BÈO CÁI-Chữa mẩn ngứa, tiêu độc mụn nhọt
BÈO CÁI
Bèo cái có tên khoa học: Pistia stratiotes L.; Ảnh freepik.com and wildflowerfinder.org.uk
Tên khác:
Bèo ván, Bèo tai tượng, Bèo tía, Đại phù bình, Tử phù bình,
Tên khoa học:
Pistia stratiotes L.; thuộc họ Ráy (Araceae).
Tên đồng nghĩa:
Apiospermum obcordatum (Schleid.) Klotzsch; Limnonesis commutata (Schleid.) Klotzsch; Limnonesis friedrichsthaliana Klotzsch; Pistia aegyptiaca Schleid.; Pistia aethiopica Fenzl ex Klotzsch; Pistia africana C.Presl; Pistia amazonica C.Presl; Pistia brasiliensis Klotzsch; Pistia commutata Schleid.; Pistia crispata Blume; Pistia cumingii Klotzsch; Pistia gardneri Klotzsch; Pistia horkeliana Miq.; Pistia leprieuri Blume; Pistia linguiformis Blume; Pistia minor Blume; Pistia natalensis Klotzsch; Pistia obcordata Schleid.; Pistia occidentalis Blume; Pistia schleideniana Klotzsch; Pistia spathulata Michx.; Pistia stratiotes var. cuneata Engl.; Pistia stratiotes var. linguiformis Engl.; Pistia stratiotes var. obcordata (Schleid.) Engl.; Pistia stratiotes var.spathulata (Michx.) Engl.; Pistia texensis Klotzsch; Pistia turpini Blume; Pistia turpinii K.Koch; Pistia weigeltianaC.Presl; Zala asiatica Lour.
Mô tả:
Cây thảo thuỷ sinh nổi. Thân đâm chồi, mang các nhánh ngắn, có lá mọc chụm lại. Lá màu lục tươi, có nhiều lông như nhung và không thấm nước. Buồng hoa nhỏ độ 1cm, màu lục nhạt. Mo màu trắng. Mỗi buồng chỉ mang 2 hoa trần: hoa đực ở phần trên với 2 nhị dính nhau; ở phần giữa có hoa lép thành vẩy; hoa cái ở dưới có bầu 1 ô, chứa nhiều noãn thẳng. Quả mọng chứa nhiều hạt.
Bộ phận dùng:
Toàn cây (Herba Pistiae).
Phân bố:
Khắp hồ ao ở Việt Nam.
Sinh thái:
Loài liên nhiệt đới, sống trôi nổi trong các ao hồ, sinh sản sinh dưỡng mạnh bằng cách mọc nhánh ngang và nẩy chồi thành cây mới. ít khi gặp cây có hoa.
Thu hái, sơ chế:
Thu hái toàn cây quanh năm nhưng thích hợp nhất là vào mùa hè, thường dùng tươi, không phải chế biến gì đặc biệt.
Bảo quản:
Bảo quản ở nơi thoáng mát.
Thành phần hoá học:
Bèo cái chứa 93,13% nước; 6.87% chất khô; 5,09% chất hữu cơ, 0,63% protid thô, 0,29% chất béo thô, 1,24% cellulo, 2,93% chất không chứa nitrogen, 1,78% tro, 0,185% phosphor, 1,80% calcium. Trong tro hầu hết là muối kali (75% kali chlorua, 25% kali sulfat). Toàn cây bèo cái có một chất gây ngứa tan trong nước.
Tính vị:
Vị cay, tính lạnh.
Quy kinh:
Đại trường, Can và Phế.
Tác dụng:
Giải biểu cho ra mồ hôi và thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu độc.
Công dụng:
Bèo cái là vị thuốc dân gian. Nhân dân thường dùng loại bèo có mặt dưới tía làm thuốc uống trong chữa mẩn ngứa, tiêu độc mụn nhọt, chữa ho, hen suyễn, thông kinh, chữa đái buốt, đái dắt... Còn dùng ngoài để rửa mụn nhọt, mẩn ngứa và giã đắp ezema. Bèo khô dùng hun trừ muỗi.
Cách dùng, liều lượng:
Thường dùng bèo cái phơi khô, sao, sắc nước uống, mỗi ngày 10-20g. Dùng ngoài nấu nước rửa.
Bài thuốc:
1. Chữa đau mặt sưng ngứa, đau mắt, khắp mình nổi mẩn ngứa hoặc sưng phù:
Dùng Bèo cái bỏ rễ, Bạc hà, Kinh giới mỗi thứ một nắm (30g) sắc uống và xông rửa.
2. Chữa phù thũng mới phát:
Bèo cái một nắm sắc uống.
