Logo Website

Điều trị bệnh da liễu bằng phương pháp Đông y hiệu quả hay không?

17/01/2018
Với công nghệ hiện đại, có rất nhiều phương pháp điều trị tuy nhiên, điều trị bệnh da liễu bằng Đông y vẫn được nhiều người lựa chọn. Vậy vì sao điều trị bệnh da liễu bằng Đông y lại được tin dùng như vậy?

Bệnh da liễu là gì, nguyên nhân gây bệnh da liễu?

Bệnh da liễu là tình trạng bị kích ứng hay bị viêm bề mặt ngoài của cơ thể như làn da, lông, móng. Nguyên nhân gây bệnh thường do vi khuẩn, virus: Nấm kí sinh trên các tế bào chết tầng thượng bì, ký sinh trùng cái ghẻ, virus HPV... Hoặc do di truyền, sinh hoạt không lành mạnh: vệ sinh cá nhân không thường xuyên, chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng, mệt mỏi kéo dài,...

Dấu hiệu của bệnh ngoài da tùy thuộc vào thể trạng của từng người và mức độ gây bệnh của các virus, vi khuẩn.

Bệnh ngoài da thông thường sẽ gây ngứa ngáy khó chịu cho bệnh nhân, gây bất tiện trong sinh hoạt hằng ngày. Có những bệnh da liễu chỉ ở mức độ nhẹ và dễ dàng điều trị khỏi, nhưng cũng có những bệnh khác nặng hơn, mãn tính và cần có liệu trình điều trị phù hợp.

Theo Tiến sĩ Trần Văn Tiến - Phó Viện trưởng Viện da liễu Quốc gia cho biết, một số cách điều trị và thuốc điều trị bệnh da liễu dưới đây:

  • Nhóm thuốc bôi tại chỗ
  • Nhóm thuốc chống ngứa
  • Nhóm thuốc chống nhiễm khuẩn
  • Nhóm thuốc chống nấm
  • Thuốc điều hòa ức chế miễn dịch
  • Thuốc điều trị nguyên nhân
  • Thuốc y học cổ truyền
  • Ánh sáng trị liệu
  • Nhóm các thuốc nâng cao thể trạng

Trong đó, theo bác sĩ Trần Văn Tiến có rất nhiều bài thuốc y học cổ truyền rất hiệu quả với các bệnh da liễu.

Ưu điểm của cách điều trị bệnh da liễu bằng Đông y

Bệnh da liễu theo cách gọi của y học cổ truyền là Bệnh bì phu. Thuốc Đông y trị bệnh da liễu bao gồm: Thuốc dùng ngoài và thuốc uống trong.

Ưu điểm của phương pháp này gồm:

Cách điều trị bệnh da liễu bằng Đông y chủ yếu là những chế phẩm có nguồn gốc thiên nhiên vì thế chúng rất ít độc tính.

Dễ kết hợp: Hiện nay, các bệnh viện uy tín thường kết hợp giữa đông y và tây y để phát huy hết tác dụng của hai phương pháp này.

Phù hợp với nhiều đối tượng, dùng được cho trẻ em, phụ nữ mang thai.

Với sự phát triển của y học cổ truyền hiện nay, nhiều bài thuốc hiệu quả dưới dạng uống, dạng viên uống, cao, ngoài ra còn có các cách khác như xông, hun... Những loại thuốc này có tác dụng sát khuẩn vùng da bị tổn thương, tăng cường sự đàn hồi của da, giúp da mịn màng cũng như tăng cường thải độc ở thận, khử độc ở gan,...

Cơ chế điều trị bệnh da liễu bằng Đông y

Hấp thu theo hệ thống kinh lạc

Kinh lạc là một bộ phận trên cơ thể con người lên lạc các phần biểu lý, phía ngoài liên uqa đến da, phía trong nối với lục phủ ngũ tạng, tạo nên một mạng lưới khắp cơ thể. Ví dụ, việc đắp thuốc vào rốn, có thể thông qua huyệt thần khuyết rồi qua hệ thống kinh lạc đi khắp cơ thể để phát huy tác dụng.

Hấp thụ qua da

Điều trị bệnh da liễu bằng Đông y bằng các biện pháp như bôi, dán, xông, ngâm...lúc này chất thuốc sẽ được khuấy tán vào da trực tiếp qua biểu bì, thấm qua chân lông, qua tuyến mỡ, được huyết quản và mạng mạch hấp thụ.

Hấp thụ qua đường uống

Những bài thuốc sắc uống gồm những thành phần giúp giải độc, tiêu viêm, tăng cường chức năng gan, thải độc cho thận từ đó giúp cơ thể loại bỏ hoàn toàn độc tố cho người bệnh, tránh tái phát.

Một số bài thuốc trị bệnh da liễu bằng Đông y 

PGS Nguyên Ngọc Thụy (Hội Đông y Việt Nam) chia sẻ một số bài thuốc trị bệnh da liễu tại nhà với những nguyên liệu dễ kiếm như sau:

1. Điều trị chốc lở

  • Thuốc rửa: Hái 3 lại lá gồm lá đào, lá ổi, lá chè tươi rửa sạch đun sắc đặc rửa kỹ nơi chốc lở trước khi đắp, bôi hoặc rắc thuốc.
  •  Thuốc đắp: Lá đậu ván, lá nhọ nồi, rau sam (mỗi loại 10gam) giã nát cùng một ít muối, đắp lên chỗ chốc lở khoảng 1 giờ sau đó bỏ bã đi.
  • Thuốc bôi: Đốt 1 quả chanh thành than, tán nhỏ hòa với dầu vùng hoặc dầu lạc bôi vào chỗ chốc.
  • Thuốc dán, thuốc đắp: lá vòi voi, lá mỏ quạ (20gam) giã mịn đắp vào chỗ chỗ lở ngày 1-2 lần.

2. Hỗ trợ điều trị bệnh tổ địa

  • Thuốc bôi ngoài: Trứng gà đã luộc lấy lòng đỏ đem đốt cháy thành dầu rồi lấy dầu đó bôi ngày 2-3 lần.
  • Bước 2: Thuốc đắp: Trộn vôi bột, lá ngải cứu đốt xông khói dùng để đắp.

3. Điều trị bệnh hạt cơm (mụn cóc)

Lấy lá tía tô sát lên vết thương ngày 1 lần trong vòng 1 tháng. Đối với hạt cơm đã dẹt, hàng ngày lau bằng nước vôi.

4. Điều trị dị ứng do sơn

Lá khế chua 20 gam giã nát vắt nước cốt uống, bã gói vào gạc sát vào gạc sát vào chỗ da nổi đỏ.