BÔNG ỔI
BÔNG ỔI
Bông ổi: Lantana camara L.; Ảnh: pixabay.com and pxfuel.com
Tên khác: Cây Ngũ sắc, cây hoa ngũ sắc, cây cứt lợn, thơm ổi, cây trâm ổi, hoa tứ quý, ổi nho, cây mã anh đơn, cây trâm hôi, nhà khí mu (dân tộc Tày), cây trâm anh.
Tên khoa học: Lantana camara L., họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae).
Tên đồng nghĩa: Lantana aculeata L.; Lantana antillana Raf.; Lantana camara L.var.aculeata (L.) Mold.; Lantana scabrida Soland.
Mô tả: Cây cao từ 1,5-2 m, hay có thể hơn một chút. Thân có gai, cành dài hình vuông có gai ngắn và lông ráp. Lá mọc đối, khía răng, mặt dưới có lông.
Cụm hoa là những bông co lại thành dầu giả mọc ở nách các lá ở ngọn. Hoa lưỡng tính, không đều, thoạt tiên vàng lợt rồi vàng kim, vàng tươi, sau cùng đỏ chói, ít khi toàn hoa trắng. Quả hạch hình cầu nằm trong lá dài, khi chín mầu đen, nhân gồm 1-2 hạt cứng, xù xì. Cây bụi, thân gỗ. Cành non dài, mềm - có lông và gai mềm, cong xuống. Lá hình trái xoan, nhọn đầu, gốc hình tim - dày, xanh nhạt, mặt trên phủ lông ngắn, mặt dưới có lông mềm. Cuống ngắn. Cụm hoa dạng tán hình cầu mang nhiều hoa sát nhau - hoa nở từ vòng ngoài lần lần vào trong. Hoa không có cuống, có cánh hoa dạng ống hẹp màu trắng, vàng cam và đỏ xen lẫn nhau. Quả hạch, vỏ nhẵn hình cầu màu xanh chuyển sang tím đậm. đài thường đều; tràng hơi không đều hoặc ít khi 2 môi với các thùy xếp lợp; nhị thường 4, đôi khi 5 hoặc 2,đỉnh trên ống tràng và xen kẽ với các thùy của tràng; lá noãn 2, hợp thành bầu thượng 2-4 ô; vòi thường dính ở đỉnh bầu. Quả thường là hạch, ít khi gồm 4 tiêu hạch khô hoặc quả nang chẻ ô (loculicide). Cây ưa sáng, chịu được khô hạn, đất xấu - cho hoa nở quanh năm, trồng bằng hạt hay giâm cành, chồi rễ.
Bộ phận dùng: Lá, hoa và rễ (Folium, Flos et Radix Lantanae).
Phân bố: Cây có nguồn gốc từ các nước Trung Mỹ, sau phổ biến khắp vùng nhiệt đới. Tại Việt Nam cây được trồng làm cảnh hoặc mọc dại.
Thu hái, sơ chế:
Các bộ phận của cây bông ổi được thu hái quanh năm. Dược liệu sau khi đem về được rửa sạch, dùng ngay ở dạng tươi hoặc tích trữ bằng cách phơi hay sấy khô.
Thành phần hoá học:
Lá: Trong lá tươi của cây mới phát triển chứa 0,2% tinh dầu. Ở thời kỳ có hoa, lá có thêm các chất lantaden và lantanin chiếm 0,31- 0,68%.
Hoa khô: Chứa tinh dầu ( 0,07%), terpen bicyclic (8%), L-alpha-phelandren ( 10 – 12%).
Vỏ cây: Lantanin ( một dạng alkaloid) 0,08%
Cây bông ổi Ấn Độ: Chứa tinh dầu bao gồm các thành phần chủ yếu như cameren, cameren, còn có isocameren.
Tác dụng dược lý:
1. Chiết xuất từ đài hoa bông ổi có khả năng ngăn chặn các cơn co thắt diễn ra ở cơ trơn, giúp các cơ trong tử cung được co giãn. Đồng thời nó cũng có tác dụng làm giảm huyết áp và hoạt động tương tự như một chất kháng sinh, giúp giảm ho, điều trị viêm họng.
2. Đài hoa và lá cây bông ổi có tác dụng kích thích tiểu tiện, thông tiểu, nhuận gan.
3. Thử nghiệm tiêm dịch chiết đài hoa trên mèo thí nghiệm phát hiện công dụng làm giảm huyết áp ở mèo.
4. Chiết xuất polysaccharid từ nụ hoa có thể hòa tan trong nước. Chất này khi thử nghiệm trên chuột được cấy ghép khối u sarcoma 180 cho thấy khả năng ức chế, làm chậm sự phát triển của u.
