Chứng căng thẳng trước kỳ kinh nguyệt có biểu hiện gì?
Chứng căng thẳng trước kỳ kinh nguyệt có biểu hiện gì?
Biểu hiện lâm sàng của chứng căng thẳng trước kỳ kinh nguyệt rất đa dạng. Triệu chứng thường thấy có thể quy vào mấy phương diện sau:
- Thể chất: Biểu hiện thường thấy nhất là cương ngực, đau đầu vú, đau đầu, chướng bụng, phù nước, mệt mỏi, toàn thân cảm thấy nặng nề; thay đổi thói quen đại tiện; nổi mụn trứng cá.
- Tâm lý tinh thần: Nôn nóng, sốt ruột, dễ mệt mỏi; dễ bị kích động, nổi cáu; hoang mang, căng thẳng, vui buồn thất thường; u uất hoặc lo lắng bất an, thậm chí nghĩ đến tự sát.
- Hành vi: Thích cãi cọ, thích sống độc thân; tư tưởng không tập trung; không muốn làm việc nhà và việc xã hội; chán ghét cuộc sống, không muốn giao tiếp.
- Biểu hiện khác: Thay đổi thói quen ăn uống như thích ăn đồ ngọt; thay đổi tính dục. Có người còn có triệu chứng giống như phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh: bốc hỏa, toát mồ hôi, tim đập mạnh và loạn nhịp, mất ngủ.
Các triệu chứng kể trên xuất hiện theo quy luật trước kỳ kinh nguyệt. Thời gian xuất hiện và hình thức biểu hiện có mấy loại sau:
- Triệu chứng xuất hiện khoảng một tuần trước kỳ kinh nguyệt. Tùy mức độ nặng, nhẹ, đến ngày đầu tiên của kỳ kinh, triệu chứng sẽ giảm rõ hoặc hết hẳn.
- Triệu chứng xuất hiện khi vừa rụng trứng, tùy mức độ nặng nhẹ mà có thể kéo dài đến ngày kinh nguyệt.
- Giữa kỳ kinh nguyệt (tức thời kỳ rụng trứng), có 1-2 ngày khó chịu, sau 34 ngày triệu chứng lại hết. Khoảng một tuần trước kỳ kinh nguyệt, triệu chứng lại bắt đầu xuất hiện và có xu hướng nặng hơn; sau khi có kinh nguyệt thì triệu chứng này hết hẳn.
- Triệu chứng xuất hiện 2 tuần trước kỳ kinh nguyệt, mức độ ngày càng nặng và kéo dài đến khi sạch kinh.
Nguồn: Ngô Đức Khải (2008), Các vấn đề liên quan đến phụ nữ, Sưu tầm và biên tập
Bài viết Phụ nữ khác
- Thông tin cho các bà mẹ sắp sinh nở
- Thế nào là viêm âm đạo do tuổi già?
- Nguyên nhân gì khiến âm đạo ra máu nhiều lần ở phụ nữ sau khi đã mãn kinh?
- Có những nguyên nhân và phương pháp điều trị nào đối với bệnh loãng xương ở phụ nữ trong giai đoạn mãn kinh?
- Phụ nữ trẻ có cần thiết phải điều trị bằng oestrogen hay progestagen hay không?
- Phụ nữ tiền mãn kinh cần phải phối hợp như thế nào trong quá trình trị liệu bằng hoóc môn?
- Việc điều trị bằng hoóc môn cần phải bắt đầu vào lúc nào?
- Testosteron có thể dùng để điều trị cho phụ nữ đã mãn kinh không?
- Có mấy phương pháp điều trị bằng hoóc môn? Lựa chọn như thế nào?
- Hiện có loại thuốc nào là chế phẩm của progestagen?
- Hiện nay có những loại thuốc nào là chế phẩm của oestrogen?
- Bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị oestrogen như thế nào?
- Phương pháp điều trị oestrogen có tác dụng phụ gì?
- Thế nào là phương pháp điều trị oestrogen?
- Những loại thuốc nào có lợi cho sự trì hoãn tuổi già, phòng ngừa bệnh tật?
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ có lợi như thế nào đối với phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh?
- Phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh phải chú ý chăm sóc da như thế nào?
- Phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh nên rèn luyện thân thể như thế nào cho khoa học?
- Thế nào là sự ăn uống hợp lý ở phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh?
- Phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh làm thế nào để hình thành thói quen vệ sinh tốt?