Thế nào là chứng bệnh không mẫn cảm với testosteron hoàn toàn?
Thế nào là chứng bệnh không mẫn cảm với testosteron hoàn toàn?
Trong chứng bệnh không mẫn cảm hoàn toàn với testosteron (còn gọi là chứng bệnh tinh hoàn nữ tính hóa), bộ phận sinh dục ngoài của người bệnh là nữ tính; sau khi sinh, mọi sinh hoạt đều theo nữ giới. Đến tuổi dậy thì, ngực phát triển nhưng núm vú rất bé, bệnh nhân không có lông nách, lông mu, hoặc có thì rất ít, không có kinh nguyệt. Kết quả kiểm tra của bác sĩ cho thấy, âm đạo ngắn, không có tử cung và cổ tử cung. Có người ở chỗ háng hoặc chỗ môi ngoài âm đạo có cục giống tinh hoàn. Hóa nghiệm nhiễm sắc thể là 46XY, lượng testosteron trong máu tương đương với nam giới ở tuổi thành niên, lượng oestrogen cao hơn ở nam giới.
Vì sao một cá thể 46XY, mức độ testosteron trong máu phù hợp với nam giới, không có biểu hiện nam tính hóa mà lại có những đặc trưng nữ tính? Vì trong cơ thể người bệnh loại này thiếu testosteron, không phản ứng với testosteron nhưng lượng oestrogen vẫn bình thường, tính mẫn cảm của cơ thể đối với oestrogen cao hơn nam giới. Oestrogen phân tiết trong tinh hoàn vẫn có thể khiến ngực phát triển. Tinh hoàn của người bệnh không có công năng sản sinh tinh dịch, không thể sinh con. Nếu ở chỗ háng chưa phát hiện có tinh hoàn, thì nên kiểm tra cắt bỏ tinh hoàn ở trong khoang bụng, tránh để chúng phát triển thành khối u.
Ví dụ: L. 19 tuổi, giới tính xã hội là nữ, chưa kết hôn. 15 tuổi, vú phát triển, chưa có kinh nguyệt, chiều cao 169 cm, đầu vú nhỏ, không có lông nách và lông mu, âm hộ phát triển kém, chiều dài âm đạo là 7 cm, không có tử cung, nhiễm sắc thể là 46XY. Chẩn đoán là chứng không mẫn cảm hoàn toàn với testosteron. Kiểm tra ổ bụng thấy có tinh hoàn phát triển không hoàn chỉnh.
Nguồn: Ngô Đức Khải (2008), Các vấn đề liên quan đến phụ nữ, Sưu tầm và biên tập
Bài viết Phụ nữ khác
- Thông tin cho các bà mẹ sắp sinh nở
- Thế nào là viêm âm đạo do tuổi già?
- Nguyên nhân gì khiến âm đạo ra máu nhiều lần ở phụ nữ sau khi đã mãn kinh?
- Có những nguyên nhân và phương pháp điều trị nào đối với bệnh loãng xương ở phụ nữ trong giai đoạn mãn kinh?
- Phụ nữ trẻ có cần thiết phải điều trị bằng oestrogen hay progestagen hay không?
- Phụ nữ tiền mãn kinh cần phải phối hợp như thế nào trong quá trình trị liệu bằng hoóc môn?
- Việc điều trị bằng hoóc môn cần phải bắt đầu vào lúc nào?
- Testosteron có thể dùng để điều trị cho phụ nữ đã mãn kinh không?
- Có mấy phương pháp điều trị bằng hoóc môn? Lựa chọn như thế nào?
- Hiện có loại thuốc nào là chế phẩm của progestagen?
- Hiện nay có những loại thuốc nào là chế phẩm của oestrogen?
- Bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị oestrogen như thế nào?
- Phương pháp điều trị oestrogen có tác dụng phụ gì?
- Thế nào là phương pháp điều trị oestrogen?
- Những loại thuốc nào có lợi cho sự trì hoãn tuổi già, phòng ngừa bệnh tật?
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ có lợi như thế nào đối với phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh?
- Phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh phải chú ý chăm sóc da như thế nào?
- Phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh nên rèn luyện thân thể như thế nào cho khoa học?
- Thế nào là sự ăn uống hợp lý ở phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh?
- Phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh làm thế nào để hình thành thói quen vệ sinh tốt?