BẰNG LĂNG NƯỚC-chữa tiểu đường
BẰNG LĂNG NƯỚC
Cây Bằng lăng nước: Lagerstroemia speciosa (L.) Pers.; Ảnh en.wikipedia.org and tropical.theferns.info
Tên khoa học:
Lagerstroemia speciosa (L.) Pers.; thuộc họ Tử vi (Lythraceae).
Tên đồng nghĩa:
Adambea glabra Lam.; Adambea hirsuta Lam.; Lagerstroemia augusta Wall.; Lagerstroemia flos-reginae Retz.; Lagerstroemia hirsuta (Lam.) Willd.; Lagerstroemia macrocarpa Wall.; Lagerstroemia major Retz.; Lagerstroemia munchausia Willd.; Lagerstroemia plicifolia Stokes; Lagerstroemia reginae Roxb.; Munchausia ovata J.St.-Hil.; Munchausia speciosa L.; Murtughas hirsuta (Lam.) Kuntze; Sotularia malabarica Raf.
Mô tả (Đặc điểm thực vật):
Cây gỗ lớn có kích thước trung bình. Lá bầu dục, tròn ở gốc, nhọn ngắn ở chóp, dài 10-20cm, rộng 5-9cm, dai, rất nhẵn, cả 2 mặt lá đều có màu nhạt. Chuỳ hoa đứng ở ngọn, nhánh có lông, nụ tròn đo đỏ. Hoa to, rộng 3cm hay hơn, màu đỏ tím; đài có lông sát; 6 cánh hoa có cuống 5mm; nhị nhiều. Quả nang tròn dài dạng trứng (20x18mm) mang lá đài xoè ra, nở làm 6 mảnh. Hạt có đường kính 12-15mm. Ra hoa tháng 4.
Bộ phận dùng:
Vỏ, lá và quả (Cortex, Folium et Fructus Lagerstroemiae).
Phân bố sinh thái:
Cây của vùng Ấn Độ - Malaixia, mọc hoang và cũng thường được trồng làm cảnh vì hoa đẹp.
Ở Việt Nam Cây trồng ở Hà Nội, Hải Phòng, Lâm Đồng, Đồng Nai.
Thu hái:
Có thể thu vỏ và lá quanh năm.
Thành phần hoá học:
Tất cả các bộ phận của cây, nhất là lá già và quả chín đều chứa một chất làm giảm glucose huyết, có hoạt tính bằng 6-7,7 đơn vị insulin. Vỏ cây giàu tanin. Trong lá có alanin, isoleucin, acid aminobutyric và menthoconin; không có alkaloid, glucosid, sterol và flavonoid.
Tác dụng dược lý:
Dịch chiết ethanol lá bằng lăng nước với liều 10g/kg đã làm giảm nồng độ glucose (p<0,05), triglycerid và cholesterol toàn phần (p<0,001) trong máu, nhưng không làm thay đổi rõ rệt về cân nặng, nồng độ insulin huyết thanh và tình trạng mô tụy nội tiết của chuột cống đái tháo đường typ 2 gây bởi chế độ ăn giàu chất béo kết hợp với streptozocin liều thấp.
Nhiều nghiên cứu dược lý hiện đại trong và ngoài nước đã chứng minh thành phần acid corosolic có nhiều trong lá và quả già Bằng lăng nước có tác dụng làm giảm đường huyết và giảm béo phì. Hoạt chất này đã được nghiên cứu chiết xuất và sử dụng rộng rãi làm thuốc chữa tiểu đường và béo phì tại nhiều nước trên thế giới. Ngoài ra, các hợp chất tanin như ellagitannins, lagertannins, lagerstroemia trong lá Bằng lăng nước cũng được chứng minh có tác dụng làm hạ đường huyết. Trong lá còn chứa valoneic acid dilactone (VAD) được sử dụng như chất ức chế xanthine oxidase làm giảm acid uric trong bệnh gout. Dịch chiết từ lá bằng lăng được chứng minh có tác dụng đối với bệnh gout tốt hơn biệt dược Zylopzim (chứa Allopurinol).
Các nhà khoa học đã chứng minh lá và quả già Bằng lăng nước có tác dụng hạ đường huyết tốt nhất. Lá non và hoa cũng có tác dụng chữa bệnh nhưng hiệu lực chỉ bằng 70% so với quả và lá già.
Tính vị, tác dụng:
Hạt gây ngủ. Vỏ và lá làm xổ. Rễ làm se, kích thích và hạ nhiệt.
Công dụng, chỉ định và phối hợp:
Quả dùng đắp ngoài trị bệnh aptơ ở miệng. Người ta thường dùng vỏ thân làm thuốc hãm uống trị ỉa chảy. Đái đường (Lá, quả)
Một số cách dùng chữa tiểu đường:
- Dạng trà thuốc: 50g lá già hoặc quả khô hãm với 0,5 lít nước sôi, uống 4 - 6 cốc mỗi ngày để phòng và chữa bệnh tiểu đường. (20g lá và quả khô trong 100ml nước có tác dụng tương đương với 6 - 7,7 đơn vị insulin).
- Một số sản phẩm chứa cao khô Bằng lăng nước chuẩn hóa hàm lượng acid corosolic 1% có liều dùng là 16 - 48mg/ngày.
Tham khảo:
- Từ điển cây thuốc Việt Nam (Võ Văn Chi)
- Danh lục cây thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội (Viện Dược Liệu)
- theplanlist.org
- Tạp chí Dược học, 9/2009
Bài viết Cây thuốc - Vị thuốc khác
- Công dụng của cây Bèo đất - Drosera burmannii
- Công dụng của cây Mắc cỡ tàn dù - Biophytum sensitivum
- Công dụng của cây Quả bánh mì - Artocarpus parvus
- Công dụng của cây Sồi bạc - Quercus incana
- Công dụng của cây Sang trắng - Putranjiva roxburghii
- Công dụng của Cỏ ba lá - Trifolium repens
- Công dụng của cây Trạch quạch - Adenanthera pavonina
- Công dụng của cây Sung dâu - Ficus callosa
- Công dụng của cây Neem - Azadirachta indica
- Công dụng của cây Cau đất - Tropidia curculigoides Lindl.
- Công dụng của cây Điền điển phao - Sesbania javanica
- Công dụng của cây Mâm xôi đen - Rubus fruticosus
- Công dụng của cây Xương rồng trụ - Cereus jamacaru
- Công dụng của cây Bướm đêm đa hoa - Middletonia multiflora
- Công dụng của cây Ngọc nữ lá chân vịt - Clerodendrum palmatolobatum
- Công dụng của cây Bướm bạc một hoa - Mussaenda uniflora
- Công dụng của cây Tàu muối - Vatica odorata
- Công dụng của cây Hổ nhĩ lá đồng tiền - Pilea nummulariifolia
- Công dụng của cây Sổ trai - Dillenia ovata
- Công dụng của cây Nghệ mảnh - Curcuma gracillima