3. Chữa hen suyễn:
Dùng 100g Bèo cái tươi, bỏ rễ, giã nát vắt lấy nước, pha với xirô chanh, ngày dùng 1-2 lần 100ml, điều trị trong 2-3 tháng. Có người còn dùng bèo nấu với cơm nếp ăn trị hen.
4. Chữa eczema:
Dùng Bèo cái, rửa sạch, thêm muối giã nát, đắp ngày một lần, trong 7-10 ngày. Ðồng thời với việc đắp ở bên ngoài, nên uống những thang thuốc giải độc có Kim ngân hoa, Bồ công anh.
5. Chữa mẩn ngứa:
Dùng 50g Bèo rửa sạch, sao vàng, sắc nước uống hàng ngày, trong 2-3 ngày. Khi uống nước Bèo cái, có thể thấy ngứa cổ, nhưng sẽ quen dần. Bèo cái có khả năng chống dị ứng và không có độc.
6. Chữa mụn rộp loang vòng:
Nguyên liệu: Bèo tai tượng.
Cách tiến hành: Sắc lấy nước rửa vết thương, sau đó dùng bèo ván đốt thành tro và rắc lên mụn rộp.
7. Chữa mẩn ngứa, sưng phù khắp người, đau mắt và mặt mũi sưng ngứa:
Nguyên liệu: Kinh giới, bạc hà và bèo ván (bỏ rễ) mỗi vị 30g.
Cách tiến hành: Đem nấu nước xông rửa và sắc uống hằng ngày.
8. Chữa phong nhiệt gây sưng đầu, nổi mẩn ngứa khắp người, đau mắt và sưng mặt:
Nguyên liệu: Kinh giới, bèo tai tượng và bạc hà các vị bằng lượng nhau (khoảng 20 – 30g).
Cách tiến hành: Đem xông mặt và dùng sắc kỹ lấy nước uống.
9. Chữa da nổi mụn:
Nguyên liệu: Phòng kỷ 40g và bèo ván 200g.
Cách tiến hành: Rửa các nguyên liệu thật sạch, sau đó sắc đặc lấy nước rửa mặt. Bên cạnh đó dùng bèo ván giã nát và thoa lên mặt từ 4 – 5 lần/ ngày.
10. Chữa chứng sưng và ngứa đầu dương vật:
Nguyên liệu: Bèo tai tượng phơi khô.
Cách tiến hành: Đem nguyên liệu tán thành bột mịn, mỗi lần dùng 8g uống với rượu ngâm đậu đen. Bên cạnh đó, nên sắc bèo ván lấy nước và dùng rửa dương vật hằng ngày.
11. Chữa viêm thận cấp tính gây sốt, tiểu tiện khó:
Nguyên liệu: Mộc tặc thảo 12g, bèo ván khô 10g, đông qua bì 16g, xích tiểu đậu 20g, ma hoàng 4g, liên kiều 12g, tây qua bì 12g và cam thảo 4g.
Cách tiến hành: Đem sắc uống. Hoặc tán bột mịn, mỗi lần dùng 4g uống với nước sôi để nguội, ngày dùng 2 lần.
12. Chữa tâm thần phiền táo, sốt và khát:
Nguyên liệu: Bèo tai tượng.
Cách tiến hành: Rửa sạch, phơi khô và tán thành bột mịn. Sau đó đem hòa chung với sữa trâu làm thành viên to bằng hạt ngô đồng. Mỗi lần dùng 30 viên chiêu với cháo loãng hoặc nước cơm, ngày dùng 3 – 4 lần.
13. Chữa viêm mũi dị ứng:
Nguyên liệu: Bèo cái tươi 250g.
Cách tiến hành: Rửa sạch, cắt bỏ rễ và lá hư hại. Giã nát và lọc lấy nước pha loãng, dùng uống hàng ngày.
14. Chữa chứng viêm xoang mũi mãn tính:
Nguyên liệu: Hoàng cầm và bạch chỉ mỗi vị 5g, bèo cái khô 10g, cam thảo 4g, kim ngân hoa 8g.
Cách tiến hành: Sắc với nhiều nước và dùng uống thay trà hằng ngày.
15. Chữa chảy máu mũi:
Nguyên liệu: Bèo tai tượng.
Cách tiến hành: Phơi khô, tán thành bột rồi thổi vào lỗ mũi bị chảy máu.
16. Chữa trĩ ngoại:
Nguyên liệu: Bèo cái tươi.
Cách tiến hành: Nấu nước xông rửa, đồng thời dùng lá bèo cái giã nát và đắp vào giang môn.
17. Trị đơn độc mới phát:
Nguyên liệu: Bèo cái.
Cách tiến hành: Nấu nước xông rửa hằng ngày.
18. Chữa lang ben:
Nguyên liệu: Bèo tai tượng 200g.
