BÀN TAY MA-làm thuốc giải rượu
BÀN TAY MA
Cây Bàn tay ma: Heliciopsis lobata (Merr.) Sleumer; Ảnh fpcn.net
Tên khoa học:
Heliciopsis lobata (Merr.) Sleumer; thuộc họ Chẹo thui (Proteaceae).
Tên đồng nghĩa:
Helicia caulifloroides W.T. Wang; Helicia lobata Merr.
Nguồn gốc tên:
Cây bàn tay ma còn có tên gọi khác là Co mừ phi (tiếng Tày) là một loài cây mọc hoang trong rừng, có lá rất giống với bàn tay ma quỷ trong chuyện kể nên được người dân gọi là cây bàn tay ma hay cây bàn chân ma.
Mô tả (Đặc điểm thực vật):
Cây gỗ nhỏ, cao tới 7-8m hay hơn. Cành nhỏ và cuống lá non, thường có lông nhung. Lá có thể xẻ sâu lông chim gần hình bầu dục, xẻ sâu 3 thuỳ dạng trứng, hay hình tròn dài không xẻ thuỳ, mép lá nguyên hay có gợn sóng. Hoa đơn tính, hay hình bầu dục, gần như không cuống. Quả hình trứng hay hình bầu dục, dẹt, không có lông, khi chín có màu nâu đen. Hạt đơn độc, hình bầu dục. Ra hoa tháng 6.
Bộ phận dùng:
Toàn cây (Herba Heliciopsis).
Phân bố:
Có ở Việt Nam và Trung Quốc (Hải Nam). Cây mọc trong rừng núi đất ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Nghệ An…
Loài cây này mới chỉ phân bố ở các tỉnh miền núi, chưa thấy mọc ở đồng bằng.
Sinh thái:
Rừng mưa; độ cao 800 đến 1500 m
Thu hái:
Thu hái toàn cây, rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô.
Chế biến:
Rễ đào về đem rửa sạch, thái mỏng, phơi khô làm thuốc.
Tính vị:
Rễ cây có vị chua nhẹ, tính mát.
Quy kinh:
vào 2 kinh can và thận.
Công dụng:
Ðồng bào Dao dùng cây chữa bệnh thấp khớp, nấu nước tắm cho phụ nữ sau khi sinh đẻ cho khoẻ người và chống đau nhức. Cũng được dùng chữa lao hạch, chữa viêm gan siêu vi trùng.
Cây bàn tay ma là một vị thuốc nam được đồng bào dân tộc vùng Tây Bắc sử dụng làm thuốc giải rượu từ hàng trăm năm nay, đây là một kinh nghiệm quý cho chúng ta.
Đối tượng sử dụng:
- Người thường xuyên sử dụng bia rượu
- Người suy giảm chức năng gan
- Người bị thấp khớp, đau xương khớp
Cách dùng, liều dùng:
Sắc uống làm thuốc giải độc rượu: Lấy 70g rễ khô đun với 3 bát nước. Đun tới khi sôi, duy trì thời gian sôi nhỏ lửa thêm khoảng 5 phút, chắt nước uống hàng ngày. (Có thể dùng trước khi uống rượu 15 – 20 phút để phòng say rượu, hoặc dùng sau khi uống rượu để giải rượu).
Theo kinh nghiệm: Sau khi uống rượu, hoặc trước khi uống rượu dùng 1 cốc nước rễ cây này sẽ không bị say, đây là một kinh nghiệm quý rất hay cho các bạn thường xuyên phải tiếp khách. Tác dụng của cây bàn tay ma cũng gần giống với tác dụng của rễ cà gai leo.
Cách ngâm rượu điều trị thấp khớp: 1kg rễ cây khô đem ngâm với 2 lít rượu 40 độ, ngâm trong thời gian 1 tháng là dùng được. Mỗi ngày dùng 3-4 ly nhỏ.
Chú ý:
Khi có bệnh hoặc muốn dùng để giải rượu mới sử dụng, không sử dụng kéo dài vì sẽ gây giảm sinh lý.
Tham khảo:
- Từ điển cây thuốc Việt Nam (Võ Văn Chi)
- Danh lục cây thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội (Viện Dược Liệu)
- theplanlist.org
- efloras.org
Bài viết Cây thuốc - Vị thuốc khác
- Cây Lưỡi mèo tai chuột (Pyrrosia lanceolata) chữa viêm tuyến mang tai, viêm tuyến nước bọt
- Cây lõi tiền (Stephania longa) làm đẹp sẽ khít cho phụ nữ sau sinh
- Cây đậu bắp (Abelmoschus esculentus) tốt cho phái mạnh
- Ké đồng tiền trị sỏi tiết niệu
- Vỏ quả Quất hồng bì chữa ho
- Cây Náng hoa trắng trị phì đại tuyến tiền liệt tuyến
- Rau ngót Nhật Asystasia gangetica
- Rau xương cá chữa trĩ
- Bạch trinh biển bó chữa gẫy xương
- Dây song bào chữa phong thấp đau nhức xương khớp
- Vông nem chữa mất ngủ, khó ngủ
- Tầm phong trị viêm bàng quang, viêm đường tiết niệu
- Rau tàu bay trị phì đại tuyến tiền liệt
- Rau muối chữa đau răng, viêm chân răng
- Cây Vòi voi trị đau nhức xương khớp
- Địa liền hoa trắng chữa đau dạ dày
- Cỏ tai hổ chữa viêm họng
- Riềng hoa cựa - Alpinia calcarata
- Lá Bằng lăng nước trị tiểu đường
- Rau má mỡ trị viêm gan