BAN LÁ DÍNH-Chữa kinh nguyệt không đều
BAN LÁ DÍNH
Cây Ban lá dính: Hypericum sampsonii Hance; flowers2.la.coocan.jp
Tên khác:
Lưu ký nô, Nguyên bảo thảo, Thanh thiên, Cỏ ban, Ban lá dính, Xuyên tâm thảo
Tên khoa học:
Hypericum sampsonii Hance; thuộc họ Nọc sởi (Hypericaceae).
Tên đồng nghĩa:
Hypericum electrocarpum Maxim.; Hypericum electrocarpum f. parvifolium R.Keller; Hypericum esquirolii H.Lév.; Hypericum oshimaense R.Keller
Mô tả (Đặc điểm thưc vật):
Cây thảo sống nhiều năm, cao 50-70cm; thân tròn, nhẵn. Lá mọc đối, không cuống, dính liền với nhau ở gốc, mặt dưới màu nhạt và có điểm tuyến màu đen. Hoa nh?, màu vàng, mọc thành xim ngù ở nách lá và ở ngọn. Đài 5, hình bầu dục, có điểm tuyến màu đen. Tràng 5 cùng dạng với đài. Nhị hợp thành 3 nhóm, mỗi nhóm 12-15 nhị. Bầu 3 ô, 3 vòi nhuỵ. Quả nang hình nón có 3 mảnh vỏ, chứa nhiều hạt hình trứng nhọn, có 10-12 cạnh lồi dọc. Hoa tháng 4-6.
Bộ phận dùng:
Toàn cây (Herba Hyperici) hoặc rễ, ở Trung Quốc gọi là Nguyên bản thảo.
Phân bố:
Cây mọc dại ở những nơi đất ẩm, thường gặp ở ven rừng, chân ruộng nước, bãi cỏ vv... Ở nhiều nơi như lưu ký nô có vùng phân bố chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía bắc như Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Yên Bái, Tuyên Quang, Phú Thọ, Hòa Bình, Hà Nội, Sơn La và Lào Cai…
Sinh thái:
Lưu ký nô là cây ưa ẩm và ưa sáng, thường mọc ở ven rừng, bãi đất trống trong thung lũng, trên nương rẫy hay ruộng cao… Độ cao phân bố : 400 – 800 m. Cây ra hoa quả nhiều hàng năm. Cây con mọc từ hạt thường thấy vào cuối mùa xuân đến giữa mùa hè. Cây trồng được bằng hạt.
Thu hái:
Toàn cây nhất là rễ vào mùa hè thu, phơi khô dùng.
Thành phần hoá học:
Một số loài trong chi Hypericum, trong đó lưu ký nô chứa hypericin và pseudohypericin.
Tác dụng dược lý:
Tác dụng chống virus:
Hypericin và pseudohypericin. có tác dụng khá mạnh trên virus cúm, kể cả virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV).
Tác dụng trên proteinkinase C:
Hypericin và pseudohypericin có tác dụng ức chế proteinkinase c. Nồng độ ức chế 50% hoạt động của enzym in vitro, là 1,7 (Ig/ml đối với hypericin và 15 |ig/ml đối với pseudopype ricin.
Lưu ký nô có naphthodianthron; flavonoid (12% ở hoa, 7% ở lá (kaempferol, quercetin, quercitin, isoquercitrin, amentoflavon, hyperin, luteolin, myricetin, hyperosid, rutin); phloroglucinol (hyperforin, adhyperforin); tinh dầu (mono và secquiterpin); Nhóm anthraquinon nổi tiếng là hypericin và pseudohypericin. Tác dụng giải lo âu, trị suy nhược tâm thần do ức chế hấp thu chất chuyển vận thần kinh seronin sau khớp thần kinh nên làm dịu thần kinh, giãn nở mao mạch. Tác dụng kháng virus, kể cả virus cúm, bại liệt, mụn rộp (Herpes simplex), Cytomegalovius, viêm gan C và HIV. Nó còn trị được cúm gia cầm do hypericin có thể giết hầu hết virus H5N1 và H5N2 ở phòng thí nghiệm trong vòng 10 phút. Tại một trại gia cầm ở Hà Nội, trên 70% trong số 4.000 con vịt bị nhiễm H5N1 đã được dùng hypericin thì tỷ lệ tử vong giảm đáng kể. Tác dụng kháng khuẩn với một số vi khuẩn gram âm và gram dương ở nồng độ 1/200.000 - 1/20.000.
