Logo Website

BẦU ĐẤT-Chữa phụ nữ viêm bàng quang, khí hư, bạch đới

15/01/2021
Cây Bầu đất có Tên khoa học: Gynura procumbens (Lour.) Merr.; thuộc họ Cúc (Asteraceae). Dùng làm thuốc để chữa: 1. Ðái són, đái buốt; 2. Phụ nữ viêm bàng quang mạn tính, khí hư bạch đới, bệnh lậu, kinh nguyệt không đều; 3. Trẻ em đái dầm và ra mồ hôi trộm; 4. Sốt phát ban (sởi, tinh hồng nhiệt) và lỵ. Dùng ngoài trị đau mắt đỏ.

BẦU ĐẤT

Bầu đất Gynura procumbens

Cây Bầu đất: Gynura procumbens (Lour.) Merr.; Ảnh leaftonic.com and etsy.com

Tên khác: 

Kim thất, Rau lúi, Rau bầu đất, Dây chua lè, rau bầu đất dại, Kún thất, khảm khon (Tày), thiên hắc địa hồng

Tên nước ngoài:

Scrambling gynura

Tên khoa học: 

Gynura procumbens (Lour.) Merr.; thuộc họ Cúc (Asteraceae).

Tên đồng nghĩa: 

Cacalia cylindriflora Wall.; Cacalia finlaysoniana Wall.; Cacalia procumbens Lour.; Cacalia reclinata Roxb.; Cacalia sarmentosa Lesch. ex Blume; Cacalia sarmentosa var. longipes Blume; Cacalia sarmentosa var. sarmentosaCrassocephalum baoulense (Hutch. & Dalziel) Milne-Redh.; Crassocephalum latifolium S.Moore; Gynura affinis Turcz.; Gynura agusanensis Elmer; Gynura baoulensis Hutch. & Dalziel; Gynura buntingii S.Moore; Gynura cavaleriei H.Lév.; Gynura cavaleriei Levl.; Gynura clementis Merr.; Gynura finlaysoniana DC.; Gynura latifolia (S.Moore) Elmer; Gynura lobbiana Turcz.; Gynura piperi Merr.; Gynura procumbens var. hirsuta Hort.; Gynura procumbens var. procumbensGynura pubigera Bold.; Gynura sarmentosa (Blume) DC.; Gynura sarmentosa var. longipes (Blume) Blume ex Zoll.; Gynura sarmentosa var. sarmentosaGynura scabra Turcz.; Senecio baoulensis A.Chev.; Senecio mindoroensis Elmer

Mô tả: 

Cây thảo mọc bò và hơi leo, cao đến 1m. Thân mọng nước, phân nhiều cành. Lá dày, dòn, thuôn, xanh lợt ở mặt dưới, hơi tía ở mặt trên và xanh ở các gân, dài 3-8cm, rộng 1,5-3,5cm, khía răng ở mép; cuống dài cỡ 1cm. Cụm hoa ở ngọn cây, gồm nhiều đầu màu tía, các hoa trong đầu hoa hình ống, màu vàng da cam. Quả bế có ba cạnh, mang một mào lông trắng ở đỉnh. Cây ra hoa kết quả vào mùa xuân-hè.

Bộ phận dùng: 

Toàn cây (Herba Gynurae Procumbentis).

Phân bố: 

Hầu hết phân bố ở nhiều nước châu á như Ấn Độ, Inđônêxia, Thái Lan, Philippin, Lào và Việt Nam. Bầu đất là một loại rau ăn khá thông dụng cho người và gia súc (lợn, bò). Nhiều địa phương có kinh nghiệm dùng bầu đất làm thuốc.Cây phân bố chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía bắc như Cao Bằng, Lạng Sơn, Yên Bái, Lào Cai, Hà Giang, Lai Châu, Hòa Bình với độ cao phân bố tới 1600 m. ở các tỉnh phía nam ít gạp hơn. 

Sinh thái:

Bầu đất thuộc loại cây ưa ẩm, ưa sáng thường mọc ở đất còn tương đối màu mỡ, nhất là các vùng núi đá vôi, hoặc xung quanh nương rẫy. Cây có khả năng ra chồi khỏe và mọc nhanh. Chính vì vậy mà trong một vụ xuân hè và cả mùa thu người ta có thổ thu hái rau được rất nhiều lần. Tuy nhiên chỉ có những câv ít bị ngắt ngọn mới có hoa quả thường xuyên.

Cách trồng:

Bầu đất chủ vếu được khai thác từ nguồn hoang dại. Ở một số nơi nhân dân có trồng làm rau ăn. Vào mùa xuân, đấi sau khi được cày bừa, nhặt cỏ được lên thành luống cao 15-20 cm, rộng khoảng 1 - 1,2 m, dánh rạch sâu 10 - 15 cm, cách nhau 40 - 50 cm, lót một ít phân chuồng rồi lấy những đoạn thân dài 25 - 30cm đặt xiên như trồng rau muống, sau đó lấp đất, để 1/3 thân thò lên khỏi mặt đất.

