Logo Website

CÂY RÂU MÈO

10/05/2020
CÂY RÂU MÈO có tên khoa học: Orthosiphon aristatus (Blume) Miq., họ Bạc hà (Lamiaceae). Công dụng: Thuốc lợi tiểu mạnh, thông mật, dùng trong bệnh sỏi thận, sỏi túi mật, viêm túi mật.

CÂY RÂU MÈO

Herba Orthosiphonis

Tên khác: Cây bông bạc, Cây mao trao thảo.

Tên khoa học: Orthosiphon aristatus (Blume) Miq., họ Bạc hà (Lamiaceae).

Tên đồng nghĩaClerodendranthus spicatus (Thunb.) C.Y.Wu; Clerodendranthus stamineus (Benth.) Kudô; Clerodendrum spicatum Thunb.; Ocimum aristatum Blume; Ocimum grandiflorum Blume; Orthosiphon aristatus var. aristatusOrthosiphon grandiflorus Bold.; Orthosiphon spicatus (Thunb.) Backer, Bakh.f. & Steenis; Orthosiphon spiralis (Lour.) Merr.; Orthosiphon stamineus Benth.; Orthosiphon tagawae Murata; Orthosiphon velteri Doan; Trichostema spirale Lour.

Mô tả: Cây thảo, sống lâu năm, cao 0,3 – 0,5m, có khi hơn. Thân mảnh cứng, hình vuông, mọc đứng, thường có màu nâu tím, nhẵn hoặc có ít lông, ít phân cành. Lá mọc đối, hình trứng, dài 4 – 6cm, rộng 2,5 – 4cm, gốc tròn, đầu nhọn, mép khía răng to, gân lá hơi nổi rõ ở mặt dưới; cuốn lá dài 3 – 4cm. Cụm hoa mọc thẳng ở ngọn thân và đầu cành, dài 8 – 10cm, gồm 6 – 10 vòng, mỗi vòng có 6 hoa màu trắng hoặc hơi tím; lá bắc nhỏ rụng sớm; dài hình chuông có 5 răng, răng trên rộng, tõe ra ngoài; tràng hình ống hẹp, thẳng hoặc hơi cong, dài 2 cm, môi trên chia 3 thùy, môi dưới nguyên; nhị mọc thò ra ngoài hoa, dài gấp 2 – 3 lần tràng, chỉ nhị mảnh, nhẵn; vòi nhụy dài hơn nhị. Quả bế tư, nhỏ, nhẵn. Mùa hoa quả: tháng 4 – 11.

Sinh học, sinh thái: Mùa ra hoa quả tháng 7 - 11. Trồng hay mọc hoang ở nơi sáng và ẩm.

Bộ phận dùng: Phần trên mặt đất (Herba Orthosiphonis).

Thu hái: Cây thường được thu hái vào tháng 9 hằng năm, lúc này cây bắt đầu ra hoa nên là thời điểm thích hợp để hái. Giai đoạn này cây phát triển mạnh nhất, không quá già cũng không quá non. Cây râu mèo được thu hái bằng cách cắt toàn bộ phần thân cây.

Sơ chế: Cây sau khi được thu hái về sẽ đem đi rửa sạch, cắt thành từng khúc nhỏ và phơi khô.

Bảo quản: Cho cây đã phơi khô vào túi kín để ở nơi khô ráo, thoáng mát để bảo quản. Thỉnh thoảng đem cây ra phơi lại nhằm tránh ẩm mốc.

Phân bố: Lào Cai (Sapa), Hà Tây (Ba Vì), Hà Nội (Văn Điển), Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Lâm Đồng (Đà Lạt, Di Linh), Ninh Thuận (Phan Rang), Tây Ninh, bà Rịa - Vũng Tàu, Kiên Giang (Phú Quốc) và một số tỉnh khác. Còn có ở Ấn Độ, Mianma, Trung Quốc, Đài Loan, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Indonesia.

Thu hái: khi cây chưa có hoa, phơi khô.

Tác dụng dược lý: 

- Theo các tác giả Chow S.Y.Liao J.F (Đài Loan), dịch chiết từ râu mèo trên chó thí nghiệm bằng đường tiêm truyền tính mạch vơi liều 18,8mg/kg/phút có tác dụng tăng cường bài tiết nước tiểu và các chất điện giải Na+ K+ Cl. Trên chuột nhắt trắng, râu mèo bằng đường tiêm xoang bụng với liều 2 – 4g/kg làm giảm hoạt động vận động của chuột. Trên chó, bằng đường tiêm truyền tĩnh mạch với liều 0,179g/kg có tác dụng hạ huyết áp và làm giảm tần số hô hấp. Dịch chiết bằng cồn của râu mèo trên chuột nhắt trắng bằng đường tiêm xoang bụng có LD50 = 196g/kg.

