CHÈ VẰNG
CHÈ VẰNG
Folium Jasmini nervosi
Tên khác: Chè cước man, Dây vàng, Nhài gân, Dây vằng, Nhài mạng
Tên khoa học: Jasminum nervosum Lour., họ Nhài (Oleaceae).
Tên đồng nghĩa: Jasminum amplexicaule var. elegans (Hemsl.) Kobuski; Jasminum anastomosans Wall. ex DC.; Jasminum anastomosans Wall. ex A. DC.; Jasminum anastomosans var. silhetense (Blume) C.B.Clarke; Jasminum cinnamomifolium var. axillare Kobuski; Jasminum elegans (Hemsl.) Yamam.; Jasminum finlaysonianum Wall. & G.Don; Jasminum hemsleyi Yamam.; Jasminum laurifolium var. villosum H.Lév; Jasminum lindleyanum Blume; Jasminum nervosum var. elegans (Hemsl.) L.C.Chia; Jasminum nervosum var. villosum (H.Lév.) L.C.Chia; Jasminum silhetense Blume; Jasminum smalianum Brandis; Jasminum stenopetalum Lindl.; Jasminum subtriplinerve Blume; Jasminum trinerve Roxb.; Jasminum trineuron Kobuski; Jasminum undulatum var. elegans Hemsl.
Mô tả: Là loại cây bụi nhỏ, đường kính thân không quá 6mm. Thân cứng, từng đốt vươn dài hàng chục mét, phân nhánh nhiều. Vỏ thân nhẵn màu xanh lục. Lá mọc đối hơi hình mác, phía cuống tròn, mũi nhọn, có ba gân chính nổi rõ ở mặt trên, mép nguyên, càng lên ngọn cành lá càng nhỏ. Lá chè vằng có 3 gân dọc trong đó 2 gân bên uốn cong theo mép lá, rõ rệt. Hoa chè vằng mọc thành xim nhiều hoa (chừng 7-9 hoa), cánh hoa màu trắng thường nở vào tháng 3 đến tháng 5 hàng năm. Quả chè vằng hình cầu cỡ hạt ngô, chín màu vàng, có một hạt rắn chắc.
Bộ phận dùng: Lá phơi hay sấy khô của cây Chè vằng (Jasminum subtriplinerve)
Phân bố: Trên thế giới, loài này có ở Ấn Độ, Mianma, Trung Quốc, các nước Đông Dương và Indonesia. Ở nước ta, thường gặp ở vùng Bắc Giang, Hà Nội cho tới Đà Nẵng, Đồng Nai, Sông Bé, Tây Ninh.
Sinh thái: Cây mọc tự nhiên ở ven rừng, trảng cây bụi, nhiều ở vùng đồi.
Thu hái, sơ chế: Lá tươi về rửa sạch, phơi hay sấy khô.
Bảo quản: Vị thuốc thường được bảo quản ở những nơi khô ráo, thoáng mát. Không sử dụng nguyên liệu khi đã có dấu hiệu ẩm mốc.
Thành phần hoá học: Flavonoid, coumarin...
- Thân chè vằng: caffeoyl phenylpropanoid glycosides, jasnervosides A-D, monoterpenoid glycoside (jasnervoside E), secoiridoid glycosides (jasnervosides F-H), poliumoside, verbascoside, α-l-rhamnopyranosyl-(1→3)-O-(α-l-rhamnopyranosyl(1→6)-1-O-E-caffeoyl-β-d-glucopyranoside, and jaspolyanthoside.
Tác dụng dược lý:
- Flavonoid: ngăn chặn quá trình oxi hóa đồng thời có khả năng chống độc, bảo vệ hoạt động của gan.
- Alcaloid có tác dụng chống ung thư, hạ huyết áp, diệt khuẩn, tác động lên hệ thần kinh trung ương.
- Các caffeoyl phenylpropanoid và secoiridoid glycosides từ thân Chè vằng có tác dụng chống oxy hoá và chống viêm.
Công năng: Thanh nhiệt, lợi thấp, hoạt huyết điều kinh, tiêu viêm.
Công dụng: Kinh nguyệt không đều, kinh bế, phụ nữ sau sinh sốt cao, viêm hạch bạch huyết, viêm tử cung, viêm tuyến sữa, nhũ ung, phong thấp gây đau nhức xương, ghẻ lở, chốc đầu, hoàng đản.
Cách dùng, liều lượng: Lá phơi khô pha nước uống hàng ngày cho phụ nữ sau khi đẻ hoặc nấu nước tắm cho trẻ con bị ghẻ lở. Chữa rắn cắn. Lá giã nát hoặc giã với cồn 900 đắp vào nơi áp xe. Ngày dùng 20 - 30 g dược liệu khô, dùng tươi giã nát đắp tại chỗ hoặc sắc làm nước tắm lượng thích hợp.
Bài thuốc:
1. Giúp phụ nữ sau sinh cải thiện sức khỏe: Chè vằng có thể giúp các mẹ có nhiều sữa hơn, làm tan mỡ bụng, giảm cân hiệu quả. Ngoài Chè vằng còn có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn giúp làm lành các vết thương sau sinh hiệu quả hơn. Chính vì vậy mẹ nên dùng chè vằng pha nước để uống và sử dụng hàng ngày.