Bầu đất không cần chăm bón nhiều, ít thấy sâu bệnh, thỉnh thoảng tưới giữ ẩm, có thể tưới nước phân chuồng, nước giải, hoặc phân chuồng pha loãng.

Cần chú ý tìm hiểu cách nhân giống bằng hạt.

Thu hái, sơ chế:

Thu hái cả cây vào mùa hạ, dùng tươi hay phơi khô.

Thành phần hoá học

Mười sáu hợp chất đã được phân lập và xác định là quercetin (1), apigenin (2), luteolin (3), kaempferol (4), astragaline (5), kaempferol-5-O- (6 ″-O-acetyl) -β-D- glucopyranoside (6), negletein (7), acid 4-methoxycinnamic (8), benzyl-O-β-D-glucopyranoside (9), 2-phenylethyl-O-β-D-glucopyranoside (10), 3,5- metyl este của acid dicaffeoylquinic (11), axit 3,5-dicaffeoylquinic etyl este (12), metyl este của acid 3,4-dicaffeoylquinic (13), 4,5-dicaffeoylquinic acid metyl este (14), acid protocatechuic (15), và eugenol glucoside (16).

Hai mươi bảy hợp chất được xác định là dibutyl phthalate (1), acid ursolic (2), kaempferol 3-O-β-D-glucopyranoside (3), 5-hydroxymaltol (4), acid 4-hydroxylbenzoic (5), 4 -aminocinnamic axit (6), (E)-2-hexenyl β-D-glucoside (7), 1- (3-indolyl) -2,3-dihydroxy-propan-1-one (8), kaempferol-7- O-β-D-glucoside (9), quercetin-3-O-β-D- glucopyranoside (10), metyl este của axit 3,4,5-tri-caffeoylquinic (11), rutin (12), hesperidin (13 ), Metyl este của axit 3,4-dihydroxyphenylaxetic (14), acid euscophic (15), acid dayic (16), 2-metoxy-4- (2-propenyl) -phenyl-O-β-D-glucopyranoside (17) , negletein (18), 4,5-dihydroxy-3-methoxybenzoic axit (19), caesalpiniaphenol D (20), acid gentisic (21), 3,4-dihydroxybenzaldehyde (22), axit isohematinic (23), icarisit B1 (24), dendranthemoside B (25), acid 4-methoxycinnamic (26), và baicalin (27).

Tác dụng dược lý:

Hoạt động gây độc tế báo ung thư vú: Một nghiên cứu thực nghiệm tại Trường Khoa Học Dược, Đại học Sains Malaysia đã xác định được đặc tính chống ung thư vú MDA-MB-231 của chiết xuất từ thảo dược bầu đất Gynura procumbens (Lour.).

Hoạt chống chống ung thư lưỡi: Một nghiên cứu sử dụng chiết xuất ethanol của lá Gynura Procumbens trên chuột thí nghiệm được tiến hành bởi nhóm các nhà khoa học tại Đại học Gaditas Mada, Indonesia. Nhóm nghiêm cứu đã xác định hoạt động ức chế sự phát triển quá trình gây ung thư lưỡi chuột của chiết xuất ethanol của lá bầu đất.

Hoạt động điều trị đái tháo đường: Đại học Sains Malaysia đã tiến hành thử nghiệm chiết xuất nước lá thân bầu đất trên cơ thể chuột bị tiểu đường do streptozotocin gây ra trong 14 ngày. Kết quả chiết xuất nước lá bầu đất đã làm giảm đáng kể lượng đường trong máu chuột được thí nghiệm. Nhóm nghiêm cứu kết luận chiết xuất nước lá bầu đất đã phát huy hiệu quả hạ đường huyết bằng cách thúc đẩy sự hấp thu glucose trong cơ thể.

Hoạt động chống tăng huyết áp và hạ lipid máu: Quá trình nghiên cứu thực nghiệm trên chuột – tạp chí Y tế Singapore SMJ đã xác định hoạt động chống tăng huyết áp và hạ lipid máu, hạ cholesterol ở chuột mắc bệnh tiểu đường.

Tính vị: 

Bầu đất có vị đắng thơm, tính mát.

Tác dụng: 

Có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, tiêu viêm.

Công dụng: 

- Người ta dùng cành lá, ngọn non chần qua nước sôi, xào hoặc nấu canh cua; cũng dùng làm rau trộn dầu giấm. Canh bầu đất được xem như là bổ, mát.

- Bầu đất được dùng làm thuốc để chữa: 1. Ðái són, đái buốt; 2. Phụ nữ viêm bàng quang mạn tính, khí hư bạch đới, bệnh lậu, kinh nguyệt không đều; 3. Trẻ em đái dầm và ra mồ hôi trộm; 4. Sốt phát ban (sởi, tinh hồng nhiệt) và lỵ. Dùng ngoài trị đau mắt đỏ.

