CHI TỬ
CHI TỬ (栀子)
Semen Gardeniae
Tên khác: Thủy hoàng chi, mác làng cương (tiếng Tày).
Tên khoa học: Gardenia jasminoides J.Ellis, họ Cà phê (Rubiaceae).
Tên đồng nghĩa: Gardenia angustifolia Lodd.; Gardenia angustifolia var. kosyunensis (Sasaki) Masam.; Gardenia augusta Merr.; Gardenia augusta var. grandiflora (Lour.) Sasaki; Gardenia augusta var. kosyunensisSasaki; Gardenia augusta var. longisepala Masam.; Gardenia augusta var. ovalifolia (Sims) Sasaki; Gardenia florida L.; Gardenia florida var. fortuneana Lindl.; Gardenia florida var. grandiflora (Lour.) Franch. & Sav.; Gardenia florida var. maruba (Siebold ex Blume) Matsum.; Gardenia florida f. oblanceolata Nakai; Gardenia florida var. ovalifolia Sims; Gardenia florida var. plena Voigt; Gardenia florida var. radicans (Thunb.) Matsum.; Gardenia florida f. simpliciflora Makino; Gardenia grandiflora Lour.; Gardenia grandiflora Siebold ex Zucc.; Gardenia jasminoides f. albomarginata H.Hara; Gardenia jasminoides f. albovariegata H.Hara; Gardenia jasminoides f. aureovariegata Nakai; Gardenia jasminoides var. fortuneana (Lindl.) H.Hara; Gardenia jasminoides f. grandiflora (Lour.) Makino; Gardenia jasminoides var. grandiflora (Lour.) Nakai; Gardenia jasminoides var. jasminoidesl; Gardenia jasminoides f. longicarpa Z.M.Xie & M.Okada; Gardenia jasminoidesvar. longisepala (Masam.) Metcalf; Gardenia jasminoides f. maruba (Siebold ex Blume) Nakai ex Ishii; Gardenia jasminoides var. maruba (Siebold ex Blume) Nakai; Gardenia jasminoides f. oblanceolata (Nakai) Nakai; Gardenia jasminoides f. ovalifolia (Sims) H.Hara; Gardenia jasminoides var. ovalifolia (Sims) Nakai; Gardenia jasminoides var. plena (Voigt) M.R.Almeida; Gardenia jasminoides var. radicans (Thunb.) Makino; Gardenia jasminoides f. simpliciflora (Makino) Makino; Gardenia jasminoides f. variegata (Carrière) Nakai; Gardenia jasminoides var. variegata (Carrière) Makino; Gardenia longisepala (Masam.) Masam.; Gardenia marubaSiebold ex Blume; Gardenia pictorum Hassk.; Gardenia radicans Thunb.; Gardenia radicans var. simpliciflora(Makino) Nakai; Gardenia schlechteri H.Lév.; Genipa florida (L.) Baill.; Genipa grandiflora (Lour.) Baill.; Genipa radicans (Thunb.) Baill.; Jasminum capense Mill.; Warneria augusta L.
Mô tả:
Cây: Cây nhỏ, nhẵn, cành mềm khía rãnh dọc, lá mọc đối hay mọc vòng 3, hình thuôn trái xoan, đôi khi bầu dục dài, tù và có mũi nhọn ở đỉnh, hình nêm ở gốc, màu nâu đen bóng ở trên mặt, nhạt hơn ở mặt dưới, dai, gân mảnh nổi rõ, lá kèm mềm, nhọn đầu ôm lấy cả cành như bẹ. Hoa mọc đơn độc ở đầu cành, trắng, rất thơm. Cuống có 6 cạnh hình cánh. Đài 6, thuôn nhọn đầu, ống đài có 6 cánh dọc. Tràng 6, tròn ở đỉnh, ống tràng nhẵn cả hai mặt. Nhị 6, chỉ ngắn, bao phấn tù. Bầu 2 ô không hoàn toàn, vòi dài bằng ống tràng noãn rất nhiều. Quả thuôn bầu dục có đài còn lại ở đỉnh, có 6-7 cạnh dọc có cánh. Hạt rất nhiều, dẹt. Ra hoa từ tháng 4-11. Quả tháng 5-12.
