Logo Website

BA ĐẬU CÔNG DỤNG CÁCH DÙNG

06/04/2020
Hạt ba đậu chứa dầu rất độc (Bảng A). Thường dùng hạt dưới dạng ba đậu sương hoặc hắc ba đậu. Chữa hàn tích đình trệ, bụng đầy trướng, đại tiện bí kết, ho nhiều đờm loãng, thủy thũng.

BA ĐẬU

 Ba đậu Croton tiglium

Ba đậu -  Croton tiglium L.; Ảnh: Vinayaraj và amazon.in

Tên khoa học: Croton tiglium L.; Họ: Thầu dầu (Euphorbiaceae).

Tên khác: Ba đậu tàu, mần để, mác vát (Tày).

Tên nước ngoài: Purging croton, croton - oil plant, purgative croton, true croton (Anh); croton revulsif, bois purgalif, bois des Molusques (Pháp).

Mô tả:

Cây nhỡ, cao 3 - 6m. vỏ thân nhẵn. Cành non hình trụ, màu nâu nhạt, có nhiều lỗ bì. Lá mọc so le, hình bầu dục, gốc tròn có hai tuyến nhỏ, đầu nhọn, dài 6 - 8 cm, rộng 4 - 5 cm, khi khô có màu vàng, mép khía răng; lá non màu hồng đỏ; 3 gân chính toả từ gốc lá. Cụm hoa mọc thành chùm ở ngọn, dài 10 - 20 cm, gồm hoa đực ở trên, hoa cái ở dưới; hoa đực có cuống mảnh và nhẵn, lá đài 5, hình bầu dục có lông ở đầu, cánh hoa 5, thuôn, có lông mịn ở mép và mặt trong, nhị 17, bao phấn thuôn; hoa cái có cuống phủ lông tơ hình sao, lá đài 5 thuôn nhọn, cánh hoa 1 - 2 hoặc không có, có lóng mịn ở mép, bầu hình cầu, có nhiều lông, vòi nhuỵ 3 xẻ đôi.

Quả nang hình trứng hoặc hình cầu, nhẵn, màu vàng nhạt; hạt có vỏ cứng, màu nâu xám.

Mùa hoa: tháng 5 - 7; mùa quả: tháng 8 - 10.

Phân bố, sinh thái:

Croton L. là một chi lớn của họ Thầu dầu (Euphorbiaceae). Tổng số loài trên thế giới vào khoảng 800, bao gồm các đại diện là cây gỗ, cây bụi hoặc thảo, phân bố rộng rãi ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới và cả ở vùng ôn đới ấm.

Chi Croton L. ở Việt Nam có đến 43 loài và thứ (var.), trong đó có cây ba đậu là loài phân bố tương đối rộng rãi ở hầu hết các tỉnh vùng núi thấp (dưới 1000m) và trung du. Đôi khi cũng gặp cả ở đồng bằng, ở miền Bắc các tỉnh có nhiều ba đậu là Yên Bái, Tuyên Quang, Hòa Bình, Sơn La, Thái Nguyên, Cao Bằng, Bắc Cạn, Thanh Hóa... Ba đậu cũng phân bố phổ biến ở một số nước khác, như Lào, Campuchia, Thái Lan, Ấn Độ, Srilanka, Myanmar..., một số nơi ỏ Ấn Độ còn trồng cây này để lấy hạt ép dầu.

Ba đậu thuộc loại cây gỗ nhỡ, lúc còn nhỏ hơi chịu bóng, sau trở nên ưa sáng. Cây mọc lẫn với các loại cây bụi, dây leo khác ở các loại hình rừng thứ sinh, đồi cây bụi và quanh nương rẫy. Cây mọc từ hạt sau 2 - 3 năm bắt đầu có hoa quả, các năm sau thường xuyên hơn. Tuy nhiên, chỉ những cây được chiếu sáng dầy đủ mới có hoa quả nhiều. Lượng tái sinh cây con từ hạt khá. Cây cho gỗ cứng, thường được sử dụng làm củi đun hoặc đồ nông cụ (cán cuốc, xẻng...).