- Ở Campuchia, thân và lá bầu đất dùng phối hợp với những vị thuốc khác để hạ nhiệt, trong chứng sốt phát ban như các bệnh sởi, tinh hồng nhiệt. Ở Malaixia, người ta cũng dùng lá ăn trộn với dầu giấm và cũng dùng cây để trị lỵ. Còn ở Java người ta dùng nó để trị bệnh đau thận.

Bài thuốc:

1. Ðái són, đái buốt, trẻ em đái dầm:

Bầu đất tươi 80g, sắc nước uống.

2. Chữa phụ nữ viêm bàng quang, khí hư, bạch đới:

Bầu đất sắc nước uống với bột Thổ tam thất và Ý dĩ sao với liều bằng nhau, mỗi lần 10-15g ngày uống 2 lần.

3. Chữa vết thương phần mềm:

Lá bầu đất tươi, giã nát đắp tại chỗ.

4. Chữa đau mắt:

Lá bầu đất tươi rửa sạch, thêm vài hạt muối, giã nhỏ đắp lên mắt.

5. Hỗ trợ điều trị ung thư

Cách 1 Dùng độc vị

Nguyên liệu: 30g cây khô (hoặc 100g cây tươi), 01 bình giữ nhiệt, 1 lít nước sôi.

Cách tiến hành: Thuốc đem rửa sạch, hãm với 800ml nước sôi, để giữ nhiệt trong thời gian 20 phút cho ngấm, sau đó chắt nước uống hàng ngày.

Cách 2 Dùng kết hợp

Nguyên liệu: 20g bầu đất khô, kết hợp với cây xạ đen 20g, nấm lim xanh 20g, nước sạch 1,2 lít.

Cách tiến hành: Các vị thuốc đem rửa sạch, đun với 1,2 lít nước, đun sôi nhỏ lửa lấy khoảng 600ml nước chia làm nhiều lần uống trong ngày.

Theo các nghiên cứu mới đây mà caythuoc.org đã trình bày ở trên, các thử nghiệm cho thấy bầu đất có tác dụng kìm hãm sự phát triển của tế bào ung thư, đặc biệt hiệu quả với ung thư vú và ung thư lưỡi.

6. Chữa tiêu chảy, kiết lỵ

Nguyên liệu: khoảng 8 lá tươi, muối trắng khoảng 3 đến 5 hạt

Cách tiến hành: Lá tươi rửa sạch, để dáo nước, nhai sống cùng muối trắng vào buổi sáng và buổi trưa, nên ăn hàng ngày để vị thuốc phát huy công hiệu.

7. Điều trị mất ngủ, bổ máu, hạ cholesterol

Nguyên liệu: Lá tươi 1 nắm lớn.

Cách tiến hành: Luộc hoặc nấu canh như một loại rau xanh ăn hàng ngày.

Chú ý:

Không nhầm lẫn cây bầu đất với cây mật gấu cho lá (Bởi nhiều nơi còn gọi cây kim thất tai là cây mật gấu). Đặc điểm dễ dàng xác định sự khác nhau giữa hai cây đó là, cây mật gấu cho lá là loại cây thảo lớn, có thể cao tới 3 mét, lá lớn hơn nhiều so với lá kim bầu đất.

Thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ mang thai.

Tham khảo:

- Từ điển cây thuốc Việt Nam (Võ Văn Chi)

- Danh lục cây thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội  (Viện Dược Liệu)

- theplanlist.org 

- efloras.org

- Gong, S.-S & Liu, Y.-L & Li, Y. & Li, X.-R & Feng, Y.-L & Xu, Q.-M & Yang, S.-L. (2016). Chemical constituents from whole plant of Gynura procumbens (I). 47. 1856-1860. 10.7501/j.issn.0253-2670.2016.11.008.

- He, M.-Z & Gong, S.-S & Huang, X.-F & Jia, J. & Ouyang, H. & Feng, Y.-L & Xu, Q.-M & Yang, S.-L. (2018). Chemical constituents of Gynura procumbens (II). Chinese Traditional and Herbal Drugs. 49. 2519-2526. 10.7501/j.issn.0253-2670.2018.11.006.

- Hew CS, Khoo BY, Gam LH. The anti-cancer property of proteins extracted from Gynura procumbens(Lour.) Merr. PLoS One. 2013;8(7):e68524. Published 2013 Jul 11. doi:10.1371/journal.pone.0068524

- D. Agustina, Wasito Wasito, S.M. Haryana, A. Supartinah. Anticarcinogenesis effect of Gynura procumbens(Lour) Merr on tongue carcinogenesis in 4NQO-induced rat. Vol 39, No 3 (2006), Agustina

- Hassan, Z.; Yam, M.F.; Ahmad, M.; Yusof, A.P.M. Antidiabetic Properties and Mechanism of Action of Gynura procumbens Water Extract in Streptozotocin-Induced Diabetic Rats. Molecules 2010, 15, 9008-9023.

- X F Zhang, B K H Tan. Effects of an Ethanolic Extract of Gynura procumbens on Serum Glucose, Cholesterol and Triglyceride Levels in Normal and Streptozotocin-Induced Diabetic Rats. Singapore Med J 2000; Vol 41(1):