Logo Website

BÌM BÌM RĂNG

14/05/2021
Cây Bìm bìm răng có tên khoa học: Xenostegia tridentata (L.) D.F.Austin & Staples. Công dụng chữa sốt rét và chữa ban xuất huyết.

Xenostegia tridentata (L.) D.F.Austin & Staples, Brittonia 32(4): 533 (1981).

BÌM BÌM RĂNG

Bìm bìm răng có tên khoa học: Xenostegia tridentata (L.) D.F.Austin & Staples.

Bìm bìm răng: Xenostegia tridentata (L.) D.F.Austin & Staples. Ảnh Nguyễn Hoàng Nam

Tên khác: 

Dây lưỡi đòng, Bìm xen; Bìm bìm ba răng.

Tên khoa học: 

Xenostegia tridentata (L.) D.F.Austin & Staples 

H: 

Bìm bìm (Convolvulaceae).

Tên đồng nghĩa:

Convolvulus tridentatus L.; Evolvulus tridentatus (L.) L.; Ipomoea tridentata (L.) Roth; Merremia tridentata(L.) Hallier f.

Dưới loài:

Xenostegia tridentata subsp. angustifolia (Jacq.) Lejoly & Lisowski

Xenostegia tridentata subsp. hastata (Ooststr.) Parmar

Xenostegia tridentata subsp. tridentata

Mô tả (Đặc điểm thực vật)

Cây leo thuộc thảo, không quấn. Thân mịn, không lông. Lá hẹp, gốc hình tim và có 2 tai ở hai bên, mỗi tai có 3 răng. Cụm hoa gồm 1-2 hoa. Hoa màu vàng vàng sữa, với trung tâm đỏ; lá đài bằng nhau; nhị đính gần gốc. Quả nang cao 7mm. Hạt không có lông. Ra hoa quanh năm.

Mùa hoa quả:

Tháng 1 đến tháng 7

Bộ phận dùng: 

Toàn dây (Herba Xenostegiae).

Phân bố:

Trên thế giới cây tìm thấy ở Angola, Assam, Bangladesh, Benin, Borneo, Botswana, Burundi, Campuchia, Cameroon, Cape, Caprivi Strip, Caroline Is., Central African Repu, Chad, China South-Central, China Southeast, Christmas I., Comoros, Ethiopia, Bang tự do, Gabon, Gambia, Ghana, Guinea, Vịnh Guinea, Hải Nam, Ấn Độ, Bờ Biển Ngà, Jawa, Kenya, KwaZulu-Natal, Lào, Ít hơn Sunda Is., Liberia, Madagascar, Malawi, Malaya, Mali, Maluku , Mozambique, Myanmar, Namibia, New Guinea, Nigeria, Các tỉnh phía Bắc, Lãnh thổ phía Bắc, Philippines, Queensland, Rwanda, Ả Rập Saudi, Senegal, Sierra Leone, Solomon Is., Somalia, Sri Lanka, Sudan, Sulawesi, Sumatera, Swaziland, Đài Loan , Tanzania, Thái Lan, Togo, Uganda, Việt Nam, Tây Úc, Zambia, Zaïre, Zimbabwe.

Ở Việt Nam cây tìm thấy ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Quảng Ngãi.

Sinh thái: 

Loài liên nhiệt đới, gặp thông thường ở nhiều nơi vùng đồng bằng ở sân cỏ, trên cát từ vùng thấp đến độ cao 500m.

Tính vị: 

Vị đắng, se.

Tác dụng dược lý: 

Dịch chiết từ rễ của loài M. tridentata có hoạt tính chống đái tháo đường ở chuột mắc bệnh tiểu đường do streptozotocin gây ra

Tác dụng: 

Tăng trương lực và nhuận tràng.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: 

Ở Ấn Độ, cây và rễ sắc uống dùng chữa thấp khớp, liệt nửa người, trĩ, sưng phù và các rối loạn đường tiết niệu. Ở Campuchia, nhân dân một số nơi sử dụng toàn cây để chế một loại thuốc dùng trị đau mình mẩy. Ở nước ta nhân dân sử dụng Bìm bìm ba răng phối hợp với các vị thuốc khác dùng chữa sốt rét và chữa ban xuất huyết. Bìm bìm ba răng, Dây chân chó, Cây keo ta, Cây đầu ma, Cành lá me nước, Gừng sống. Thường sơn (lá to, hoa nâu) liều lượng bằng nhau, sắc nước uống trường phục. Khi dùng, kỵ ăn măng tre. (An Giang).

Tham khảo:

- Từ điển cây thuốc Việt Nam (Võ Văn Chi)

- Danh lục cây thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội  (Viện Dược Liệu)

- theplanlist.org

- powo.science.kew.org

- ipni.org

- Arunachalam K, Parimelazhagan T. Antidiabetic activity of aqueous root extract of Merremia tridentata (L.) Hall. f. in streptozotocin-induced-diabetic rats. Asian Pac J Trop Med. 2012 Mar;5(3):175-9. doi: 10.1016/S1995-7645(12)60020-0. PMID: 22305780.