Cách trồng:

Ba đậu không kén đất, có thể hơi chịu hạn, sinh trưởng phát triển mạnh vào mùa hè, tàn lụi và rụng lá vào mùa đông. Cây được trồng ở các vườn cây thuốc, vườn thực vật và rải rác ở các gia đình.

Ba đậu có thể nhân giống được bằng hạt và bằng cành, nhưng chủ yếu là dùng hạt. Hạt ba đậu nhiều, dễ nảy mầm, được gieo vào tháng 2-3. Cây con được đánh đi trồng vào tháng 8 - 9 hoặc mùa xuân năm sau.

Đất nào cũng trồng được ba đậu, miễn là cao ráo, thoát nước, không bị úng ngập, Khi trồng, người ta đào hố sâu 60cm, rộng 50 - 70 cm, cách nhau 4 - 6 m, bón lót cho mỗi hố 8-10kg phân chuồng hay phân xanh, trộn đều phân với đất. Sau đó đặt cây, lấp đất và tưới ẩm. Hàng năm, cần xáo xới, bón thúc bằng phân chuồng hoặc phân vi sinh tạo điều kiện cho cây ra hoa kết quả.

Hạt ba đậu vừa dùng làm thuốc, vừa có thể dùng để chế biến thành thuốc trừ sâu mọt rất tốt. Vào tháng 8 - 9, khi quả chín, ngưòi ta thu về phơi khô đập lấy hạt.

Bộ phận dung, thu hái, sơ chế:

Hạt của cây là bộ phận được dùng phổ biến nhất để làm vị thuốc. Ngoài ra, rễ và lá cũng được dùng nhưng ít phổ biến hơn.

Hạt thu hái ở quả vào tháng 8 - 9 khi chưa nứt vỏ, phơi khô để nguyên cả quả cho dễ bảo quản. Ngoài ra, lá và rễ đôi khi cũng được dùng.

Do hạt ba đậu có chứa loại dầu rất độc nên khi dùng phải khử bớt độc.

Có hai cách làm giảm độc như sau:

1. Bỏ vỏ, giã nhỏ nhân hạt, quấn giấy bản rồi ép, giấy sẽ thấm dầu. Thay giấy mói nhiều lần, ép cho đến khi hết kiệt dầu rồi đem sao qua cho vàng. Sản phẩm chế theo kiểu này được gọi là "ba đậu sương".

2. Làm khô như trên rồi sao già cho đến khi có màu đen, loại này được gọi là "Hắc ba đậu" có độ độc thấp hơn.

Bảo quảnDược liệu nếu quả trải qua sơ chế cần để nơi khô ráo, thông thoáng.

Thành phần hóa học:

Hạt ba đậu chứa 30 - 40% dầu (so với toàn bộ hạt) hoặc 43 - 63% (so với nhân hạt). Dầu này được lấy ra bằng phương pháp ép hoặc chiếl xuất bằng dung môi. Tùy theo phương pháp chiết mà dầu có màu vàng sáng đến màu nâu thẫm.

Ngoài dầu ra, trong ba đậu còn chứa 18% protein, một albumin rất độc là crotin, một glucosid là crotonosid và một alkaloid. Ngoài ra còn có dưừng sucrose, các acid amin như arginin, lysin...

Dầu ba đậu là một chất lỏng sền sệt, hơi có phát quang, vị cay nóng. Tỷ trọng ở 25°c là 0,935-0,950, chỉ số xà phòng là 102-108 tan trong cùng thể tích cồn cao độ nếu cho thêm nhiều cồn sẽ phân thành hai lớp. Thành phần gây đi lỏng sẽ tan trong lớp cồn.

Dầu ba đậu cũng tan trong ether, sulfua cacbon và acid acetic. Thành phần dầu gồm các acid béo thông thường như acid oleic 37,0, linolic 19,0, arachidic 1,5, stearic 0,3, palmitic 0,9, myrislic 1,5%.

Ngoài ra còn có các acid đặc biệt trong hạt ba đậu là acid crotonic, tiglic, valerianic, isovalerianic, capronic, laurostearinic...