Các tác giả G.A. Schut và J.H.Zwaving (Hà Lan) đã xác định tác dụng lợi tiểu của 2 flavon sinensetin và 3-hydroxy-3,6,7,4 tetramethoxyflavon bằng đường tiêm tính mạch với liều lượng 10g/kg, lượng nước tiểu thu được sau 140phút là 410mg, còn Sinensetin dùng cùng liều trên, lượng nước tiểu thu được sau 160 phút là 614mg, trong khi đó ở lô chuột đối chứng, sau 120phút, không thu được một lượng nước tiểu nào. Hai flavon trên cùng một liều 1mg/kg có so sánh với tác dụng của hydrochlorothiazid thấy tác dụng lợi tiểu yếu hơn và xuất hiện chậm. Đồng thời, các tác giả cũng khẳng định 2 flavon trên với liều 10mg/kg trên chuột cống trắng, không thể hiện tác dụng lợi mật. Xuất phát từ tác dụng điều trị viêm thận của râu mèo, 2 tác giả trên đã tiến hành nghiên cứu tác dụng chống viêm và tác dụng kháng khuẩn của các flavon chiếc tách từ râu mèo. Kết quả cho thấy trên thí nghiệm gây viêm bằng phương pháp cấy viên bông (cotton-pellet), sinensentin không thể hiện tác dụng chống viên. Về tác dụng kháng khuẩn, đã nghiên cứu với các chủng Escherichia coli, Proteus mirabilis, Pseudomonas aeruginosa, Staphylococcus aureus và Enterococcus là những chủng có thể gây nhiễm đường tiết niệu, kết quả cho thấy cả 3 flovon sinensetin, tetramethylsutellarein và 3’- hydroxy -3, 6, 7, 4’ tetramethoxyflavon đều không có tác dụng kháng khuẩn với các chủng đã nêu.

- Về dược lý lâm sàng, theo các tác giả Ấn Độ, râu mèo rất có ích theo đều trị bệnh thận và phù thũng.Trên bệnh nhân, râu mèo có tác dụng làm kềm hóa máu, sự có mặt của hoạt chất orthosiphonin và muối kali trong dược liệu có tác dụng giữa cho acid uric và muối urat ở dạng hòa tan, do đó phòng ngừa được sự lắng đọng của chúng để tạo thành sỏi thận. Ở Thái Lan, thí nghiệm trên những người tình nguyện khỏe mạnh, dịch râu mèo có tác dụng làm tăng sự bài tiết citrat và oxalat; Oxalat với hàm lượng cao có thể tăng nguy cơ hình thành sỏi thận.

- Ngoài ra, dịch chiết lá râu mèo có tác dụng hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường, nhưng tác dụng này không hằng định, cơ chế tác dụng có thể là do kích thích sự hình thành glycogen ở gan. Các chất sinensetin và tetramethylscutellarein có tác dụng ức chế tế bào u báng Ehrlich.

- Tinh dầu chiết xuất từ râu mèo có khả năng tăng và bài tiết nước tiểu.

- Các flavonoid có trong cây râu mèo giúp lợi tiểu.

- Hoạt chất orthosiphonin và muối kali có tác dụng giữ cho các acid uric và muối urat ở dạng hòa tan, phòng ngừa được sự lắng đọng của chúng giúp ngăn ngừa tình trạng sỏi thận.

- Các chất sinensetin và tetramethylscutellarein có tác dụng ức chế tế bào u.

- Râu mèo có tác dụng kiềm hóa, nhờ vào hoạt chất orthosiphonin và muối kali trong dược liệu giúp giữ cho acid uric và muối urat ở dạng hòa tan, phòng ngừa lắng đọng tạo thành sỏi thận. Ngoài ra, dịch chiết lá râu mèo có  tác dụng hạ đường huyết ở những người bệnh đái tháo đường nhưng không ổn định. Cơ chế có thể là do kích thích sự hình thành glycogen ở gan. Các chất sinensetin và tetramethylsulcllarein có tác dụng ức chế tế bào u báng Ehrlich.

Thành phần hoá học : 

- Lá râu mèo có chứa một saponin, một alkaloid, tinh dầu, tanin, axit hữu cơ (axit tartric, acid citric, acid glycoic) và dầu béo. Lá có hoạt tính là do có hàm lượng kali cao và một glycosid đắng là orthosiphonin.

- Lá khô và ngọn tươi có hoa chứa các chất vô cơ khoảng 12% với hàm lượng kali cao, flavonoid, các dẫn chất của axit cafeoic, inositol, phytosterol, saponin, tinh dầu.