Dược liệu: Quả Chi tử khô hình trứng hoặc bầu dục, hai đầu nhỏ dần khoảng 15-18mm không tính dài khô ở đỉnh, thô khoảng 9-12m, phấn trên có 6 lá đài tồn tại, teo hình mũi mác, nhỏ dài thường không toàn vẹn, vỏ quả ngoài cấu thành bởi hai đài liền tồn tại, chung quanh có 6 cạnh dọc hình sợi, phần dưới có gốc tàn cuống quả. Vỏ ngoài màu vàng đỏ hoặc nâu hơi bóng mượt, có nhiều gân nhỏ, và quả chất cứng mỏng, nửa trong suốt, trong có hai buồng gồm nhiều hạt hình tròn trứng, dẹt, phẳng, vỏ hạt màu đỏ vàng, ngoài có vật chặt dính đã khô, giữa chúng liên kết thành khối hơi có mùi thơm đặc biệt.
Chi tử lấy loại nhỏ, vỏ mỏng màu vàng đỏ là thượng phẩm. Thường dùng loại mọc ờ vùng rừng núi, quả nhỏ chắc nguyên quả, vỏ mỏng vàng, trong đỏ thẫm có nhiều hạt, thơm khô không mốc mọt, không lẫn tạp chất là tốt. Còn Chi tử nhân là hạt đã được bóc sạch vỏ quả, màu nâu vàng hay đỏ hồng, không vụn nát là tốt (Dược Tài Học).
Bộ phận dùng: Hạt (Semen Gardeniae) đã phơi khô của cây Dành dành (Gardenia jasminoides)
Phân bố: Trên thế giới, loài này mọc nhiều ở một số nước như Triều Tiên, Trung Quốc, Nhật Bản… Ở ViệtNam, cây thường mọc hoang ở những khu vực nơi gần rạch nước và có nhiều ở khu vực từ Hà Nam đến Long An.
Ngày nay, cây còn được trồng để làm cảnh, làm thuốc hoặc lấy quả để làm màu nhuộm bánh trái.
Thu hái, sơ chế: Vào sau tiết Hàn lộ hàng năm, quả chín liên tục, lúc này vỏ quả ngả dần thành màu vàng lá có thể hái được, hái quả sớm hay quá muộn đều có thể ảnh hưởng tới phẩm chất, nên hái bằng tay.
Bào chế:
Theo Trung y:
Hái quả đã chín kẹp lẫn với ít phèn chua, cho vào nước sôi cùng nấu độ 20 phút, vớt ra phơi cho khô vỏ, lại sấy giòn. Dùng sống hoặc tam nước gừng sao, hoặc sao cháy tồn tính, tùy từng trường hợp.
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
Còn vỏ thì sao khô, chà bỏ vỏ:
- Phơi khô dùng (dùng sống để thanh nhiệt)
- Sao qua dùng (dùng chín để tả hỏa)
- Sao đen đế cầm máu.
Bảo quản: dành dành sau khi được chế biến thành dược liệu đem đi cất ở bao bì kín, để ở nơi khô ráo, thoáng mát.
Thành phần hóa học: Chi tử có một glucosid màu vàng gọi là Gardenin, khi thủy phân cho phần không đường gọi là gardenidin, tương tự với chất anpha croxetin C20H24O4 hoạt chất của vị Hồng hoa. Ngoài ra trong Dành dành còn có tanin, tinh dầu, chất pectin. Có các hợp chất gardenosid, shanzhisid, gardosid, acid geniposidic, gardenin, alpha-crocin, n-crocetin, scandosid methyl ester. 5, 7, 3'-trihydroxy-6, 4', 5'-trimethoxyflavone, 5, 7, 3', 5'- tetrahydroxy-6, 4'-dymethoxyflavone, kaempferol, quercetin, 3beta,23- dihydroxyurs-12-en-28-oic acid, 3beta,19alpha-dihydroxy-urs-12-en-28-oic acid, 3beta,19alpha,23-trihydroxy-urs-12-en-28-oic acid, emodin, physcion, crocin-I, beta-daucosterol, beta-sitosterol, stearic acid, palmitic acid, oleic acid (15).
