ACTISO-Cynara scolymus
ACTISO (菊芋)
Folium et Flos Cynarae scolymi
Actiso-Cynara scolymus L.; Ảnh: longacres.co.uk và en.wiktionary.org
Tên khác: Atisô
Tên khoa học: Cynara scolymus L., họ Cúc (Asteraceae).
Mô tả: Lá nhăn nheo, dài khoảng 1 - 1,2 m, rộng khoảng 0,5 m hay được chia nhỏ. Phiến lá xẻ thùy sâu hình lông chim, mép thuỳ khía răng cưa to, đỉnh răng cưa thường có gai rất nhỏ, mềm. Mặt trên lá màu nâu hoặc lục, mặt dưới màu xám trắng, lồi nhiều và những rãnh dọc rất nhỏ, song song. Lá có nhiều lông trắng vón vào nhau. Vị hơi mặn chát và hơi đắng.
Bộ phận dùng:
- Lá (Folium Cynarae scolymi)
- Hoa (Flos Cynarae scolymi)
Phân bố: Atiso có nguồn gốc từ Địa Trung Hải, được người Pháp đưa về Việt Nam để trồng. Hiện nay cây được trồng ở một số vùng núi nước ta (Đà lạt, Sapa, Tam Đảo).
Thu hái, sơ chế: Cụm hoa chưa nở làm rau ăn vào tháng 12 năm trước đến tháng 2 năm sau. Còn lá cũng được thu hái lúc cây sắp ra hoa hoặc đang có hoa, rọc bỏ sống lá đem phơi khô hay sấy khô.
Hoa atiso còn để ăn sống. Còn phần lá sau khi thu hái sẽ được đem phơi hoặc sấy khô và bảo quản ở nơi thoáng mát.
Bảo quản: dược liệu ở nơi thoáng mát, tránh ẩm thấp dưới 12%.
Thành phần hoá học: Cynarin, flavonoid, chất nhầy, pectin, cynaopicrin, protein, carbon hydrat, chất vô cơ.
- Lá atiso: chứa các acid hữu cơ (acid phenol, acid alcol, acid succinic) và hợp chất flavonoid (bao gồm: cynarozid, scolymozid).
- Thân và lá atiso: chứa muối hữu cơ của các kim loại như kali, canxi, magie, natri. Đặc biệt, thân và lá chứa làm lượng kali rất cao.
- Hoa atiso: 9,3 % carbohydrate, 1,5% chất xơ, giàu vitamin và các chất khoáng như kali, phốt pho, calci, natri, lưu huỳnh và magie.
- Rễ cây atiso: không có dẫn chất của acid caffeic (clorogenic, sesquiterpen lacton).
Tác dụng dược lý:
Sau khi tiêm mạch máu dung dịch actisô từ 2-3 giờ lượng mật bài tiết tăng lên gấp 4 lần (M.Chabrol, Charonnat Maxim và Watz, 1929)
Uống và tiêm actisô đều có tác dụng tăng lượng nước tiểu, lượng ure trong nước tiểu cũng tăng lên, hằng số Amba (Ambard) hạ xuống, lượng cholesterin và ure trong máu cũng hạ thấp, tuy nhiên lúc mới uống có khi người ta thấy lượng ure trong máu tăng lên do actisô làm tăng sự phát sinh ure trong máu (Tixier De Seze M. Erk và R.Picart, 1934-1935)
Actisô không có độc.
Tính vị: lá atiso có vị đắng, hơi ngọt.
Quy kinh: Can và Đởm
Công năng: Chống lão hóa, giải độc, hạ mỡ máu, mát gan, lợi tiểu.
Công dụng: Thông tiểu, thông mật, dùng cho người yếu gan, thận, làm hạ cholesterol, phòng ngừa bệnh xơ vữa động mạch.
Cách dùng, liều lượng: Ngày 6-12g dưới dạng thuốc sắc hay chè thuốc, cao mềm, dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác. Trên thị trường có chế phẩm cao actiso dưới dạng viên nang và các chế phẩm dạng trà thuốc.
Chế biến: Lá được thu hái vào năm thứ nhất của thời kỳ sinh trưởng hoặc vào cuối mùa hoa, đem phơi hoặc sấy khô ở 50 - 600C. Lá cần được ổn định trước rồi mới bào chế thành dạng thuốc. Có thể dùng hơi nước sôi có áp lực cao để xử lý nhanh thân, lá. Sau đó phơi hoặc sấy khô.
Độc tính:
Khi sử dụng quá liều, atiso cũng có nguy cơ để lại một số tác dụng:
- Gây chướng bụng
- Chán ăn
- Suy thận
Các bài thuốc chữa bệnh hay dùng atiso
Bài 1: Chữa bệnh tiểu đường
- Dùng khoảng 50g hoa atiso đem đi phơi khô, tán nhỏ, cho vào lọ thủy tinh đậy kín nắp. Mỗi ngày dùng khoảng 2g bột để pha với nước trà, uống.
- Lấy khoảng 100g hoa atiso và 100g lá atiso đem luộc nên để ăn như rau thông thường.
