MỘC THÔNG-Chữa phụ nữ sau sinh ít sữa
MỘC THÔNG (木通)
Caulis Clematidis
Nguồn gốc:
Theo thống kê có hơn 10 loại cây khác nhau thuộc các họ thực vật khác nhau, chủ yếu thuộc 2 họ: Mộc thông (Aristolochiaceae), Mao lương (Ranulculaceae). VD cây Tiểu Mộc Thông (Clematis armandii Franch.), hoặc cây Tú cầu đằng (Clematis montana Buch. - Ham. ex DC), họ Mao lương (Ranunculaceae). Mã đâu linh- Aristolochia manshuriensis Kom. Họ Mộc thông (Aristolochiaceae)
Loài Mộc thông: Iodes vitiginea (Hance) Hance; Họ Icacinaceae
Mộc thông: Iodes vitiginea (Hance) Hance; Họ Icacinaceae
Tên đồng nghĩa:
Erythrostaphyle vitiginea Hance; Iodes ovalis var. vitiginea (Hance) Gagnep.; Iodes vitiginea (Hance) Hemsl.; Sabia edulis H.Lév. ; Vitis chrysobotrys H.Lév. & Vaniot
Tên khác:
Dây khố rách.
Mô tả:
Cây nhỏ leo, cao 7-10m. Thân cành mềm, có ít lông và tua cuốn. Lá mọc đối, hình trái xoan, gốc tròn hoặc hơi hình tim, đầu nhọn, dài 6-9cm, rộng 4-6 cm, mặt trên có lông ở gân, mặt dưới rất nhạt có lông mềm; cuống lá cũng có lông. Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành chùy mảnh, hoa màu lục nhạt; hoa đực có 4-5 lá đài có lông, hơi hàn liền ở gốc, 4-5 cánh hoa, mặt ngoài có lông, 4-5 nhị, đính xen kẽ với cánh hoa, không có chỉ nhị; hoa cái có đài và tràng giống hoa đực, bầu hình trụ - trứng, phủ đầy lông. Quả hình trứng dẹt, có lông mịn, màu vàng nâu, chứa một hạt. Mùa hoa: tháng 5-6; mùa quả: tháng 7-8.
Dược liệu hình trụ tròn dài, hơi cong, dài 50 - 100 cm, đường kính 2 - 3,5 cm. Mặt ngoài màu nâu hơi vàng, có rãnh nứt dọc và góc nông. Mấu thường phình to, có vết sẹo của lá và cành, vỏ còn sót lại dễ bóc, rách. Chất cứng, không dễ bẻ gẫy. Phiến thái dày 2 - 4 mm, mép không đều, vỏ còn sót lại màu nâu hơi vàng, gỗ màu nâu hơi vàng hoặc màu vàng nhạt, có vân xuyên tâm màu trắng hơi vàng và có khe nứt, có nhiều lỗ mạch rải rác. Tuỷ tương đối nhỏ, màu hơi trắng hoặc nâu hơi vàng, đôi khi có khoang rỗng. Không mùi, vị nhạt.
Phân bố, sinh thái:
Loài mộc thông phân bố từ phần lục địa Nam Trung Quốc đến Việt Nam, Lào và có thể ỏ cả Campuchia.Ở Việt Nam, mộc thông có mặt ở hầu hết các tỉnh vùng núi và trung du phía bắc, hiếm dần ỏ các tỉnh phía nam. Cây ưa sáng, chịu bóng khi còn nhỏ, thường mọc ở ven rừng thứ sinh và bờ nương rẫy. ở các tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương có nơi cây mọc cả trong các lùm bụi quanh làng. Độ cao phân bố thường dưới 1300m.
Cây ra hoa quả hàng năm; chưa quan sát được cây non mọc từ hạt. Sau khi bị chặt phá, phần còn lại của cây tái sinh chồi khoẻ.
Thu hái, sơ chế:
Thu hoạch vào mùa xuân, thu. Lấy dược liệu, cạo bỏ vỏ thô ngoài, phơi khô hoặc thái phiến mỏng lúc tươi, phơi khô.
Bào chế:
Thân mộc thông chưa thái lát, ngâm qua, ủ thật mềm, thái phiến mỏng, phơi khô.
