g xà môi, 15g bồ bao thảo.
Cách tiến hành: Tất cả vị thuốc trên cho hết vào ấm, sắc với 1 thăng nước trên lửa nhỏ. Thu lấy 300ml, bỏ bã chia đều làm 3 lần uống, ngày 1 thang.
27. Chữa suy sinh dục nam:
Nguyên liệu: 30g miết giáp, 30g quy bản, 10g hoàng bá, 20g trạch tả, 20g sinh địa hoàng, 20g mẫu đơn bì.
Cách tiến hành: Các vị thuốc cho vào ấm, đổ thêm 3 chén nước. Sắc lấy phân nửa nước thuốc. Lọc bỏ phần bã và chia đều thành 3 lần uống, mỗi ngày 1 thang.
28. Chữa ung thư tuyến tụy chứng can đờm thấp nhiệt:
Nguyên liệu: 30g miết giáp sao, 24g mẫu lệ, 12g cương tằm, 30g nhân trần, 15g đan sâm, 15g phục linh, 30g bán chi liên, 12g đương quy, 10g nguyên hồ, 10g chi tử, 10g uất kim, 8g kê nội kim, 10g đào nhân.
Cách tiến hành: Các vị thuốc sắc lấy nước, bỏ phần bã, chia đều làm 3 lần uống, ngày 1 thang.
29. Điều trị bại não:
Nguyên liệu: 15g miết giáp, 15g mạch đông, 30g trân châu, 12g xích thược, 12g sinh địa, 12g bạch thược, 12g a giao, 12g quy bản, 12g địa long, 3g ngũ vị tử, 4,5g mẫu lệ, 1 cái kê tử hoàng, 5g chích thảo.
Cách tiến hành: Cho tất cả vị thuốc vào ấm sắc với nước trong 1 canh giờ. Lọc bỏ bã rồi uống khi nước còn ấm, ngày 1 thang.
30. Chữa lao màng bụng:
Nguyên liệu: 15g miết giáp, 30g tây hà liễu, 4g hoàng liên, 4g sâm tu, 30g sinh kỹ, 15g triết bối, 30g xa tiền thảo, 15g sinh địa, 15g mạch đông, 12g vân linh, 4g cam thảo, 15g qua lâu.
Cách tiến hành: Cho tất cả các vị thuốc trên vào ấm sắc lấy nước, lọc bỏ bã. Chia đều thành nhiều lần uống, 1 thang/ngày.
31. Chữa tăng năng tuyến giáp:
Nguyên liệu: 12g miết giáp (sắc trước), 9g đảng sâm, 6g ngũ vị tử, 9g mạch đông, 9g viễn chí, 12g huyền sâm, 24g sinh mẫu lệ, 12g côn bố, 9g quất hồng, 3g sài hồ, 9g hải tảo.
Cách tiến hành: Các vị thuốc trên đem cho vào ấm, thêm 1 thăng nước. Sắc trong vòng 30 phút, lọc bỏ bã, lấy nước uống trong ngày, dùng 1 thang/ngày.
32. Giúp hòa huyết điều kinh:
Nguyên liệu: 24g sinh miết giáp, 12g chích hoàng kỳ, 36g đương quy, 42g đảng sâm, 42g thục địa, 24g sơn thù du, 24g sơn dược, 18g đan bì, 18g trạch tả, 12g nhục quế, 18g vân linh, 12g phụ tử, 42g đan sâm, 26g sinh bạch truật, 30g nguyên hồ, 90g kê huyết đằng, 24g sa nhân, 24g hồng hoa, 26g sinh thỏ ti tử, 30g hà thủ ô, 48g cẩu tích (bỏ lông), 36g thiên niên kiện.
Cách tiến hành: Tất cả các vị thuốc trên tán thành bột mịn sau đó thêm nước để chế thành hoàn nhỏ. Đem sấy khô và bỏ vào hũ thủy tinh bảo quản. Mỗi lần uống 9g với nước sôi ấm, tần suất 3 lần/ngày. Uống trong 1 tuần thì ngưng 1 ngày.
Ghi chú:
Loài Ba ba gai (Trionyx steindachneri Sieb.) sống ở miền núi đôi khi cũng được dùng.
Kiêng kỵ:
Người ăn không tiêu, đi ỉa lỏng, vị yếu hay nôn mửa, phụ nữ có thai không dùng.
Tham khảo:
- Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam (Viện dược liệu), Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, 2004
- Từ điển cây thuốc Việt Nam (Võ Văn Chi), Nhà xuất bản Y học, 1997
- Những cây thuốc và vị thuốc Việt nam (Đỗ Tất Lợi), Nhà xuất bản Y học, 2004
Bài viết Cây thuốc - Vị thuốc khác
- Công dụng của cây Chòi mòi - Antidesma ghaesembilla
- Công dụng của cây Vẹt đen - Bruguiera sexangula (Lour.) Poir.
- Công dụng của cây Vẹt trụ - Bruguiera cylindrica
- Công dụng của cây Bầu nâu - Aegle marmelos
- Công dụng của cây nghệ lá từ cô - Curcuma alismatifolia
- Công dụng của cây Dướng leo - Broussonetia kazinoki
- Công dụng của cây Cúc leo - Mikania micrantha
- Công dụng của cây Gièng gièng - Butea monosperma
- Công dụng của cây Hoàng liên gai - Berberis julianae
- Công dụng của cây Móng bò sọc - Bauhinia variegata
- Công dụng của cây Hoa chông - Barleria cristata
- Công dụng của cây Khôi nước - Baliospermum solanifolium
- Công dụng của cây Hũng hoa to - Beaumontia grandiflora
- Công dụng của cây Tam lang - Barringtonia macrostachya
- Công dụng của cây Mấu chàm - Bauhinia scandens L.
- Công dụng của cây Thốt nốt - Borassus flabellifer
- Công dụng của cây Bù ốc leo - Stephanotis volubilis
- Công dụng của cây Móng bò vàng - Bauhinia tomentosa
- Công dụng của cây Nam sâm tàu - Commicarpus chinensis (L.) Heimerl
- Công dụng của cây Vẹt rễ lồi - Bruguiera gymnorhiza