NGHỆ ĐEN-Chữa đau dạ dày
NGHỆ ĐEN
Rhizoma Curcumae aeruginosae
Nghệ đen: Curcuma aeruginosa Rosc.; Ảnh pinterest.com and springer.com
Tên khác:
Nga truật (莪术), Nghệ tím, Nghệ ten đồng, Nghệ xanh, Ngải tím
Tên khoa học:
Curcuma aeruginosa Rosc., họ Gừng (Zingiberaceae).
Mô tả:
Cây thảo sống nhiều năm cao 1-2m. Thân rễ cho củ tròn hình chuỳ, rộng 2-3cm, thịt màu xanh ten đồng. Lá to, hình trái xoan thon, dài 25-60cm, rộng 10-15cm, gân chính tía hay nâu, cuống lá màu lục. Cụm hoa ở đất, có lá bắc màu lục tươi, chóp đỏ đậm; hoa có lá đài màu ngà; tràng đỏ ở các phiến, màu cam ở ống; đài dài 1cm, có 3 răng; bao phấn xoan; nhị lép nhỏ, dài 1cm, màu vàng, dính vào chỉ nhị sinh sản; bầu có lông.
Mùa hoa:
Tháng 4-7.
Phân bố:
Curcuma aeruginosa Roxb. được trồng nhiều ở Ấn Độ, Nam Trung Quốc, Việt Nam, Champuchia, Malaysia, Indonesia, Lào. Ở Việt Nam cây có ở Hà Giang, Tuyên Quang..
Bộ phận dùng:
Thân rễ (Rhizoma Curcumae Aeruginosae), cũng thường gọi là Nga truật.
Thành phần hoá học:
Tinh dầu
Tinh dầu thân rễ Curcuma aeruginosa Roxb. ở Thái Lan là pinene (7,71%), 1,8- cineole (9,64%), curzerenone (41,63%).
Ở Malaysia, thành phần chính trong tinh dầu thân rễ Curcuma aeruginosa Roxb. chủ yếu là mycene (81,4%).
Tinh dầu thân rễ Curcuma aeruginosa Roxb. miền Nam Ấn độ được xác định chứa các hợp chất chính sau: 1,8- cineol (17,7%), curzerenone (10,5%), furanogermenone (7,8%), camphor (7,5%), (Z)-3-hexenol (5,8%), furanodienone (5,1%), curcuminol (4,3%), isocurcumenol (3,7%), and beta-elemene (3,3%).
Tinh dầu thân rễ Curcuma aeruginosa Roxb. ở Indonesia được xác định chứa các hợp chất chính sau : isocurcumenol (8,5%), ß-eudesmol (6,5%), curdiol (3,6%), curcumenol (9,9%), curcumanolides A và B (11,4%), dehydrocurdiol (9,4%) và curcumol (1,9%).
Ở Việt Nam, thành phần chính trong tinh dầu thân rễ Curcuma aeruginosa Roxb. chủ yếu là curzerene (16,2%), germacrone (13,6%), 1,8- cineole (13,5%), camphor (5,7%).
Năm 1998, Phan Tống Sơn và cộng sự đã nghiên cứu thành phần hóa học thân rễ nghệ xanh ở Việt Nam và đưa ra kết luận: trong tinh dầu thân rễ gồm có ß-pinene (1,23%), 1,8- cineole (2,98%), camphor (1,61%), ß-elemene (2,82%)… và xác định được cấu trúc của một số thành phần chính như : curzerenone (19,90%), geracra- 1,4,7 (11) – triene -8-on (12,83%).
Tính vị:
Vị đắng cay, tính ấm.
Quy kinh:
Can và tỳ
Tác dụng:
Có tác dụng phá huyết hành khí, tiêu tích chỉ thống.
Công dụng:
Chữa đau bụng, đau ngực, ăn uống không tiêu, chấn thương tụ máu, bế kinh.
Cách dùng, liều lượng:
Ngày 3 - 6g, dạng thuốc sắc hay bột.
Bài thuốc:
1. Phá ứ, thông kinh: Dùng cho phụ nữ khí huyết kết trệ, tắc kinh trướng đau, bụng thành cục.
Bài 1: bột Nghệ đen: Nghệ đen 8g, xuyên khung 6g, thục địa 12g, bạch thược 12g, bạch chỉ 12g. Các vị sấy khô, nghiền thành bột. Mỗi lần 12g, ngày uống 3 lần, chiêu bằng nước muối loãng. Trị các chứng tắc kinh, đau bụng khí hư.
Bài 2: Nghệ đen 15g, ích mẫu 15g. Sắc uống. Uống trước kỳ kinh 5-7 ngày. Trị chứng huyết ứ, kinh nguyệt không thông, bế kinh, đau bụng trước kỳ kinh.
