BÈO TẤM-giải cảm sốt, chữa bí tiểu, đái buốt, đái dắt
BÈO TẤM
Bèo tấm: Lemna minor L.; Ảnh freeart.com and amazon.com
Tên khác:
Bèo cám.
Tên khoa học:
Lemna minor L.; Thuộc họ Bèo tấm (Lemnaceae).
Tên đồng nghĩa:
Hydrophace minor (L.) Bubani; Lemna conjugata Willd. ex Schleid.; Lemna cyclostasaElliott ex Chev.; Lemna minima Thuill. ex P.Beauv.; Lemna minor var. minima Chev.; Lemna minor var. orbiculata Austin; Lemna minor var. oxymitra Hegelm.; Lemna monorhiza Montandon; Lemna obcordata Bojer; Lemna ovata A.Br. ex C.Krauss; Lemna palustris Haenke ex Mert. & W.D.J.Koch; Lemna rwandensis De Sloover; Lemna vulgaris (Lam.) Lam.; Lenticula cyclostasa (Elliott ex Chev.) Kurz; Lenticula minima (Chev.) Kurz; Lenticula minor (L.) Scop.; Lenticula palustris Garsault; Lenticula vulgaris Lam.; Lenticularia monorhizaMontandon; Lenticularia vulgaris Lam.
Mô tả (Đặc điểm thực vật):
Cây thuỷ sinh mọc nổi. Thân là tản hình thấu kính lồi rộng 4-5mm, mang một rễ và mọc chồi thành thân khác. ít thấy cụm hoa; thường chỉ là một mo, trong đó có 2 hoa đực với 2 nhị và một hoa cái với một bầu.
Bộ phận dùng:
Toàn cây (Herba Lemnae).
Phân bố:
Loài phổ biến khắp thế giới, mọc hoang ở các ao, đầm, vũng. Có phân bố tại Khu bảo vệ cảnh quan rừng tràm Trà Sư, phát triển mạnh, nhanh chóng lắp đầy mặt nước, tạo cảnh quang đẹp.
Sinh thái:
Bèo tấm phát triển trong nước, môi trường giàu chất dinh dưởng và độ kiềm pH giao động từ 5 đến 9, độ tối ưu vào khoảng 6,5 đến 7,5, nhiệt độ từ 6 đến 33° C. Sư phát triển tạo thành những tập đoàn rất nhanh chóng, và bèo tấm thường xuyên tạo thành một thảm bèo toàn diện trên những hồ, hay hồ bơi khi có điều kiện phù hợp.
Trong các khu vực ôn đới, khi nhiệt độ xuống thấp dưới 6 đến 7°C, bèo phát triển nhỏ và dầy đặc, tinh bột sinh đầy trong cơ quan gọi là “ turions” (là một cơ cấu nảy sinh khi gặp điều kiện khí hậu khắc nghiệt như mùa động chẳng hạn ), trở nên không hoạt động trạng thái ngủ chìm sâu xuống đáy nước vào mùa đông, khi mùa xuân đến, bèo tăng trưởng trở lại và nổi trở lại trên mặt nước.
Bèo tấm là nguồn thực phẩm quan trọng cho một số loài cá và chim nước như vịt chẳng hạn, bèo rất giàu chất đạm protéine và chất béo lipide. Trong phương cách lan truyền sinh sản, nhờ những con chim mang những bèo dính trên lông hay chân mang đến nơi khác, khi bay ngang qua những ao hồ khác xa hơn.
Thu hái:
Có thể thu hái cây quanh năm. Dùng tươi hay phơi khô.
Tính vị:
Vị cay, tính hàn
Tác dụng:
Là loại thuốc dân gian dùng giải nhiệt, làm ra mồ hôi, lợi tiểu, bạt sốt, cầm máu.
Công dụng:
Thường dùng uống trong giải cảm sốt, chữa bí tiểu, đái buốt, đái dắt. Dùng ngoài chữa mụn nhọt, bệnh ngoài da.
Cách dùng, liều dùng:
Ngày dùng 10-20g sắc hoặc tán bột uống.
Ứng dụng:
Ức chế loăng quăng (ấu trùng muỗi) phát triển. Ngoài ra chúng còn có tác dụng “vô hiệu hóa” các độc chất trong nước như kim loại nặng, fenol, benzen…
Hàm lượng protein cao (40%), sử dụng để nuôi gia súc, gia cầm hoặc sinh vật thủy sinh cảnh, là nguồn thức ăn quan trọng cho các loài chim nước.
Khắc phục tình trạng dư thừa các chất dinh dưỡng dạng khoáng trong các ao hồ do chung phát triển nhanh và hấp thụ phần lớn các chất dinh dưỡng này. Bèo tấm cũng có thể làm giảm sự bay hơi của nước.
Tham khảo:
- Từ điển cây thuốc Việt Nam (Võ Văn Chi)
- Danh lục cây thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội (Viện Dược Liệu)
- theplanlist.org
Bài viết Cây thuốc - Vị thuốc khác
- Công dụng của Sáp ong vàng
- Công dụng của Trạng nguyên lá nhỏ
- Công dụng của cây Mè đất
- Công dụng của Đậu rồng Psophocarpus tetragonolobus
- Công dụng của Quả cóc
- Công dụng của Hoa tóc tiên - Ipomoea quamoclit L.
- Công dụng của cây Bù dẻ lá lớn - Uvaria cordata
- Rau má trẻ hóa làn da
- Công dụng của cây Thạch anh
- Công dụng của cây Còng - Samanea saman
- Cây Vông vang người bạn tuyệt vời của hệ tiết niệu - Abelmoschus moschatus
- Công dụng của cây Hồng
- Công dụng của Rau bò khai - Erythrophalum scandens
- Công dụng của Thù du Hồng kông - Cornus hongkongensis
- Cách dùng xơ mướp chữa trĩ
- Công dụng của cây Mía
- Công dụng của cây Tô liên cùng màu Torenia concolor
- Công dụng của Nghệ đen Curcuma aeruginosa
- Công dụng của cây Giác hồ ma - Martynia annua
- Công dụng của hoa Gừng - Zingiber officinale