- Chuẩn bị khoảng 50g hoa atiso, 50g ý dĩ, 150g lá lách lợn và gia vị. Sau đó, đem các nguyên liệu rửa sạch, thái miếng, cho vào bát lớn để ướp gia vị. Đem hấp cách thủy cho đến khi chín thì lấy ra ăn, ngày khoảng 1 lần. Liệu trình khoảng 10 ngày thì dừng khoảng 5 ngày, sau đó sử dụng lại.
Bài 2: Làm giảm lượng cholesterol trong máu
Chuẩn bị khoảng 50g hoa atiso, 100g khoai tây, 50g cà rốt, 150g sườn lợn và gia vị. Sơ chế các nguyên liệu sau đó cho vào nồi để ướp và đem đi ninh nhừ. Sau đó, nêm gia vị cho vừa ăn và dùng để ăn với cơm, bún hoặc bánh mì. Kiên trì thực hiện mỗi ngày để cải thiện tình trạng cholesterol trong máu.
Bài 3: Tăng cường chức năng gan, giải độc cơ thể
Dùng khoảng 50g hoa atiso, 100g gan lợn và gia vị. Ban đầu, bạn sơ chế nguyên liệu, ướp gan. Còn atiso bạn đem cắt nhỏ, giã nhuyễn và lọc lấy nước. Sau khi xào chín gan, bạn cho nước cốt atiso vào nấu với gan khoảng 15 phút nữa thì ngưng nấu. Dùng món này để ăn mỗi ngày để thanh lọc cơ thể.
Kiêng kỵ: Viêm loét dạ dày, tá tràng, người thường bị lạnh bụng, người mệt mỏi biếng ăn khi sử dụng atiso cần phải thận trọng.
Tương tác thuốc: Ngăn chặn hấp thu các loại thuốc bổ sung muối sắt. Làm giảm lượng đường trong máu và gây ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.
Những điều cần lưu ý khi sử dụng atiso:
+ Nếu sử dụng atiso trong thời gian dài thì nên kiểm tra lượng cholesterol thường xuyên.
+ Cần kết hợp chế độ dinh dưỡng hạn chế chất béo tối đa.
+ Khi có biểu hiện bất thường sau khi sử dụng dược liệu atiso, nên ngưng sử dụng ngay và nói điều này với bác sĩ.
Phân biệt cây atiso với bụp giấm (hoa atiso đỏ)
Nhiều người vẫn còn bị nhầm lẫn giữa hoa atiso xanh và hoa atiso đỏ. Mỗi loại sẽ có công dụng khác nhau, giá cả thị trường bán ra cũng có sự chênh lệch khá lớn.
Cây atiso đỏ còn gọi là bụp giấm, có tên khoa học là Hibiscus sabdariffa, thuộc họ Bông - Malvaceae. Khi trưởng thành, cây cao khoảng 1,5 – 2m, thân cây có màu tím nhạt. Lá hình trứng, mép lá có răng, Hoa hình trứng, màu đỏ sẫm, có lông thô, có vị hơi chua. Cây bụp giấm có tác dụng hạ huyết áp, trị ho, viêm họng, chống co thắt cơ trơn. Ngoài ra cây bụp giấm còn có tác dụng kháng khuẩn và kháng một số loại nấm gây hại cho cơ thể.
Tham khảo:
Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam (Viện dược liệu)
Từ điển cây thuốc Việt Nam (Võ Văn Chi)
Những cây thuốc và vị thuốc Việt nam (Đỗ Tất Lợi)
Bài viết Cây thuốc - Vị thuốc khác
- Công dụng của cây Tường anh - Parietaria micranta
- Công dụng của cây Bèo đất - Drosera burmannii
- Công dụng của cây Mắc cỡ tàn dù - Biophytum sensitivum
- Công dụng của cây Quả bánh mì - Artocarpus parvus
- Công dụng của cây Sồi bạc - Quercus incana
- Công dụng của cây Sang trắng - Putranjiva roxburghii
- Công dụng của Cỏ ba lá - Trifolium repens
- Công dụng của cây Trạch quạch - Adenanthera pavonina
- Công dụng của cây Sung dâu - Ficus callosa
- Công dụng của cây Neem - Azadirachta indica
- Công dụng của cây Cau đất - Tropidia curculigoides Lindl.
- Công dụng của cây Điền điển phao - Sesbania javanica
- Công dụng của cây Mâm xôi đen - Rubus fruticosus
- Công dụng của cây Xương rồng trụ - Cereus jamacaru
- Công dụng của cây Bướm đêm đa hoa - Middletonia multiflora
- Công dụng của cây Ngọc nữ lá chân vịt - Clerodendrum palmatolobatum
- Công dụng của cây Bướm bạc một hoa - Mussaenda uniflora
- Công dụng của cây Tàu muối - Vatica odorata
- Công dụng của cây Hổ nhĩ lá đồng tiền - Pilea nummulariifolia
- Công dụng của cây Sổ trai - Dillenia ovata