Logo Website

Có thể kiểm tra công năng của buồng trứng thông qua thử máu không?

28/07/2020
Trong chu kỳ buồng trứng, các loại hoóc môn do buồng trứng và tuyến yên tiết ra đều đi vào hệ tuần hoàn máu. Nồng độ của chúng biến động theo chu kỳ mang tính quy luật. Việc ghi chép số ngày của chu kỳ kinh nguyệt và thân nhiệt cơ sở trong thời điểm thích hợp, lấy máu từ tĩnh mạch tay, áp dụng phương pháp miễn dịch phóng xạ để đo nồng độ các loại hoóc môn, bác sĩ có thể xác định được mức độ phát dục của noãn bào và có hiện tượng rụng trứng hay không.

Có thể kiểm tra công năng của buồng trứng thông qua thử máu không? 

Câu trả lời là có. Trong chu kỳ buồng trứng, các loại hoóc môn do buồng trứng và tuyến yên tiết ra đều đi vào hệ tuần hoàn máu. Nồng độ của chúng biến động theo chu kỳ mang tính quy luật. Việc ghi chép số ngày của chu kỳ kinh nguyệt và thân nhiệt cơ sở trong thời điểm thích hợp, lấy máu từ tĩnh mạch tay, áp dụng phương pháp miễn dịch phóng xạ để đo nồng độ các loại hoóc môn, bác sĩ có thể xác định được mức độ phát dục của noãn bào và có hiện tượng rụng trứng hay không. 

Việc xác định nồng độ hoóc môn trong máu cần dùng bộ thuốc thử đặc biệt, qua nhiều bước đo đạc trên các dụng cụ đặc biệt. Giá của các loại thuốc thử và dụng cụ này rất đắt, nhân viên thao tác còn phải tiếp xúc với tia phóng xạ. Mỗi bộ thuốc thử có thể xác định được mẫu máu của hơn ba mươi người. Phòng thí nghiệm phải có trên ba mươi mẫu máu mới tiến hành một lần do xác định. Vì vậy, thời gian chờ đợi kết quả ít nhất là phải một tháng. 

Kết quả của phương pháp này chính xác hơn nhiều so với các biện pháp kiểm tra đã nêu ở trên. Vì vậy, khi chẩn trị các loại bệnh về kinh nguyệt, nó là biện pháp không thể thiếu được. 

Một số vấn đề cần chú ý: -Ngày lấy máu sau khi đã được bác sĩ xác định thì không được tự ý thay đổi. Bởi vì trong chu kỳ kinh nguyệt, nồng độ của các loại hoóc môn này có sự thay đổi theo từng ngày. Cùng một con số nhưng vào những ngày khác nhau trong chu kỳ kinh nguyệt thì lại có ý nghĩa khác nhau. 

- Trong vòng một tháng trước khi lấy máu, không được dùng các loại thuốc chứa hoóc môn, bởi vì các loại hoóc môn này sẽ che giấu thực chất lượng hoóc môn trong cơ thể, kết quả có được sẽ không chính xác. 

- Tám giờ tối vào ngày trước ngày lấy máu, bệnh nhân không được ăn gì; bởi vì sau khi ăn, thành phần các chất trong máu sẽ tăng cao, làm ảnh hưởng đến thao tác trong phòng thí nghiệm. 

- Giá thành của việc phân tích hoóc môn trong máu tương đối cao và người bệnh sẽ bịđau đớn ở mức độ nhất định. Vì vậy phương pháp này chỉ nên thực hiện khi cần thiết. Kết quả phải được bác sĩ điều trị kết hợp với các triệu chứng lâm sàng và các biện pháp kiểm tra khác, sau đó phân tích tổng hợp rồi mới đưa ra kết luận. 

Nguồn: Ngô Đức Khải (2008), Các vấn đề liên quan đến phụ nữ; Sưu tầm và biên tập 

Bài viết Phụ nữ khác