Logo Website

Nghệ trắng-Công dụng điều kinh

22/01/2021
Nghệ trắng có tên khoa học: Curcuma aromatica Salisb.; Họ: Gừng (Zingiberaceae). Công dụng: Điều kinh, lọc máu, bệnh ngoài da, tê thấp, sốt (Thân rễ). Sưng tấy, lành vết thương (Rễ tươi trộn dầu đắp). Còn được dùng chữa tức ngực, trướng bụng, nôn ra máu, chảy máu cam, đái ra máu, viêm gan mạn, xơ gan.

Nghệ trắng

Nghệ trắng: Curcuma aromatica

Nghệ trắng: Curcuma aromatica Salisb.; Ảnh amazon and english.xtbg.cas.cn

Tên khoa học: 

Curcuma aromatica Salisb.; Họ: Gừng (Zingiberaceae)

Tên đồng nghĩa:

Curcuma wenyujin Y.H.Chen & C.Ling; Curcuma zedoaria Roxb.

Tên khác:

Nghệ rừng, Ngải trắng, Ngải mọi, Nghệ sùi.

Tên Trung Quốc:

Yujin

Tên Tiếng Anh:

Aromatic turmeric, Zellow zedoary, Wildturmeric, 

Tên Pháp:

Safran desindes 

Tên Thái lan:

wan nang kham. 

Đặc điểm thưc vật:

Cây thảo cao đến 1m, có thân rễ to và các củ hình trụ. Lá thuôn hoặc hình mũi mác rộng, hơi có long nhung ở mặt dưới. Cán hoa mọc từ rễ, bên cạnh lá và thường xuất hiện trước lá. Cụm hoa hình trụ màu hồng hồng. 

Mùa hoa quả: 

IV-VI

Bộ phận dùng: 

Thân rễ (Rhizoma Curcumae Aromaticae), thường gọi là Uất kim.

Phân bố: 

Loại nghệ này thường có ở Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Lào.

Thu hái:

Thu hoạch thân rễ vào mùa thu hay đông, loại bỏ rễ con. Rửa sạch, ngâm nước 2-3 giờ, ủ mềm, bào mỏng, phơi khô hay sấy khô.

Thành phần hóa học:

Theo công bố kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới, thành phần hóa học của thân rễ Curcuma aromatica Salisb. ở các nước khác nhau là không hoàn toàn giống nhau. 

Ở Việt Nam, tinh dầu thân rễ Curcuma aromatica Salisb. có thành phần chủ yếu là các sesquiterpenoid gồm: curzerenone (38,78%), germacra- 1,4,7-trion-8-on (11,22%), g -elemene (4,55%), humulene (2,56%)...Trong dịch chiết Curcuma aromatica Salisb. gồm: furanodiene, a-selinene, furanodienone, curzerenone, (E,E)-germacrone, curdione, neocurdione, curcumenol, zederone... 

Các cấu tử chính trong tinh dầu ở Nhật Bản là curdion, germacron, 1,8- cineol, (45,5S)- germacrone-4,5-epoxid, b-elemene và linalool. Trong khi đó các cấu tử chính trong tinh dầu ở Ấn Độ làb- curcumene, ar-curcumene, xanthorhizol, germacrone, camphor và curzerenone, các cấu tử chính trong tinh dầu lá loại curcuma aromatica. ở Ấn Độ gồm p-cymene (25,2%), 1,8- cineole (24,8%). 

Thành phần chính của tinh dầu thân rễ loại Curcuma aromatica. mọc ở Thái Lan là camphor (26,94%), a-curcumene (23,18%) và xanthorhizol (18,70%). 

Các hợp chất chính có trong tinh dầu thân rễ loại Curcuma aromatica Salisb. ở Indonesia gồm ar-curcumene (18,6%), b-curcumene (25,5%), xanthorhizol (25,7%). 

Theo một công bố của các nhà nghiên cứu ở Hàn Quốc, Canada và Bangladesh thì tinh dầu của Curcuma aromatic Salisb. có thành phần chính gồm các chất camphor (26,32%), vinyldimethylcacbinol (12,21%), caryophyllene oxide (6,33%), cubenol (5,59%), cucumber alcohol (5,19%). 

Tính vị, tác dụng:

Vị cay, đắng, tính mát

Tác dụng:

Có tác dụng hành khí giải uất, lương huyết phá ứ lợi mật, trừ hoàng đản.

Công dụng: 

Điều kinh, lọc máu, bệnh ngoài da, tê thấp, sốt (Thân rễ). Sưng tấy, lành vết thương (Rễ tươi trộn dầu đắp). Còn được dùng chữa tức ngực, trướng bụng, nôn ra máu, chảy máu cam, đái ra máu, viêm gan mạn, xơ gan.

Tham khảo:

- Từ điển cây thuốc Việt Nam (Võ Văn Chi), Nhà xuất bản Y học, 1997

- theplanlist.org

- efloras.org

- SESAVANH MENVILAY (2019), Nghiên cứu chiết tách và xác định thành phần hóa học trong thân rễ của ba loại nghệ : nghệ vàng (Curcuma longa Linn.), nghệ đen (Curcumaeruginosa Roxb.) và nghệ trắng (Curcuma mangga Valeton & Zijp.) thu hái tại tỉnh Champasack, Lào; Luận án tiến sỹ hoá học.