Tác dụng dược lý:
+ Đối với lượng sắc tố mật năm 1951, Lý Hy Thần (Trung hoa tân y học báo, 2(9): 660:669) báo cáo, nếu buộc chặt ống mật của thỏ rồi cho thỏ uống cao nước dành dành, thì lượng sắc tố mật trong máu sẽ giảm xuống. lượng cao dành dành càng tăng thì lượng sắc tố mật trong máu càng giảm nhiều. Nếu cho uống dành dành liên tục với liều ca vừa đúng rồi mới thắt chặt ống mật thì sẽ thấy kết quả rõ rệt hơn. Cao rượu dành dành cũng cho kết quả tương tự nhưng so với cao nước thì hơi kém hơn. Đối với lượng phân tiết nước mật của thỏ, cao nước dành dành cũng có tác dụng như cao rượu
+ Năm 1954 (Nhật bản dược lý học tạp chí, 5 (1): 25-26) một tác giả Nhật bản nghiên cứu tác dụng muối natri trong dành dành trên chuột bạch nhỏ và thỏ đã chứng minh những chất có tác dụng làm tăng lượng mật phân tiết và ức chế sắc tố mật xuất hiện trong máu. Tác dụng kháng sinh. Một số tác giả khác (Trung hoa y học tạp chí 1952, 38, 4 và Trung hoa bì phụ khoa tạp chí 1957,4) có nghiên cứu và thấy nước sắc chi tử có tác dụng kháng sinh đối với một số vi trùng
+ Giải nhiệt: tác dụng ức chế trung khu sản nhiệt như Hoàng cầm, Hoàng liên nhưng yếu hơn.
+ Tác dụng lợi mật: quả Dành dành làm tăng tiết mật. Thực nghiệm chứng minh trên súc vật sau khi thắt ống dẫn mật, Chi tử có tác dụng ức chế không cho bilirubin trong máu tăng, dịch Chi tử làm tăng co bóp túi mật.
+ Tác dụng cầm máu: Chi tử sao cháy thành than có tác dụng cầm máu.
+ Kháng khuẩn: In vitro, thuốc có tác dụng ức chế trực khuẩn lî, tụ cầu vàng, trực khuẩn mủ xanh.
+ An thần: thuốc có tác dụng chữa mất ngủ trong các bệnh viêm nhiễm do sốt cao làm não xung huyết và hưng phấn thần kinh.
Thực nghiệm đã chứng minh nước ngâm kiệt Chi tử có tác dụng an thần đối với chuột trắng.
+ Hạ huyết áp: trên súc vật thực nghiệm cũng đã chứng minh thuốc có tác dụng hạ áp.
Ngoài ra trên súc vật thực nghiệm, thuốc có tác dụng ức chế tế bào ung thư trong nước bụng.
Tính vị: vị đắng, tính hàn
Quy kinh: tâm, phế, tam tiêu.
Công năng: Thanh nhiệt, lợi thấp, lương huyết
Công dụng: Chữa sốt phiền khát, hoàng đản, thổ huyết, chảy máu cam, đại tiện ra máu, hoả bốc nhức đầu, đỏ mắt, ù tai, tiểu tiện ít và khó, chữa đắp vết sưng đau. Nhuộm thực phẩm.
Cách dùng, liều lượng: Ngày 5 - 10g, dạng thuốc sắc dùng phối hợp với các vị thuốc khác.
Bài thuốc:
1.Chữa chứng thấp nhiệt hoàng đản (bệnh viêm gan virus cấp): sách Y học cổ truyền qua các triều đại đều có ghi vị Chi tử chữa chứng Hoàng đản là chủ dược. Thường phối hợp với Nhân trần, Mật gấu tác dụng chữa Hoàng đản càng nhanh.
+ Bài thuốc thường dùng: Nhân trần cao thang (Nhân trần cao 18 - 24g, Chi tử 8 -16g, Đại hoàng 4 - 8g), sắc nước uống, thường gia giảm tùy tình hình bệnh lý.
1. Chữa các chứng viêm nhiễm khác như:
+ Hội chứng cam nhiệt (mắt đỏ sưng đau, chảy nước mắt, mồm khô đắng, ngủ không yên, bứt rứt). Ví dụ chữa viêm màng tiếp hợp cấp lưu hành dùng bài: Chi tử 12g, Cúc hoa 12g, Cam thảo 4g, sắc nước uống.
+ Chữa viêm bể thận, viêm đường tiểu dùng Chi tử 12g, Cam thảo tiêu 12g, sắc nước uống lợi tiểu.
