Logo Website

BÌM BÌM LAM -chữa viêm thận phù thũng

21/08/2021
Bìm bìm lam có tên khoa học: Ipomoea nil (L.) Roth.; Công dụng: Thường dùng trị: 1. Viêm thận phù thũng, xơ gan cổ trướng; 2. Táo bón; 3. Giun đũa, sán xơ mít.

Ipomoea nil (L.) Roth, Catal. Bot. 1: 36 (1797).

BÌM BÌM LAM

Bìm bìm lam có tên khoa học: Ipomoea nil (L.) Roth.

Bìm bìm lam: Ipomoea nil (L.) Roth.; Photo by Nayan Singh Dungriyal and Joseph Despins

Tên khác: 

Bìm bìm khía.

Tên khoa học: 

Ipomoea nil (L.) Roth.; 

H:

Bìm bìm (Convolvuaceae).

Tên đồng nghĩa:

Convolvuloides triloba Moench

Convolvulus coelestis G.Forst.

Convolvulus dillenii Desr.

Convolvulus hederaceus L.

Convolvulus hederifolius Salisb.

Convolvulus lindleyi Steud.

Convolvulus nil L.

Convolvulus peruvianus Spreng.

Convolvulus scaber Colla

Convolvulus setosus Hallier f.

Convolvulus tomentosus Vell.

Convolvulus variifolius Steud.

Ipomoea bicolor Lam.

Ipomoea caerulea J.König ex Roxb.

Ipomoea caerulescens Roxb.

Ipomoea cuspidata Ruiz & Pav.

Ipomoea dillenii (Desr.) Roem. & Schult.

Ipomoea githaginea Hochst. ex A.Rich.

Ipomoea hederacea var. integriuscula A.Gray

Ipomoea hederacea var. limbata (Lindl.) Benth.

Ipomoea hederacea var. paichou J.R.Wu

Ipomoea longicuspis Meisn.

Ipomoea nil var. himalaica (C.B.Clarke) S.C.Johri

Ipomoea nil var. limbata (Lindl.) Meisn.

Ipomoea punctata Pers.

Ipomoea scabra Forssk.

Ipomoea setosa Blume

Ipomoea speciosa (Choisy) Voss

Ipomoea trichocalyx Steud.

Ipomoea vaniotiana H.Lév.

Pharbitis albomarginata Lindl. ex Hook.f.

Pharbitis cuspidata (Ruiz & Pav.) G.Don

Pharbitis dillenii (Desr.) G.Don

Pharbitis limbata Lindl.

Pharbitis nil (L.) Choisy

Pharbitis nil var. paichou (J.R.Wu) J.R.Wu

Pharbitis punctata (Pers.) G.Don

Pharbitis scabra (Colla) G.Don

Pharbitis speciosa Choisy

Mô tả (Đặc điểm thực vật)

Thân leo quấn 2-3m. Lá xoan, dạng tim dài 8-13cm, thường có 3 thuỳ hinh trái xoan nguyên; thuỳ bên có khi có răng (do cây có tên Bìm bìm khía). Cuống lá; lá đài có lông, hình dải, có mũi cong; tràng hoa có ống trắng, phiến trải ra màu lam, tía hay hồng. Quả nang to 1cm, chứa 5-7 hạt tròn cao 5mm, đen đen, không có lông. 

Mùa quả

Tháng 7-10.

Bộ phận dùng: 

Hạt (Semen Ipomoeae), thường gọi là Khiên ngưu tử.

Phân bố:

Trên thế giới cây tìm thấy ở Đông Bắc Argentina, Tây Bắc Argentina, Aruba, Bahamas, Belize, Bolivia, Brazil Bắc, Brazil Đông Bắc, Brazil Nam, Brazil Đông Nam, Brazil Tây-Trung, Colombia, Costa Rica, Cộng hòa Dominica, Ecuador, El Salvador, Guiana thuộc Pháp, Galápagos, Guatemala , Guyana, Haiti, Honduras, Jamaica, Leeward Is., Trung tâm Mexico, Vịnh Mexico, Đông Bắc Mexico, Tây Bắc Mexico, Đông Nam Mexico, Tây Nam Mexico, Antilles Hà Lan, Nicaragua, Panamá, Paraguay, Peru, Puerto Rico, Suriname, Trinidad-Tobago, Uruguay, Venezuela, Windward Is.

Ở Việt Nam cây tìm thấy ở Lạng Sơn, Hòa Bình, Hà Nội, Hải Phòng, Ninh Thuận, Bình Dương.

Sinh thái: 

Cây nguồn gốc Nam Mỹ, hiện nay đã thuần hoá, thường gặp mọc ở hàng rào, lùm bụi. Cũng có khi trồng.

Thu hái sơ chế: 

Thu hái quả chín vào mùa thu, trước khi quả nứt, đập lấy hạt rồi phơi khô.

Thành phần hoá học:

Alcaloid (N1,N10-ditigloylspermidin).

Tính vị

Vị đắng, tính hàn, hơi độc.

Tác dụng: 

Nhuận tràng, lợi tiểu, tiêu sưng, trừ giun.

Công dụng: 

Thường dùng trị: 1. Viêm thận phù thũng, xơ gan cổ trướng; 2. Táo bón; 3. Giun đũa, sán xơ mít.

Cách dùng. 

Không dùng cho người có thai. Ðối với người ốm yếu dùng phải cẩn thận. Không dùng chung với hạt Ba đậu.

Liều dùng: 

3-5g, dạng thuốc sắc.

Bài thuốc:

1. Chữa táo bón:

Khiên ngưu tử, hạt Cau, lượng bằng nhau, nghiền thành bột, trộn thêm mật luyện viên 9g. Uống ngày một viên, trước khi đi ngủ.

2. Chữa p thũng:

Khiên ngưu tử 10g. Mã đề 8g, Gừng 2g, nước 300ml. Sắc còn 150ml chia 2 lần xuống trong ngày. Nếu tiểu tiện được nhiều thì tốt. Có thể liều ruống cao hơn nữa cũng được.

3. Chữa giun đũa, giun tóc:

Dùng hạt Bìm bìm 8g, hạt Cam 8g, Chút chít 4g, tán nhỏ cho uống 3 lần vào tảng sáng lúc đói (nhịn ăn).

4. Chữa cổ trướng và thũng trướng mạn tính:

Dùng hạt Bìm bìm 8g, Hồi hương 2g, tán nhỏ, chia uống 2-3 lần trong một ngày. Uống 3 ngày liền thì rút nước, bớt trướng.

Type:

Jan 1, 2014 Clarke, C.B. [25486], India K001081728 syntype

Jan 1, 2014 Clarke, C.B. [31601], India K001081729 syntype

Tham khảo:

- Từ điển cây thuốc Việt Nam (Võ Văn Chi)

- Danh lục cây thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội  (Viện Dược Liệu)

- theplanlist.org

- powo.science.kew.org

- ipni.org

- Schimming T, Jenett-Siems K, Siems K, Witte L, Eich E. N1,N10-ditigloylspermidine, a novel alkaloid from the seeds of Ipomoea nil. Pharmazie. 2005 Dec;60(12):958-9. PMID: 16398277.