Thành phần có tác dụng tẩy trong dầu ba đậu là chất nhựa croton. Chất này có thể chiết được bằng methanol với hiệu suất là 1-3%, nhựa croton là ester của một alcol là phorbol với acid tiglic và một số acid khác.

Chất crotin là một albumin gồm hai protein độc là croton globulin và croton albumin. Các chất này gây độc với nguyên sinh chất (protoplasma) và có tác dụng làm vón máu. Nhiệt độ cao sẽ làm giảm bớt độ độc của chúng, glucosid crotonosid có trong hạt với hàm lượng từ 1 đến 4% được xác định là d.ribosid của 2 hydroxy 6 - amino purin.

Tác dụng dược lý:

Dầu ba đậu là một thuốc tẩy mạnh nhất trong các loại thuốc tẩy. Ngay cả với liều nhỏ, nó gây tẩv mạnh và nôn. Dầu ba đậu còn là một thuốc gây sung huyết da rất mạnh, khi bôi vào thì thấy da nóng bỏng và phồng lên, mọng nưóc, sau đó thành mụn và tróc da.

Tính vị: dược liệu có vị cay, tính nóng và có độc.

Quy kinh: Vị và Đại tràng.

Công năng: Phá tích, trục đàm, hành thuỷ.

Công dụng:

Hạt ba đậu chứa dầu rất độc (Bảng A). Thường dùng hạt dưới dạng ba đậu sương hoặc hắc ba đậu.

Chữa hàn tích đình trệ, bụng đầy trướng, đại tiện bí kết, ho nhiều đờm loãng, thủy thũng.

Liều dùng, cách dùng: Ngày dùng 0,01 - 0,05g ba đậu sương, có thể làm viên hoặc chế cao. Thường phối hợp vói các vị thuốc khác.

Trong y học Ấn Độ, dầu ba đậu có trong thành phần cùa một số thuốc xoa gây sung huyết da, được áp dụng trong những trường hợp viêm phổi, đau dây thẩn kinh hông và một số bệnh khác. Nhưng biện pháp này không được coi là an toàn vì có thể gây tróc da. Đôi khi dùng ba đậu là một thành phần trong những thuốc bôi dẻo làm rộp da ở thú y, nhưng ít khi dùng làm thuốc tẩv. Gỗ cây ba đậu được coi là có tác dụng làm chảy mồ hôi với liều nhỏ, có tác dụng tẩy và gây nôn với liều lớn.

Ở một địa phương vùng Đông Bắc Ấn Độ, người ta đã dùng một bài thuốc trong có ba đậu để chữa vàng da.

Kiêng kỵ: Ba đậu có độc tính mạnh nên không dùng cho người thể trạng hư yếu, phụ nữ có thai và người đang sốt nóng.

Khi bào chế ba đậu cần bảo vệ mắt và tay vì dầu ba đậu gây rộp da.

Không dược dùng chung với hạt bìm bìm biếc (khiên ngưu tử).

Chú ý: Ba đậu rất độc, không được dùng quá liều. Nếu dùng ba đậu mà không đi tiểu được thì cho uống thêm nước cháo nóng. Ngược lại, uống ba đậu mà đi tả không dứt, uống nước cháo nguội sẽ ngừng ngay. Khi bị ngộ độc ba đậu, cho uống hoàng liên hoặc dùng đậu đen hoặc đậu xanh nấu nước uống để giải độc.

Bài thuốc có ba đậu:

1. Bài thuốc chữa đau, đầy trướng ngực bụng

Chuẩn bị: 40g ba đậu (bỏ phần vỏ và lõi rồi sao vàng), 40g đại hoàng, 40g can khương.

Thực hiện: Các vị thuốc trên đem tán thành bột mịn rồi trộn đều với mật avf làm hoàn. Mỗi ngày chỉ dùng khoảng từ 8 – 12g.

2. Bài thuốc chữa đại tiện không thông, ngực đau, bụng căng đầy

Chuẩn bị: 2 hạt ba đậu cùng với 2 hạt hạnh nhân.