3. Chữa nhiễm trùng, sốt, bứt rứt: Quả dành dành sống 12g, liên kiểu 20g, phòng phong 12g, đương quy 24g, xích thược 12g, khương hoạt 8g, cam thảo sống 12g, hoàng kỳ 40 -60g, sinh địa 20g, hoàng bá 12g đem sắc nước uống.
4. Chữa các chứng huyết nhiệt sinh chảy máu: như ho ra máu, nôn ra máu, chảy máu cam, huyết lâm (tiểu ra máu), đại tiện có máu . dùng Chi tử kết hợp với các loại thuốc lương huyết chỉ huyết như dùng bài Lương huyết thang gồm Chi tử 16g, Hoàng cầm 12g, Bạch mao căn 20g, Tri mẫu 12g, Cát cánh 8g, Cam thảo 4g, Trắc bá diệp 12g, Xích thược 12g,sắc nước uống.
+ Chữa ho ra máu dùng bài Khái huyết phương (Đan khê tâm pháp) gồm Hắc chi tử 12g, bột Thanh đại 4g (hòa thuốc uống), Qua lâu nhân 16g, Hải phù thạch 12g, Kha tử 3g, sắc uống.
5. Chữa bỏng nhiễm trùng, sốt bứt rứt, khát nước: dùng Chi tử kết hợp Hoàng bá, Sinh địa, Liên kiều để thanh nhiệt giải độc như bài Gia vị tứ thuận thanh lương ẩm gồm Sinh Chi tử 12g, Liên kiều 20g, Phòng phong 12g, Đương qui 24g, Xích thược 12g, Khương hoạt 8g, Sinh Cam thảo 12g, Sinh Hoàng kỳ 40 - 60g, Sinh địa 20g, Hoàng bá 12g sắc uống.
6. Chữa chấn thương bong gân: dùng Chi tử sống tán bột trộn với bột mì, lòng trắng trứng gà trộn đều đắp vùng bị thương. Hoặc trong bệnh trĩ nóng đau dùng bột Chi tử đốt cháy đen trộn vaselin bôi vào có tác dụng giảm đau.
7. Chữa chảy máu cam: có thể dùng Chi tử đốt thành than thổi vào mũi.
8. Chữa bỏng do nước: chi tử đốt thành than hoà với lòng trắng trứng gà bôi lên nơi bỏng.
9. Chữa trẻ con sốt nóng điên cuồng ăn không được: chi tử 7 quả, đậu sị 20g, thêm 400ml nước sắc còn 200ml, chia 3-4 lần uống trong ngày
Kiêng kỵ: Không dùng đối với chứng tiêu lỏng hư hàn.
Tham khảo:
- Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam (Viện dược liệu)
- Từ điển cây thuốc Việt Nam (Võ Văn Chi)
- Những cây thuốc và vị thuốc Việt nam (Đỗ Tất Lợi)
- theplanlist.org
- Song JL, Yang YJ, Qi HY, Li Q. Chemical constituents from flowers of Gardenia jasminoides. Zhong Yao Cai. 2013 May;36(5):752-5.
Bài viết Cây thuốc - Vị thuốc khác
- Công dụng của cây Cánh diều - Melanolepis multiglandulosa
- Công dụng của cây Sang sóc - Schima wallichii
- Công dụng của cây Tường anh - Parietaria micranta
- Công dụng của cây Bèo đất - Drosera burmannii
- Công dụng của cây Mắc cỡ tàn dù - Biophytum sensitivum
- Công dụng của cây Quả bánh mì - Artocarpus parvus
- Công dụng của cây Sồi bạc - Quercus incana
- Công dụng của cây Sang trắng - Putranjiva roxburghii
- Công dụng của Cỏ ba lá - Trifolium repens
- Công dụng của cây Trạch quạch - Adenanthera pavonina
- Công dụng của cây Sung dâu - Ficus callosa
- Công dụng của cây Neem - Azadirachta indica
- Công dụng của cây Cau đất - Tropidia curculigoides Lindl.
- Công dụng của cây Điền điển phao - Sesbania javanica
- Công dụng của cây Mâm xôi đen - Rubus fruticosus
- Công dụng của cây Xương rồng trụ - Cereus jamacaru
- Công dụng của cây Bướm đêm đa hoa - Middletonia multiflora
- Công dụng của cây Ngọc nữ lá chân vịt - Clerodendrum palmatolobatum
- Công dụng của cây Bướm bạc một hoa - Mussaenda uniflora
- Công dụng của cây Tàu muối - Vatica odorata