BẮT RUỒI-Chữa ho gà
BẮT RUỒI
Cây Bắt ruồi: Drosera burmanni Vahl; Ảnh wikiwand.com and commons.wikimedia.org
Tên khác:
Bèo đất, Cỏ trói gà, Cây bắt ruồi, Bèo đất, Cỏ tỹ gà, Trường lệ, Mao cao thái.
Tên khoa học:
Drosera burmanni Vahl; thuộc họ Bắt ruồi (Droseraceae).
Tên đồng nghĩa:
Drosera burmanni var. dietrichiana (Rchb.f.) Diels; Drosera dietrichiana Rchb.f.; Drosera indica var. dietrichiana (Rchb.f.) Diels
Mô tả (Đặc điểm thực vật):
Cây thảo cao 5-30cm; thân nhẵn gầy, không mang lá nhưng mang hoa ở ngọn. Lá xếp thành hình hoa thị ở gốc sát đất; phiến lá dài 12mm, rộng 4mm, mặt lá phủ dầy lông tuyến để hút sâu bọ. Hoa đều, lưỡng tính, nhỏ, màu tím nhạt; đài 5; tràng 5; nhị 5; bầu 3 lá noãn hàn liền nhau bởi mép bên. Quả nang mở bằng 3 mảnh vỏ có nhiều hạt xốp. Ra hoa tháng 3-4.
Bộ phận dùng:
Toàn cây (Herba Droserae).
Phân bối:
Loài phân bố ở Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam và châu Úc. Ở Việt Nam, cây rất phổ biến trên đất chua, tại các tỉnh Phổ Yên (Thái Nguyên), Vinh (Nghệ An), Thanh Hoá, Vĩnh Phú, Hà Nội, Quảng Ninh, Ninh Thuận, Lâm Ðồng, Sông Bé, Bến Tre.
Sinh thái:
Nơi ẩm ướt có bóng râm, khe giữa ruộng lúa, đất sình lầy, vùng đất thấp đến vùng núi; mực nước biển đến 1500 m
Thu hái, sơ chế:
Thu hái toàn cây quanh năm, rửa sạch, phơi hay sấy khô.
Thành phần hoá học:
Có naphthoquinon.
Hồ sơ dấu vân tay HPTLC của dịch chiết nước và ethanol của Drosera burmannii được mô tả. Bảy thành phần đã được phát hiện trong dịch chiết ethanol. Hơn nữa, plumbagin, một chất chống vô sinh hữu ích, cũng được phát hiện khi so sánh với chất chuẩn đối chiếu. Dịch chiết trong nước cho thấy hai vết không có vết tương ứng với plumbagin.
Tính vị:
Vị đắng, tính mát.
Tác dụng:
Tác dụng giảm co giật, trừ ho gà, gây sung huyết da mạnh.
Công dụng, liều dùng:
Dùng làm thuốc trấn kinh, giảm co giật, chữa ho gà, chữa ho. Liều dùng 2-4g dạng thuốc sắc. Ở Campuchia người ta dùng để chế một loại thuốc trị bệnh nấm.
Tham khảo:
- Từ điển cây thuốc Việt Nam (Võ Văn Chi)
- Danh lục cây thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội (Viện Dược Liệu)
- theplanlist.org
- efloras.org
Madhavan V, Basnett H, Kumar AC, Yoganarasimhan SN. Fingerprinting of Plumbagin in lic>Drosera burmannii Vahl using High Performance Thin Layer Chromatography. Indian J Pharm Sci. 2008 Nov;70(6):798-800. doi: 10.4103/0250-474X.49127. PMID: 21369446; PMCID: PMC3040879.
Bài viết Cây thuốc - Vị thuốc khác
- Công dụng của cây Rau mác bao - Pontederia vaginalis
- Công dụng của cây San dẹp - Paspalum dilatatum
- Công dụng của cây Áo cộc - Liriodendron chinense
- Công dụng của cây Nghệ sen - Curcuma petiolata
- Công dụng của cây Cao lương đỏ - Sorghum bicolor
- Công dụng của cây Dương đào dai - Actinidia coriacea
- Công dụng của cây Lục đạo mộc trung quốc - Abelia chinensis
- Công dụng của cây Sú- Aegiceras corniculatum
- Công dụng của cây Ấu tàu - Aconitum carmichaelii
- Công dụng của cây Bù dẻ hoa đỏ - Uvaria rufa
- Công dụng của cây Chùm ruột núi- Antidesma pentandrum
- Công dụng của cây Cánh diều - Melanolepis multiglandulosa
- Công dụng của cây Sang sóc - Schima wallichii
- Công dụng của cây Tường anh - Parietaria micranta
- Công dụng của cây Bèo đất - Drosera burmannii
- Công dụng của cây Mắc cỡ tàn dù - Biophytum sensitivum
- Công dụng của cây Quả bánh mì - Artocarpus parvus
- Công dụng của cây Sồi bạc - Quercus incana
- Công dụng của cây Sang trắng - Putranjiva roxburghii
- Công dụng của Cỏ ba lá - Trifolium repens