Thực hiện: Ba đậu đem bỏ nhân và vỏ rồi rang vàng, hạnh nhân bọc vải và đập dập. Cho 2 vị thuốc vào chén nước nóng, khuấy đều và uống nước. Dùng mỗi ngày 1 lần đến khi đại tiện được thì thôi.

3. Bài thuốc trị sốt rét, bụng sưng to

Chuẩn bị: 8g ba đậu (bỏ vỏ và nhân), 24g tạo giáp (bỏ vỏ và hột).

Thực hiện: Các vị thuốc trên đem tán thành bột rồi hoàn thành viên bằng hạt đậu xanh. Mỗi lần chỉ uống 1 viên cùng với nước lạnh, tần suất 1 lần/ngày.

4. Bài thuốc trị hàn tích, ăn không tiêu, đại tiện bí

Chuẩn bị: 1 chén ba đậu cùng với 5 chén rượu.

Thực hiện: Đem nấu dược liệu với rượu trên lửa nhỏ 3 ngày 3 đêm cho khô. Sau đó làm viên to bằng hạt đậu. Mỗi lần chỉ uống 1 viên với nước, tần suất 1 lần/ngày. Nếu các triệu chứng nặng và kéo dài có thể dùng 2 viên/lần.

5. Bài thuốc trị phong ngứa, nổi ban

Chuẩn bị: 50 hạt ba đậu.

Thực hiện: Vị thuốc trên đem bỏ vỏ rồi cho vào ấm sắc cùng 7 chén nước trên lửa nhỏ. Thu lấy 2 chén rồi bọc vào túi và chườm trực tiếp lên vị trí ngứa.

6. Bài thuốc trị rắn cắn

Chuẩn bị: 30g rễ ba đậu, 0,5g lá khô, 1 lít rượu trắng.

Thực hiện: Phần rễ dược liệu đem ngâm với rượu trắng rồi dùng làm thuốc đắp ngoài. Còn phần lá đem tán thành bột rồi uống với nước mát mỗi ngày 1 lần.

tác dụng của ba đậu

Ba đậu là vị thuốc quen thuộc được áp dụng trong rất nhiều bài thuốc chữa bệnh

7. Bài thuốc trị tưa lưỡi ở trẻ em

Chuẩn bị: 1g ba đậu cùng với 0,5g nhân hạt dưa hấu.

Thực hiện: Các vị thuốc trên đem tán nhỏ rồi trộn thêm 1 ít dầu thơm. Sau đó vo thành viên nhỏ và đắp vào huyệt ấn đường 15 giây rồi lấy ra. Mỗi ngày thực hiện từ 1 – 2 lần.

8. Bài thuốc trị viêm niêm mạc dạ dày kèm đau bụng

Bài thuốc 1: Cần chuẩn bị 1g ba đậu sương, 3g bối mẫu, 3g cát cánh. Các vị thuốc này đem tán thành bột mịn và trộn đều. Mỗi lần uống 0,2g cùng với nước sôi ấm, tần suất 1 lần/ngày.

Bài thuốc 2: Chuẩn bị 0,5g ba đậu sương, 3g đinh hương, 3g nhục quế, 3g trầm hương. Tất cả vị thuốc đem tán bột rồi trộn đều. Mỗi lần lấy uống 0,5 – 1g với nước sôi ấm, tần suất 1 lần/ngày.

9. Bài thuốc trị trúng phong méo miệng

Chuẩn bị: 7 hạt ba đậu.

Thực hiện: Vị thuốc trên đem bỏ vỏ rồi giã cho nát. Bị đau bên phải thì đắp bên trái và ngược lại. Sau khi đắp cần lấy 1 chén nước nóng để áp lên thuốc.

10. Bài thuốc trị thương hàn, nóng lạnh không đều

Chuẩn bị: 25 hạt ba đậu cùng với 40g hoàng đơn.

Thực hiện: Ba đậu đem bỏ vỏ và ép bỏ dầu rồi nghiền nát còn hoàng đơn đem sao vàng và tán bột. 2 vị thuốc đã qua sơ chế đem trộn chung với sáp để làm hoàn to bằng hạt ngô đồng. Mỗi lần lấy dùng 5 hoàn. Đem nhúng vào nước rồi nuốt lống chứ không được nhai.