- Bên cạnh các chất thông thường như muối kali (3%), β–sitosterol, ∂-amyrin, inositol, còn có glycosid orthosiphonin, nhiều hợp chất polyphenol và một tỷ lệ rất thấp tinh dầu (0,02 – 0,06%). Polyphenol là thành phần có liên quan đến tác dụng trị liệu của cây râu mèo và gồm: các phenylpropanoid (acid rosmarinic, acid dicafeytartric), các flavonoid (dẫn xuất di, tri, tetra, pentametyl của sinensentin, salvigenin, eupatorin, rhamnazin, cirsimaritin, scutellarein; các dẫn xuất metylen của luteolol và trimetyl apigenin). Thành phần chủ yếu của tinh dầu là các sesquiterpen (β – elemen,  β – caryophylen, β – selinen ∂ - guaien, ∂ - humulen và ∂ - cadinen). Trong hoa có 4% một dẫn xuất benzopyran là metyl ripariochromen A.

Tác dụng dược lý:

- Râu mèo có tác dụng kiềm hóa, nhờ vào hoạt chất orthosiphonin và muối kali trong dược liệu giúp giữ cho axit uric và muối urat ở dạng hòa tan, phòng ngừa lắng đọng tạo thành sỏi thận. Ngoài ra, dịch chiết lá râu mèo có  tác dụng hạ đường huyết ở những người bệnh đái tháo đường nhưng không ổn định. Cơ chế có thể là do kích thích sự hình thành glycogen ở gan. Các chất sinensetin và tetramethylsulcllarein có tác dụng ức chế tế bào u báng Ehrlich.

Tính vị: Cây râu mèo có bị ngọt, nhạt, hơi đắng và tính mát.

Công năng: lợi tiểu, thanh nhiệt, trừ thấp.

Công dụng: Thuốc lợi tiểu mạnh, thông mật, dùng trong bệnh sỏi thận, sỏi túi mật, viêm túi mật.

Cách dùng, liều lượng: Ngày 5-6g bột dược liệu pha với nửa lít nước nóng, chia làm 2 lần, uống trước bữa ăn 15-30 phút. Thường uống 8 ngày lại nghỉ 2-4 ngày. 

Bài thuốc: 

1. Chữa viêm thận mạn tính, viêm bàng quang, viêm khớp, phong thấp, viêm đường ruột: Râu mèo 40g, tỳ giải và rễ ý dĩ mỗi vị 30g. Sắc nước uống.

2. Chữa sỏi tiết niệu loại nhỏ: Râu mèo 40g, thài là trắng 30g, Sắc lấy nước, mỗi lần hòa thêm 6g bột hoạt thạch uống trong ngày, chia làm 3 lần. Uống liền 5 – 7 ngày.

3. Chữa đái tháo đường: Râu mèo tươi 50g, khổ qua tươi 50g (dùng dây, lá, quả non), cây xấu hổ 6g đem sao vàng. Đem các nguyên liệu sắc với  800ml nước, đến khi còn 250ml thì rót ra để uông trong ngày. Áp dụng liên tục trong 1 tháng để có hiệu quả.

4. Chữa viêm thận, viêm bàng quang, viêm khớp, phong thấp, viêm đường ruột: Râu mèo 40g, tỳ giải 30g, rễ ý dĩ 30g đem đi sắc nước uống. Cứ uống 3 tuần thì cách 1 tuần.

5. Chữa viêm thận phù thũng: Cây râu mèo 30g, mã đề 30g, bạch hoa xà thiệt thảo 30g đem đi sắc lấy nước uống. Phương phải này nên áp dụng kết hợp với y học hiện đại để cải thiện bệnh.

6. Chữa táo bón: Cây râu mèo khô 30g, khổ qua tươi 50g, cây xấu hổ khô 6g đem sao vàng. Đem các dược liệu bằm nhỏ sắc với 1 lít nước đến kho còn lại 3/4 thì rót ra uống.

Chú ý khi sử dụng cây râu mèo:

Cây râu mèo khi được sử dụng với liều lượng thông thường sẽ không có độc tính. Tuy nhiên, nó bị tác động trên sự cân bằng K+ và Na+… vì vậy không nên sử dụng cây râu mèo thường xuyên, lâu dài hoặc liều lượng quá cao.

Tham khảo:

- Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam (Viện dược liệu)

- Từ điển cây thuốc Việt Nam (Võ Văn Chi)

- Những cây thuốc và vị thuốc Việt nam (Đỗ Tất Lợi)

- Thực vật chí Việt Nam - Vũ Xuân Phương -  tập 2 - trang 82.

- theplanlist.org