Tính vị, tác dụng:
Vị đắng, cay, tính mát.
Tác dụng:
Có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết chỉ huyết.
Công dụng:
- Thường dùng chữa: 1. Kinh nguyệt không đều; 2. Chảy máu cam, thổ huyết, đái ra máu; 3. Phong thấp đau nhức. Còn được dùng chữa lỵ, ho, ra mồ hôi trộm.
- Dùng ngoài chữa: Nhọt sưng đinh độc, đòn ngã tổn thương, rắn cắn, chốc đầu, bỏng nước sôi. Lấy cây tươi giã đắp hoặc tán bột đắp; cũng có thể nấu nước để rửa.
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 12-20g toàn cây hay 10-12g rễ sắc uống.
Bài thuốc:
1. Chữa phong thấp, đau lưng, nhức xương:
Lưu ký nô (20 – 50g thân cành hoặc 10 – 20g rễ), thân rễ cốt toái bổ 20g, thái nhỏ, sắc chia làm 2 lần uống trong ngày.
2. Chữa tiêu chảy ra máu, kiết lỵ ra máu, chảy máu mũi, kinh nguyệt không đều:
Cả cây lưu ký nô để tươi 50g; lá huyết dụ, lá trắc bá mỗi vị 20g, thái nhỏ, sắc uống trong ngày. Riêng tiểu tiện ra máu, có thể dùng hạt lưu ký nô 8 – 10g, sao vàng, tán nhỏ, uống với nước ấm (Nam dược thần diệu).
3. Tiểu tiện ra máu:
Hạt lưu ký nô 8-10g sao vàng tán bột; uống với nước ấm (Nam dược thần diệu).
Kiêng kỵ:
Người không có ứ trệ, không chứng thực không dùng.
Tham khảo:
- Từ điển cây thuốc Việt Nam (Võ Văn Chi)
- Danh lục cây thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội (Viện Dược Liệu)
- theplanlist.org
- Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam (Viện dược liệu), Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, 2004
Bài viết Cây thuốc - Vị thuốc khác
- Công dụng của cây Dương đài - Balanophora laxiflora
- Công dụng của cây Chòi mòi - Antidesma ghaesembilla
- Công dụng của cây Vẹt đen - Bruguiera sexangula (Lour.) Poir.
- Công dụng của cây Vẹt trụ - Bruguiera cylindrica
- Công dụng của cây Bầu nâu - Aegle marmelos
- Công dụng của cây nghệ lá từ cô - Curcuma alismatifolia
- Công dụng của cây Dướng leo - Broussonetia kazinoki
- Công dụng của cây Cúc leo - Mikania micrantha
- Công dụng của cây Gièng gièng - Butea monosperma
- Công dụng của cây Hoàng liên gai - Berberis julianae
- Công dụng của cây Móng bò sọc - Bauhinia variegata
- Công dụng của cây Hoa chông - Barleria cristata
- Công dụng của cây Khôi nước - Baliospermum solanifolium
- Công dụng của cây Hũng hoa to - Beaumontia grandiflora
- Công dụng của cây Tam lang - Barringtonia macrostachya
- Công dụng của cây Mấu chàm - Bauhinia scandens L.
- Công dụng của cây Thốt nốt - Borassus flabellifer
- Công dụng của cây Bù ốc leo - Stephanotis volubilis
- Công dụng của cây Móng bò vàng - Bauhinia tomentosa
- Công dụng của cây Nam sâm tàu - Commicarpus chinensis (L.) Heimerl