BẦU ĐẤT HOA VÀNG-chữa viêm phế quản
BẦU ĐẤT HOA VÀNG
Bầu đất hoa vàng: Gynura divaricata (L.) DC.; Ảnh naturalnews.com and species.wikimedia.org
Tên khác:
Kim thất giả, Sun binh.
Tên khoa học:
Gynura divaricata (L.) DC., thuộc họ Cúc (Asteraceae).
Tên đồng nghĩa:
Cacalia hieracioides Willd.; Cacalia incana L.; Cacalia ovalis Ker Gawl.; Gynura auriculata Cass.; Gynura glabrata Hook.f.; Gynura hemsleyana H.Lév.; Gynura incana (L.) Druce; Gynura ovalis DC.; Gynura ovalis var. pinnatifida Hemsl.; Senecio divaricatus L.
Mô tả:
Cây thảo lưu niên cao 30-50cm, có rễ củ. Lá chụm ở gốc, phiến thon, nguyên hay có thuỳ khá sâu, mép có vài răng thưa, có ít lông hay không lông, gân phụ 5-6 cặp; cuống 1-2cm. Chùm 3-5 cụm hoa hình rổ cao 1-1,5cm, màu vàng tươi. Quả bế cao 2,5mm; mào lông gồm nhiều tơ mịn màu trắng. Mùa hoa quả: tháng 2-6.
Bộ phận dùng:
Toàn cây (Herba Gynurae Divaricatae); thường có tên là Bạch tử thái.
Phân bố:
Trên thế giới, cây phân bố ở Ấn Độ, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan, Indonesia. Ở Việt Nam, Cây mọc ở vùng núi và trong các savan có ở nhiều nơi, từ Lạng Sơn, Bắc Thái, Hà Tây, Ninh Bình, qua Quảng Trị, Quảng Nam- Ðà Nẵng đến các tính Tây Nguyên như Kontum, Gia Lai, Lâm Ðồng và vài nơi khác ở Nam Bộ Việt Nam.
Sinh thái:
Mọc ở các sườn dốc có cỏ và cỏ dại, nơi ẩm ướt bên ruộng, đá ven biển; mực nước biển đến 2800 m
Thu hái, sơ chế:
Có thể thu hái toàn cây quanh năm, tốt nhất là vào mùa hè - thu. Rửa sạch, thái nhỏ, dùng tươi hay phơi khô.
Thành phần hóa học:
Bao gồm các thành phần chính như saponin, tannin, glycoside, alkaloid và vitamin như A, E, C, B1, B2. Ngoài ra, kim thất tai còn chứa các hoạt chất có tác dụng sinh học như Flavonoid, anthraquinone, coumarin, terpene, sesquiterpen, phenolic, xanthon, sesquiterpen, steroid, edotid,… Lá cây chứa các chất khoáng như selenium, magnesium, manganese, chromium,…
Từ phần trên mặt đất đã phân lập và xác định được : 10 hợp chất là 2- (1 ', 2', 3 ', 4'-tetrahydroxybutyl) -6- (2 ", 3", 4 "-trihydroxybutyl) -pyrazine (1), 2- (1' , 2 ', 3', 4'-tetrahydroxybutyl) -5- (2 ", 3", 4 "-trihydroxybutyl) -pyrazine (2), axit nicotinic (3), 5-hydroxy-axit picolinic (4), metyl -5-hydroxy-2- pyridinecarboxylate (5), adenosine (6), uridine (7), stigmasterol-5-O- beta-D-glucoside (8), dibutyl terephthalate (9), methyl chlorogenate (10).
Tác dụng dược lý:
Giúp kiểm soát đường huyết hỗ trợ điều trị đái tháo đường
Chữa rối loạn tiêu hóa, tả lỵ và đau bụng
Giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể
Ngăn chặn lão hóa và chống ung thư
Hoạt chất xanthones và acid phenolic có trong lá cây kim thất tai có công dụng điều trị cảm lạnh và hạ sốt
Lá chứa lượng lớn hoạt chất chống oxy hóa giúp điều trị nhiễm giun sán và các bệnh lây qua đường tình dục như bệnh lậu
Có tác dụng nhuận tràng, giúp trị chứng táo bón
Chữa viêm họng, tiêu đờm, ho
Chống buồn nôn
Kích thích hệ tiêu hóa hoạt động, đồng thời tạo cảm giác ăn ngon miệng hơn
Hỗ trợ điều trị viêm gan siêu vi C và B
Thanh lọc, giải độc cơ thể, giúp bảo vệ gan
Giảm đau
Giúp làm dịu thần kinh, hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ
Cải thiện triệu chứng mẩn ngứa ngoài da
Tính vị:
Vị ngọt và nhạt, tính hàn, hơi có độc;
Tác dụng:
Có tác dụng tiêu viêm, tiêu thũng, lương huyết, tiêu ứ.
Công dụng:
Dùng chữa: 1. Viêm phế quản, lao phổi, ho gà; 2. Ðau mắt, đau răng; 3. Thấp khớp đau nhức xương; 4. Xuất huyết tử cung.
Cách dùng:
Dùng ngoài lấy cây tươi giã đắp trị đòn ngã tổn thương, đứt gãy, vết thương chảy máu, viêm vú, nhọt và viêm mủ da, loét chân, bỏng nước, bỏng lửa.