2. Hành khí giảm đau: Dùng khi ngực bụng đau do khí huyết ứ trệ, mạng sườn trướng đau.
Bài 1: bột Nghệ đen 5g, bột điền thất 5g, ô dược 8g, đào nhân 8g; thổ miết, xích thược, cốt toái bổ, tục đoạn, hồng hoa, trạch lan, tam lăng, uy linh tiên mỗi loại 4g; sinh địa 12g, quy vĩ 16g. Bột nga truật và bột điền thất để riêng; sắc dược liệu mỗi ngày 1 thang, uống với bột nga truật hoặc điền thất, với rượu loãng, uống thay phiên nhau. Trị chấn thương gãy xương.
Bài 2: Nghệ đen, nhũ hương, một dược, tam lăng mỗi loại 5g; kim linh tử 15g. Sắc uống. Trị đau vùng hạ sườn.
3. Tiêu thực hoá tích. Chữa ăn uống tích trệ, ngực bụng tức trướng, nôn nước chua.
Bài 1: Hoàn Nghệ đen: Nghệ đen, hồ tiêu, hạt củ cải, tam lăng mỗi loại 6g; trần bì 12g; hương phụ, thanh bì, chỉ xác mỗi loại 8g; hồ hoàng liên, sa nhân, lô hội mỗi loại 4g. Tất cả nghiền bột mịn, làm hoàn hồ. Mỗi lần uống 4 - 12g, ngày uống 2 lần, chiêu với rượu đun ấm. Chữa trẻ em uống sữa không tiêu, bụng đầy trướng. Lưu ý khi uống thuốc không ăn thức ăn lạnh sống.
Bài 2: Nghệ đen nghiền thành bột, trộn với mật ong để chữa đau dạ dày.
Món ăn thuốc có Nghệ đen:
Rượu xào Nghệ đen: Nghệ đen 15g, dùng rượu nấu gạn lấy nước uống. Dùng tốt cho người hen suyễn khó thở gấp.
Tim lợn hầm Nghệ đen: Nghệ đen 25g, tim lợn nửa quả. Cả hai làm sạch thái lát, hầm chín, thêm gia vị, ăn. Liên tục 1 đợt 5 - 7 ngày. Món này rất tốt cho người bụng trướng đầy, ăn không tiêu.
Nghệ đen tán: Nghệ đen tán mịn, mỗi lần uống 4g với chút rượu và ăn mấy nhánh hành. Thích hợp cho người trướng bụng đầy hơi đau quặn.
Nước sữa Nghệ đen: Nghệ đen tán mịn 4g, sữa tươi 50ml, thêm chút muối đun sôi uống. Dùng tốt cho trẻ sơ sinh bị nôn trớ khi bú sữa mẹ hoặc uống sữa lạnh.
Kiêng kỵ:
- Cơ thể suy yếu, có thai không nên dùng.
Chú ý:
- Vị Nga truật của Trung Quốc là thân rễ cây Nga truật (Curcuma zedoaria Rosc.).
Tham khảo:
- Từ điển cây thuốc Việt Nam (Võ Văn Chi), Nhà xuất bản Y học, 1997
- Những cây thuốc và vị thuốc Việt nam (Đỗ Tất Lợi), Nhà xuất bản Y học, 200
- theplanlist.org
- efloras.org
- SESAVANH MENVILAY (2019), Nghiên cứu chiết tách và xác định thành phần hóa học trong thân rễ của ba loại nghệ : nghệ vàng (Curcuma longa Linn.), nghệ đen (Curcuma aeruginosa Roxb.) và nghệ trắng (Curcuma mangga Valeton & Zijp.) thu hái tại tỉnh Champasack, Lào; Luận án tiến sỹ hoá học
Bài viết Cây thuốc - Vị thuốc khác
- Công dụng của cây Mắc cỡ tàn dù - Biophytum sensitivum
- Công dụng của cây Quả bánh mì - Artocarpus parvus
- Công dụng của cây Sồi bạc - Quercus incana
- Công dụng của cây Sang trắng - Putranjiva roxburghii
- Công dụng của Cỏ ba lá - Trifolium repens
- Công dụng của cây Trạch quạch - Adenanthera pavonina
- Công dụng của cây Sung dâu - Ficus callosa
- Công dụng của cây Neem - Azadirachta indica
- Công dụng của cây Cau đất - Tropidia curculigoides Lindl.
- Công dụng của cây Điền điển phao - Sesbania javanica
- Công dụng của cây Mâm xôi đen - Rubus fruticosus
- Công dụng của cây Xương rồng trụ - Cereus jamacaru
- Công dụng của cây Bướm đêm đa hoa - Middletonia multiflora
- Công dụng của cây Ngọc nữ lá chân vịt - Clerodendrum palmatolobatum
- Công dụng của cây Bướm bạc một hoa - Mussaenda uniflora
- Công dụng của cây Tàu muối - Vatica odorata
- Công dụng của cây Hổ nhĩ lá đồng tiền - Pilea nummulariifolia
- Công dụng của cây Sổ trai - Dillenia ovata
- Công dụng của cây Nghệ mảnh - Curcuma gracillima
- Công dụng của cây Lô ba lùn - Globba marantina