Cách tiến hành: Đun lấy nước tắm và dùng lá bèo cái chà xát nhẹ vào vùng da cần điều trị.
19. Chữa sốt phát ban:
Nguyên liệu: Củ sắn dây (1 miếng nhỏ) và bèo cái (bỏ rễ).
Cách tiến hành: Đem sắc với nước đến khi còn 1 bát nước, dùng uống nóng và đắp chăn cho ra mồ hôi.
20. Chữa nổi mề đay mẩn ngứa do nhiệt
Nguyên liệu: Mã đề, thuyền thoái (ve sầu khô) và cam thảo đất mỗi vị 8g, hà thủ ô, bèo cái, vỏ quả lựu tươi, thổ phục linh, ké đầu ngựa và bồ công anh mỗi vị 12g.
Cách tiến hành: Đem sắc uống 2 lần/ ngày, dùng liên tục trong 5 – 7 ngày là khỏi.
21. Chữa nhiệt tích khiến sởi không mọc được hoặc sởi mới phát:
Nguyên kiệu: Sanh liễu và bèo cái mỗi vị 8g.
Cách tiến hành: Sắc uống và dùng bèo cái 150 – 250g sắc lấy nước lau rửa toàn thân.
22. Chữa viêm cầu thận cấp kết hợp với mụn nhọt chốc lở:
Nguyên liệu: Sinh địa, sài đất, ngải diệp và huyền sâm mỗi vị 12g, kim ngân hoa, bèo cái, bồ công anh, ích mẫu và bạch mao căn mỗi vị 10g.
Cách tiến hành: Đem các vị sắc uống, ngày dùng 1 thang.
23. Chữa phù do cước khí và viêm cầu thận cấp:
Nguyên liệu: Hồng táo 5 quả, đậu đỏ 100g, mộc tặc thảo 15g và bèo tai tượng 10g.
Cách tiến hành: Đem sắc với 600ml nước còn lại 200ml, chia thành nhiều lần uống.
24. Trị mề đay thể nhiệt:
Nguyên liệu: Xa tiền tử, bạc hà, kinh giới, liên kiều, trúc diệp, ngưu bàng tử và lô căn mỗi vị 12g, ké đầu ngựa, kim ngân hoa mỗi vị 16g, phù bình 8g, cam thảo 4g.
Cách dùng: Dùng các vị sắc uống, ngày dùng 1 thang.
25. Chữa phù thận cấp tính:
Nguyên liệu: Ngưu bàng tử và phù bình các vị bằng lượng nhau.
Cách tiến hành: Đem các vị tán nhỏ, mỗi lần dùng 5g, ngày sử dụng 3 lần.
26. Ngâm rửa trị bệnh tổ đỉa:
Nguyên liệu: Khổ sâm, bèo cái, hoàng cầm, thương nhĩ và thương truật mỗi vị 12g, hương phụ 10g.
Cách tiến hành: Sắc lấy nước ngâm rửa trước khi đi ngủ.
Kiêng kỵ:
Thể hư nhược và hay bị ra mồ hôi không nên dùng.
Tham khảo:
- Từ điển cây thuốc Việt Nam (Võ Văn Chi)
- Danh lục cây thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội (Viện Dược Liệu)
- theplanlist.org
- efloras.org
Bài viết Cây thuốc - Vị thuốc khác
- Công dụng của cây Dương đài - Balanophora laxiflora
- Công dụng của cây Chòi mòi - Antidesma ghaesembilla
- Công dụng của cây Vẹt đen - Bruguiera sexangula (Lour.) Poir.
- Công dụng của cây Vẹt trụ - Bruguiera cylindrica
- Công dụng của cây Bầu nâu - Aegle marmelos
- Công dụng của cây nghệ lá từ cô - Curcuma alismatifolia
- Công dụng của cây Dướng leo - Broussonetia kazinoki
- Công dụng của cây Cúc leo - Mikania micrantha
- Công dụng của cây Gièng gièng - Butea monosperma
- Công dụng của cây Hoàng liên gai - Berberis julianae
- Công dụng của cây Móng bò sọc - Bauhinia variegata
- Công dụng của cây Hoa chông - Barleria cristata
- Công dụng của cây Khôi nước - Baliospermum solanifolium
- Công dụng của cây Hũng hoa to - Beaumontia grandiflora
- Công dụng của cây Tam lang - Barringtonia macrostachya
- Công dụng của cây Mấu chàm - Bauhinia scandens L.
- Công dụng của cây Thốt nốt - Borassus flabellifer
- Công dụng của cây Bù ốc leo - Stephanotis volubilis
- Công dụng của cây Móng bò vàng - Bauhinia tomentosa
- Công dụng của cây Nam sâm tàu - Commicarpus chinensis (L.) Heimerl