2. Cải thiện giấc ngủ, giúp ăn ngon miệng hơn: Chè vằng làm giảm các triệu chứng đầy bụng chướng bụng. Đồng thời giúp có được giấc ngủ chất lượng hơn. Nên sử dụng hàng ngày, trong khoảng 1 tuần là sẽ thấy được sự cải thiện rõ rệt các triệu chứng.
3. Chữa cao huyết áo, giảm mỡ máu, gan nhiễm mỡ: Chè vằng có tác dụng thanh nhiệt, mát gan, hoạt huyết tiêu viêm của nguyên liệu này. Vì vậy nên dùng chè vằng để uống hàng ngày.
4. Chữa viêm gan, vàng da: 20g chè vằng, 20g ngấy hương nấu với 200ml nước cho đến khi còn 50 ml thì tắt bếp. Dùng uống hết trong ngày
5. Tác dụng giảm cân: Dùng chè vằng để uống thay nước lọc cũng là cách giảm cân khoa học mà nhiều người đang tận dụng.
6. Chữa kinh nguyệt không đều: 20g chè vằng, 16g hy thiêm, 16g ích mẫu, 8g ngải cứu, đem thái nhỏ, phơi khô rồi sắc với 400ml nước. Đợi cho đến khi còn 100ml thì tắt bếp. Chia ra uống hết 2 lần trong ngày.
7. Chữa áp xe vú: Lấy 1 nắm lá chè vằng tươi rửa thật sạch. Đem giã nát rồi trộn với 1 ít cồn. Đắp lên ngực trong khoảng 30 phút. Mỗi ngày áp dụng 3 lần sẽ thấy các triệu chứng bệnh giảm.
8. Chữa đau bụng kinh, chậm kinh: Lấy khoảng 1 kg cành và lá chè vằng đã phơi khô nấu với 3 lít nước khoảng 4 giờ. Chắt nước ra rồi cho 2 lít nước vô nấu trong 2 giờ. Trộn nước của 2 lần rồi tiếp tục nấu khô lại thành cao chè vằng. Mỗi lần dùng từ 1-2 g cùng với nước ấm.
9. Chữa các bệnh răng miệng: Chè vằng có tác dụng kháng khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn trong khoang miệng. Chính vì vậy bạn chỉ cần dùng chè vằng tươi rửa sạch rồi nhai để tinh chất tác động và tiêu diệt các tác nhân gây hại.
10. Tăng cường sức khỏe của người cao tuổi: Người cao tuổi dùng chè vằng thường xuyên sẽ giúp tăng cường tuần hóa máu, giúp ngủ ngon hơn, ổn định huyết áp và hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn.
Chú ý: Cây Chè vằng có một số đặc điểm giống cây Lá ngón cần chú ý tránh nhầm lẫn khi thu hái.
Kiêng kỵ:
- Phụ nữ có thai không nên dùng vì có thể tạo nên sự co bóp tử cung gây sảy thai.
- Người đang cho con bú không nên quá lạm dụng vì có thể dẫn đến nguy cơ mất sữa.
- Người bị huyết áp thấp không nên sử dụng vì có thể làm huyết áp tụt xuống hơn nữa.
- Trẻ em dưới 2 tuổi không nên sử dụng.
- Không dùng cho bệnh nhân có tiền sử dị ứng với thảo dược, dị ứng với các thành phần của cây chè vằng.
Tham khảo:
- Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam (Viện dược liệu)
- Từ điển cây thuốc Việt Nam (Võ Văn Chi)
- Những cây thuốc và vị thuốc Việt nam (Đỗ Tất Lợi)
- theplanlist.org
- Guo ZY, Li P, Huang W, Wang JJ, Liu YJ, Liu B, Wang YL, Wu SB, Kennelly EJ, Long CL.; Antioxidant and anti-inflammatory caffeoyl phenylpropanoid and secoiridoid glycosides from Jasminum nervosum stems, a Chinese folk medicine; Phytochemistry. 2014 Oct;106:124-133
Bài viết Cây thuốc - Vị thuốc khác
- Công dụng của cây Chòi mòi - Antidesma ghaesembilla
- Công dụng của cây Vẹt đen - Bruguiera sexangula (Lour.) Poir.
- Công dụng của cây Vẹt trụ - Bruguiera cylindrica
- Công dụng của cây Bầu nâu - Aegle marmelos
- Công dụng của cây nghệ lá từ cô - Curcuma alismatifolia
- Công dụng của cây Dướng leo - Broussonetia kazinoki
- Công dụng của cây Cúc leo - Mikania micrantha
- Công dụng của cây Gièng gièng - Butea monosperma
- Công dụng của cây Hoàng liên gai - Berberis julianae
- Công dụng của cây Móng bò sọc - Bauhinia variegata
- Công dụng của cây Hoa chông - Barleria cristata
- Công dụng của cây Khôi nước - Baliospermum solanifolium
- Công dụng của cây Hũng hoa to - Beaumontia grandiflora
- Công dụng của cây Tam lang - Barringtonia macrostachya
- Công dụng của cây Mấu chàm - Bauhinia scandens L.
- Công dụng của cây Thốt nốt - Borassus flabellifer
- Công dụng của cây Bù ốc leo - Stephanotis volubilis
- Công dụng của cây Móng bò vàng - Bauhinia tomentosa
- Công dụng của cây Nam sâm tàu - Commicarpus chinensis (L.) Heimerl
- Công dụng của cây Vẹt rễ lồi - Bruguiera gymnorhiza