Logo Website

Công dụng của cây Trạch quạch - Adenanthera pavonine

06/07/2024
Cây Trạch quạch có tên khoa học Adenanthera pavonine. Công dụng: Hạt Trạch quạch chữa sốt nóng, đau bụng, kiết lỵ, ỉa chảy, bệnh về tóc và rắn cắn. Lá Trạch quạch chữa tê thấp.

Adenanthera pavonina L., Sp. Pl. 1: 384 (1753).

Công dụng của cây Trạch quạch - Adenanthera pavonine

Tên khoa học:

Adenanthera pavonina L.

Họ:

Fabaceae

Tên Việt Nam:

Muồng nước; Cây gió; Trạch quạch; Thuốc rắn; Kiền kiện.

Kích thước:

Hoa 5 mm

Phân bố:

Tìm thấy ở Đảo Andaman, Assam, Bangladesh, Quần đảo Bismarck, Borneo, Campuchia, Hải Nam, Ấn Độ, Jawa, Lào, Đảo Sunda Nhỏ, Malaya, Maldives, Maluku, Myanmar, New Guinea, Đảo Nicobar, Lãnh thổ phía Bắc, Puerto Rico, Queensland, Solomon Is., Sri Lanka, Sulawesi, Sumatera, Thái Lan, Việt Nam (thường gặp nhiều hơn ở các tỉnh miền Trung và đảo lớn).

Công dụng:

Hạt Trạch quạch chữa sốt nóng, đau bụng, kiết lỵ, ỉa chảy, bệnh về tóc và rắn cắn. Lá Trạch quạch chữa  tê thấp.

Cách dùng;

Để chữa rắn cắn, lấy 7 đến 10 hạt Trạch quạch, đập vỡ vỏ, lấy nhân, giã nát, thêm nước, gạn uống, bã đắp lên vết cắn.

Chú ý:

Toàn cây trạch quạch có chất độc, nhất là hạt, vì vậy khi dùng phải rất thận trọng. Nếu chưa có kinh nghiệm không nên dùng uống.