5. Chiết xuất tinh dầu từ hạt bông ổi thể hiện rõ đặc tính kháng sinh, giúp tiêu diệt một số chủng vi khuẩn gây bệnh như Salmonella typhi, Staphylococcus aureus hay Bacillus subtilis… Chất này cũng đồng thời làm giảm khả năng hoạt động của một số vi nấm, đặc biệt là nấm trychophyton.
6. Hoạt chất lantanin trong vỏ cây có công dụng hạ nhiệt, làm giảm khả năng tuần hoàn.
Tính vị:
Rễ: vị ngọt, hơi đắng.
Lá: tính mát, vị đắng, có mùi hôi.
Hoa: Vị ngọt, tính mát.
Quy kinh: Chưa có thông tin ghi nhận.
Tác dụng:
Lá: hạ sốt, tiêu độc, tiêu sưng.
Hoa: có tác dụng cầm máu.
Rễ: có tác dụng hạ sốt, tiêu độc, giảm đau.
Lantanin, cũng như quinin, làm giảm sự tuần hoàn và hạ nhiệt.
Công dụng, cách dùng: Rễ chữa sốt lâu không khỏi, phong thấp, đau xương, chấn thương, bầm dập, ngày dùng: 30-60g dưới dạng thuốc sắc. Hoa chữa ho lâu ngày, ho ra máu,
Cách dùng, liều lượng: ngày: 10-12g dạng thuốc sắc. Lá cây giã nát đắp lên vết thương, vết loét, xông chữa cảm mạo, sốt. Dùng ngoài không kể liều lượng.
Bài thuốc:
1. Chữa viêm da, eczema, tinea, mụn nhọt, nấu lá tươi để rửa ngoài.
2. Chữa chấn thương bầm giập, vết thương chảy máu, giã lá tươi đắp ngoài. Hoặc dùng 30g lá khô, với 10g gừng khô tán bột rắc lên vết thương ngày một lần.
3. Chữa ho ra máu và lao phổi, dùng hoa khô 6-10g nấu nước uống.
4. Điều trị cảm sốt, chứng ôn nhiệt trong mùa hè. Dùng 15g hoa cây bông ổi tươi, rửa sạch. Sắc dược liệu với 200ml nước lấy 50ml. Gạn ra uống hết 1 lần. Mỗi liệu trình uống thuốc trong 5 ngày liên tục.
5. Chữa đau bụng thổ tả: Hái 15 cụm hoa tươi, rửa kỹ và ngâm nước muối 15 phút. Đem hoa sắc với 400ml nước trong 10 phút. Thêm vào vài hạt muối ăn, quậy tan rồi tắt bếp. Chia thuốc làm 2 lần dùng
Ghi chú: Không nhầm với cây Hoa cứt lợn (Ageratum conyzoides L.) cũng gọi là Hoa ngũ sắc.
Độc tính:
Trong lá cây bông ổi có một số chất độc như lantanin alkaloid, lantadene A . Sử dụng bộ phận này với liều cao (trên 30g) theo đường uống có thể gây bỏng rát dạ dày, ruột, làm giãn nở các cơ và khiến cho quá trình tuần hoàn máu bị rối loạn.
Tham khảo:
Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam (Viện dược liệu)
Từ điển cây thuốc Việt Nam (Võ Văn Chi)
Những cây thuốc và vị thuốc Việt nam (Đỗ Tất Lợi)
Bài viết Cây thuốc - Vị thuốc khác
- Công dụng của cây Cúc leo - Mikania micrantha
- Công dụng của cây Gièng gièng - Butea monosperma
- Công dụng của cây Hoàng liên gai - Berberis julianae
- Công dụng của cây Móng bò sọc - Bauhinia variegata
- Công dụng của cây Hoa chông - Barleria cristata
- Công dụng của cây Khôi nước - Baliospermum solanifolium
- Công dụng của cây Hũng hoa to - Beaumontia grandiflora
- Công dụng của cây Tam lang - Barringtonia macrostachya
- Công dụng của cây Mấu chàm - Bauhinia scandens L.
- Công dụng của cây Thốt nốt - Borassus flabellifer
- Công dụng của cây Bù ốc leo - Stephanotis volubilis
- Công dụng của cây Móng bò vàng - Bauhinia tomentosa
- Công dụng của cây Nam sâm tàu - Commicarpus chinensis (L.) Heimerl
- Công dụng của cây Vẹt rễ lồi - Bruguiera gymnorhiza
- Công dụng của cây A kê - Blighia sapida
- Công dụng của cây Âm địa quyết - Botrychium ternatum
- Công dụng của cây Bạch cập - Bletilla striata
- Cây Hài nhi cúc - Aster indicus L. chữa viêm tinh hoàn
- Công dụng của cây Bồng Nga truật - Boesenbergia rotunda
- Công dụng của cây Gõ mật - Sindora siamensis