11. Bài thuốc chữa lỵ, bụng đau, mót rặn nhiều

Chuẩn bị: 49 hạt ba đậu cùng với 49 hạt hạnh nhân.

Thực hiện: Các vị thuốc đem bỏ phần vỏ và nhân rồi đốt tồn tính và tán bột. Sử dụng sáp ong nấu chảy rồi trộn đều vào thuốc bột và làm thành viên hoàn to bằng hạt đậu xanh. Mỗi lần uống 2 – 3 viên cùng với nước sắc đại hoàng, dùng với tần suất 1 lần/ngày.

12. Bài thuốc trị tiêu ra máu không cầm

Chuẩn bị: 1 hạt ba đậu đã bỏ vỏ cùng với 1 quả trứng gà.

Thực hiện: Trứng gà đem khoét 1 lỗ rồi cho ba đậu vào, dán lại và nước chín. Sau đó bỏ ba đậu đi và dùng trứng. Lưu ý với những người có thể tạng suy yếu thì cần chia thuốc ra thành 2 lần ăn trong ngày.

13. Bài thuốc trị trúng độc

Chuẩn bị: Ba đậu bỏ phần vỏ nhưng vẫn giữ dầu cùng mã nha tiêu với lượng bằng nhau. 

Thực hiện: Các vị thuốc trên đem tán bột trộn đều rồi làm thành viên bằng viên đạn. Mỗi lần uống đúng 1 viên với nước sôi ấm.

14. Bài thuốc trị thổ tả ở trẻ nhỏ

Chuẩn bị: 1 hạt ba đậu cùng 1 ít sáp ong.

Thực hiện: Vị thuốc đem đâm lủng rồi đốt sơ trên ngọn đèn. Còn sáp ong để trên đèn đốt cho chảy giọt xuống trong nước. Tiếp đến đem giã chung với vị thuốc đã đốt rồi làm thành viên hoàn to bằng hạt bắp. Mỗi lần chỉ uống khoảng 5 – 7 viên cùng với nước sắc đăng tâm và hạt sen.

15. Bài thuốc trị suyễn do hàn đàm

Chuẩn bị: 1 trái thanh quất bì cùng với 1 hạt ba đậu.

Thực hiện: Thanh quất bì đem nỏ ruột và cho ba đậu vào trong cột chặt. Sau đó đem đi đốt tồn tính và nghiền nát. Uống trực tiếp với nước gừng pha rượu mỗi ngày 1 lần.

16. Bài thuốc chữa bỉ kết, trưng hà

Chuẩn bị: 5 hạt ba đậu nhân (đã ép bỏ dầu), 120g hồng khúc sao cùng 40g vỏ lúa mạch sao.

Thực hiện: Các vị thuốc trên đem tán thành bột, trộn đều rồi làm hoàn, mỗi viên chỉ to cỡ hạt gạo. Mỗi lần uống 10 hoàn cùng với nước sôi ấm khi bụng đói, tần suất 1 lần/ngày.

17. Bài thuốc chữa chứng tích trệ

Chuẩn bị: 40g ba đậu, 40g cáp phấn cùng với 120g hoàng bá.

Thực hiện: Tất cả vị thuốc đem tán thành bột rồi trộn với nước vo thành viên to cỡ hạt đậu xanh. Mỗi lần lấy uống khoảng 5 viên với nước sôi ấm, tần suất 1 lần/ngày.

18. Bài thuốc trị xơ gan cổ trướng

Chuẩn bị: 4g ba đậu sương cùng với 2g khinh phấn.

Thực hiện: Hai vị thuốc trên đem đi tán thành bột. Trải 4 – 5 lớp thuốc trên vải rồi đặt vào trên rốn. Phía trên lại để thêm 2 lớp thuốc nữa.

Kiêng kỵ: Người bị bệnh thực nhiệt, táo bón. Phụ nữ có thai.

Tham khảo:

Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam (Viện dược liệu)

Từ điển cây thuốc Việt Nam (Võ Văn Chi)

Những cây thuốc và vị thuốc Việt nam (Đỗ Tất Lợi)