Nghệ Pierre-chữa kinh nguyệt không đều, đau bụng khi có kinh
Nghệ Pierre
Nghệ Pierre: Curcuma pierreana Gagnep.; Ảnh Hải Lê
Tên khoa học:
Curcuma pierreana Gagnep.; Họ Gừng (Zingiberaceae)
Tên khác:
Bình tinh chét, Mì tinh Tàu.
Đặc điểm thực vật:
Cây thân thảo cao 20cm, thân rễ nằm ngang, to 1cm, màu trắng với vảy áp sát. Lá xếp hai dãy, hình ngọn giáo - trái xoan, dài 15-20cm, rộng 6-8cm, có đường sọc tía trên gân giữa, bẹ rộng nối tiếp với cuống, cùng dài tất cả là 9-10cm. Bông hình trứng, nằm giữa các bẹ, dài 8cm, rông 4-5cm, lá màu hung chấm hồng, nhất là ở đỉnh, hình ngọn giáo, cùng màu, cùng dạng, tất cả đều sinh sản, dài khoảng 3cm.
Phân bố:
Trên thế giới cây có ở Trung Quốc. Ở Việt Nam, cây mọc tự nhiên dưới tán cây khác, sống ở vùng khí hậu nhiệt đới, thường được trồng ở các tỉnh miền Trung Việt Nam, từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi.
Bộ phận dung:
Thân rễ.
Thành phần hoá học:
Thành phần chính của tinh dầu thân rễ Curcuma pierreana Gagnep. là isoborneol (22%), isobornyl acetate (18,8%), camphor (7,2%), oxo-α-ylangene (4,7%), caryophyllene oxid (3,5%), a - copaene (3,0%), acid panmitic (2,8%), viridiflorol (2,5%)...
Thành phần chính của tinh dầu lá Curcuma pierreana Gagnep. là camphor (13,0%), isoborneol (12,8%), isobornyl acetate (6,4%), (Z)-b-farnesene (8,5%), b-caryophyllene (9,1%), caryophyllene oxid (7,0%), b -pinene (7,5%), viridiflorol (2,7%)...
Thành phần chính của tinh dầu hoa Curcuma pierreana Gagnep. ở Việt Nam là isoborneol (27,3%), camphor (24,1%), isobornyl acetate (7,3%), camphene (6,7%), alpha-pinene (5,1%).
Công dụng:
Thân rễ (củ) được dùng làm thuốc chữa kinh nguyệt không đều, đau bụng khi có kinh.
Bột bình tinh có vị mát, tác dụng thanh nhiệt rất tốt, được người dân dùng làm bánh thuận (bánh xoài) hoặc pha uống trực tiếp.
Tham khảo:
- Từ điển cây thuốc Việt Nam (Võ Văn Chi), Nhà xuất bản Y học, 1997
- theplanlist.org
- efloras.org
- SESAVANH MENVILAY (2019), Nghiên cứu chiết tách và xác định thành phần hóa học trong thân rễ của ba loại nghệ : nghệ vàng (Curcuma longa Linn.), nghệ đen (Curcuma aeruginosa Roxb.) và nghệ trắng (Curcuma mangga Valeton & Zijp.) thu hái tại tỉnh Champasack, Lào; Luận án tiến sỹ hoá học.
- Lý Thị Thu Hoài; Nguyễn Thị Minh Lợi (2017), Nghiên cứu khảo sát thành phần hóa học cây bình tinh chét (Curcuma pierreana GAgnep) ở tỉnh Quảng Bình; Tạp chí thông tin khoa học & công nghệ Quảng Bình - số 4/41
Bài viết Cây thuốc - Vị thuốc khác
- Táo đỏ tân cương, thưởng thức tại vườn
- Cận cảnh ăn táo đỏ tại vườn ở Tân Cương
- Hạt mướp đắng (Momordica charantia) tốt cho sinh lý nam
- Nghệ đen chữa trào ngược dạ dày
- Chữa thoái hóa cột sống bằng cây bìm bịp Clinacanthus nutans
- Vườn táo đỏ lớn bát ngát ở Tân cương
- Cây quả nổ, sâm tanh tách Ruellia tuberosa điều trị thận hư
- Trang trại táo đỏ ở Tân cương
- Cây Dổi đất Piper auritum giảm đau dạ dày và chữa bệnh hen suyễn
- Thu hoạch câu kỷ tử, cách ăn câu kỷ tử và pha trà
- Cà gai leo Solanum procumbens trị viêm gan hiệu quả
- Người dân Ninh Hạ thu hoạch và chế biến câu kỷ tử
- Sâm đại hành Eleutherine bulbosa điều trị mất ngủ, thiếu máu
- Kỷ tử trong bài thuốc bổ thận, cường dương, sinh tinh và điều trị hiếm muộn
- Hoa Cúc nụ áo chữa đau răng
- Câu kỷ tử hỗ trợ thị lực tăng cường sinh lý nam
- Cúc vạn (Tagetes erecta) thọ tăng cường thị lực
- Giáo sư Từ Tích Sơn: Buổi sáng ăn một nắm hạt này, còn tốt hơn đông trùng hạ thảo đắt đỏ
- Bùng bục trị viêm gan mạn tính
- Câu kỷ tử tăng cường sinh lý