Bộ phận dùng:
Thân cây bóc vỏ phơi khô.
Thành phần hoá học:
Acid béo.
Tính vị:
Vị nhạt, hơi đắng, tính mát.
Công năng:
Thanh nhiệt, lợi tiểu, thông kinh, tăng sữa.
Công dụng:
Rễ và thân mộc thông: Làm thuốc lợi tiểu, chữa tiểu tiện đau buốt, tiểu tiện ra huyết, phù thũng, đái dắt, đái ít nước tiểu, đái són đau, khớp tê đau, kinh nguyệt bế tắc (vô kinh), ít sữa.
Thân và lá mộc thông nấu nước tắm cho phụ nữ mới đẻ và người bị ốm yếu để chóng phục hồi sức khoẻ.
Cách dùng, liều lượng:
Ngày 4-6g dưới dạng thuốc sắc; dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác.
Bài thuốc:
1. Chữa đái khó, đái buốt, đái dắt: Mộc thông 20g, Phục linh 8g, Trạch tả 12g, Đăng tâm 8g, hạt Mã đề 8g, Trư linh 8g. Sắc uống trong ngày.
2. Chữa viêm gan vàng da, viêm thận cấp, đái đỏ đục, đái ra máu: Mộc thông 16g, Sinh địa, Huyền sâm, Ngưu tất, mỗi vị 12g; Dành dành, Hoàng đằng (hoặc Núc nác) mỗi vị 8g. Sắc uống trong ngày.
3. Chữa phụ nữ đẻ ít sữa: Mộc thông 20g, Gạo nếp 100g, Xuyên sơn giáp 30g (sao với cát cho phồng), móng chân lợn 50g (sao với cát), hoa chuối 100g. Sắc với 600ml nước còn 300 ml, chia làm 2 lần uống trong ngày vào lúc đói.
4. Chữa đau vùng tâm vị, ăn nuốt khó xuôi, hay bị nghẹn và đau tức vùng gan, đại tiện không thông, ợ hơi hoặc nôn ọe, miệng thở hôi, lưỡi cáu vàng: Mộc thông, Bách bộ, hạt Muống sao, mỗi vị 16g; Chỉ xác, Nga truật, Mạch môn, Ngưu tất, mỗi vị 10g. Sắc uống
Tham khảo:
- Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam (Viện dược liệu), Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, 2004
- Từ điển cây thuốc Việt Nam (Võ Văn Chi), Nhà xuất bản Y học, 1997
- Những cây thuốc và vị thuốc Việt nam (Đỗ Tất Lợi), Nhà xuất bản Y học, 2004
- theplanlist.org
- efloras.org
Bài viết Cây thuốc - Vị thuốc khác
- Công dụng của cây Chòi mòi - Antidesma ghaesembilla
- Công dụng của cây Vẹt đen - Bruguiera sexangula (Lour.) Poir.
- Công dụng của cây Vẹt trụ - Bruguiera cylindrica
- Công dụng của cây Bầu nâu - Aegle marmelos
- Công dụng của cây nghệ lá từ cô - Curcuma alismatifolia
- Công dụng của cây Dướng leo - Broussonetia kazinoki
- Công dụng của cây Cúc leo - Mikania micrantha
- Công dụng của cây Gièng gièng - Butea monosperma
- Công dụng của cây Hoàng liên gai - Berberis julianae
- Công dụng của cây Móng bò sọc - Bauhinia variegata
- Công dụng của cây Hoa chông - Barleria cristata
- Công dụng của cây Khôi nước - Baliospermum solanifolium
- Công dụng của cây Hũng hoa to - Beaumontia grandiflora
- Công dụng của cây Tam lang - Barringtonia macrostachya
- Công dụng của cây Mấu chàm - Bauhinia scandens L.
- Công dụng của cây Thốt nốt - Borassus flabellifer
- Công dụng của cây Bù ốc leo - Stephanotis volubilis
- Công dụng của cây Móng bò vàng - Bauhinia tomentosa
- Công dụng của cây Nam sâm tàu - Commicarpus chinensis (L.) Heimerl
- Công dụng của cây Vẹt rễ lồi - Bruguiera gymnorhiza