Logo Website

Ăn Long nhãn sấy khô thế nào cho đúng

04/10/2022
Cây nhãn có tên khoa học là Dimocarpus longan Lour. Công dụng: Cùi quả khô sắc hoặc ngâm rượu uống có tác dụng bổ, chữa suy nhược thần kinh, an thần. Hạt tán bột rắc có tác dụng cầm máu, chữa lở ngứa ở kẽ ngón chân.

Peperomia pellucida (L.) Kunth, Nov. Gen. Sp. [H.B.K.] 1: 64 (1816).

Ăn Long nhãn sấy khô thế nào cho đúng

Tên khoa học:

Dimocarpus longan Lour.

Họ:

Sapindaceae

Tên Việt Nam:

Cây Nhãn; Long nhãn; lệ chi nô; mác nhan.

Kích thước:

Hoa 4mm

Phân bố:

Tìm thấy ở Andaman Is., Assam, Bangladesh, Borneo, Campuchia, Trung Nam Trung Quốc, Đông Nam Trung Quốc, Đông Himalaya, Hải Nam, Lào, Malaya, Maluku, Myanmar, Nicobar Is., Philippines, Sri Lanka, Sulawesi, Sumatera, Thái Lan, Việt Nam.

Công dụng:

Cùi quả khô sắc hoặc ngâm rượu uống có tác dụng bổ, chữa suy nhược thần kinh, an thần. Hạt tán bột rắc có tác dụng cầm máu, chữa lở ngứa ở kẽ ngón chân.

Cách dùng:

Để chữa chứng kém ăn, mất ngủ, mồ hôi trộm, mệt nhọc dùng bài Nhị long ẩm

Cao ban long 40 gram, long nhãn 50 gram, sắc long nhãn với nước. Thái nhỏ cao ban long cho vào nước sắc long nhãn. Đun nóng để hòa tan. Để nguội, thái thành từng miếng mỏng. Mỗi ngày dùng 10 gram cao này.

Chú ý:

- Long nhãn có thể gây nóng trong cho người dùng cho nên phụ nữ có thai (cơ thể mang bầu nhiệt sinh rất mạnh), người bị nóng trong, mề đay, mẩn ngứa, mụn nhọt nhiều thì không nên ăn long nhãn.

- Trường hợp người béo phì, dư cân, mụn nhọt không nhiều thì nên ăn ít và không dùng long nhãn làm quà ăn vặt, món điểm tâm thường xuyên như người có cơ địa bình thường mà nên dùng hạn chế số lượng lẫn số lần.