Liều lượng:
Liều dùng 10-15g, dạng thuốc sắc, hoặc ngâm rượu uống.
Bài thuốc:
1 Chữa tiểu đường:
Dùng 7 – 9 lá kim thất tai tươi, rửa sạch và nhai nuốt. Mỗi ngày nhai 2 lần vào buổi sáng và chiều, giúp điều hòa lượng máu.
2. Chữa viêm họng:
Sử dụng một vài lá kim thất tai tươi, rửa sạch và nhai lần lượt từng lá rồi nuốt. Chỉ sau 30 – 60 phút, triệu chứng viêm họng sẽ thuyên giảm dần.
3. Chữa sổ mũi:
Dùng hai đầu ngón tay cái và trỏ bóp nát cuống lá kim thất tai. Sau đó, dùng ngón tay trỏ thấm một giọt dịch cuống lá rồi ngoáy hoặc thoa lên mũi. Triệu chứng sổ mũi sẽ giảm dần sau đó vài phút.
4. Chữa đau đầu:
Sử dụng một vài lá kim thất tai, giã nát và đắp lên chỗ đau trên đầu. Bên cạnh đó, xay nhuyễn 5 ngọn kim thất tai tươi với 100 ml nước và uống.
5. Chữa ho lao:
Dùng 2 ngọn kim thất tai tươi, rửa sạch và nhai nuốt. Mỗi ngày thực hiện 2 lần và sau 6 tháng, bệnh sẽ được cải thiện rõ rệt.
6. Chữa đau lưng, nhức mỏi:
Hái 10 ngọn kim thất tai, thái nhỏ và nấu canh ăn. Sử dụng canh này tỏng vài ngày, giúp giảm đau nhức.
7. Chữa kiết lỵ, táo bón:
Dùng 6 ngọn kim thất tai đã được rửa sạch, xay nhuyễn với 120 ml nước. Chia đều, uống vào buổi sáng và chiều.
8. Chữa ỉa chảy, đau bụng:
Sử dụng 10 lá kim thất tai nhai nhuyễn hoặc giã nát, vắt lấy nước uống. Biểu hiện đau bụng, tiêu chảy sẽ giảm sau đó 30 phút.
9. Chữa bong gân:
Dùng 2 ngọn kim thất tai, giã nát và đắp lên chỗ bong gân
10. Chữa chứng mất ngủ:
Sử dụng ngọn kim thất tai ăn sống hoặc dùng chế biến món ăn đều được, giúp cải thiện chứng mất ngủ.
11. Chữa mụn ngứa, vết cắn côn trùng, vết thương bị chảy máu:
Hái một nắm lá kim thất tai, rửa sạch, vò nát và đắp lên vết thương khoảng 30 phút.
12. Chữa ngộ độc thức ăn:
Cho 6 – 8 ngọn kim thất tai vào máy xay sinh tố, thêm 100 – 200 ml nước, xay nhuyễn. Sau đó, chia làm 2 lần và uống cách nhau 2 giờ.
13. Chữa đau răng:
Dùng một ngọn kim thất, giã nát và ngậm vào chỗ bị đau răng, giảm giảm đau và sưng
14. Điều trị viêm đại tràng mãn tính:
Xay 6 ngọn kim thất tai chung với 120 ml nước. Chia đều, uống sáng và tối.
15. Chữa thấp khớp kinh niên:
Dùng lá kim thất tai xay uống mỗi buổi tối giúp giảm đau nhanh chóng.
Tham khảo:
- Từ điển cây thuốc Việt Nam (Võ Văn Chi)
- Danh lục cây thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội (Viện Dược Liệu)
- theplanlist.org
- efloras.org
- Chen L, Song ZY, Wang JJ, Song HT, Zhang GG, Wang JH. Studies on the chemical constituents from aerial parts of Gynura divaricata. Zhong Yao Cai. 2010 Mar;33(3):373-6. Chinese. PMID: 20681301
Bài viết Cây thuốc - Vị thuốc khác
- Công dụng của cây Dương đài - Balanophora laxiflora
- Công dụng của cây Chòi mòi - Antidesma ghaesembilla
- Công dụng của cây Vẹt đen - Bruguiera sexangula (Lour.) Poir.
- Công dụng của cây Vẹt trụ - Bruguiera cylindrica
- Công dụng của cây Bầu nâu - Aegle marmelos
- Công dụng của cây nghệ lá từ cô - Curcuma alismatifolia
- Công dụng của cây Dướng leo - Broussonetia kazinoki
- Công dụng của cây Cúc leo - Mikania micrantha
- Công dụng của cây Gièng gièng - Butea monosperma
- Công dụng của cây Hoàng liên gai - Berberis julianae
- Công dụng của cây Móng bò sọc - Bauhinia variegata
- Công dụng của cây Hoa chông - Barleria cristata
- Công dụng của cây Khôi nước - Baliospermum solanifolium
- Công dụng của cây Hũng hoa to - Beaumontia grandiflora
- Công dụng của cây Tam lang - Barringtonia macrostachya
- Công dụng của cây Mấu chàm - Bauhinia scandens L.
- Công dụng của cây Thốt nốt - Borassus flabellifer
- Công dụng của cây Bù ốc leo - Stephanotis volubilis
- Công dụng của cây Móng bò vàng - Bauhinia tomentosa
- Công dụng của cây Nam sâm tàu - Commicarpus chinensis (L.) Heimerl