Logo Website

GIẢO CỔ LAM-giảm mỡ máu, tăng đáp ứng miễn dịch

15/12/2020
Cây Giảo cổ lam có tên khoa học: Gynostemma pentaphyllum (Thunb.) Makino; họ Bầu bí (Cucurbitaceae). Công dụng: Làm hạ mỡ máu, nhất là giảm cholesterol toàn phần, ngăn ngừa xơ vữa mạch máu, chống huyết khối và bình ổn huyết áp, phòng ngừa các biến chứng tim mạch, não.

GIẢO CỔ LAM  (絞股藍)

Herba Gynostemmae pedatae

Giảo cổ lam Gynostemma pentaphyllum

Giảo cổ lam: Gynostemma pentaphyllum (Thunb.) Makino; Ảnh dragonherbs.com and angio.bergianska.se

Tên khác: 

Cam Trà vạn, Thất diệp đởm, cây trường sinh, cây cỏ Thần kỳ, Sâm phương nam, Ngũ diệp sâm, Cổ yếm, Dền toòng.

Tên khoa học: 

Gynostemma pentaphyllum (Thunb.) Makino; họ Bầu bí (Cucurbitaceae).

Tên đồng nghĩa

Alsomitra cissoides M.Roem.; Enkylia digyna Griff.; Enkylia trigyna Griff.; Gynostemma blumei Hassk.; Gynostemma cissoides Benth. & Hook.f.; Gynostemma pedatum Blume; Gynostemma pedatumvar. hupehense Pamp.; Gynostemma pedatum var. trifoliatum Hayata; Gynostemma pentaphyllum f. dasycarpum (C.Y.Wu) W.J.de Wilde & Duyfjes; Gynostemma pentaphyllum var. dasycarpum C.Y.Wu; Gynostemma pentaphyllum f. fasciculare W.J.de Wilde & Duyfjes; Gynostemma pentaphyllum f. grandiflorumW.J.de Wilde & Duyfjes; Gynostemma pentaphyllum f. knemandrum W.J.de Wilde & Duyfjes; Gynostemma pentaphyllum var. pentaphyllumGynostemma pentaphyllum f. pubescens (Gagnep.) W.J.de Wilde & Duyfjes; Gynostemma pentaphyllum f. simplicifolium (Blume) W.J.de Wilde & Duyfjes; Gynostemma siamicum Craib; Gynostemma trigynum M.A.Lawson; Pestalozzia pedata (Blume) Zoll. & Moritzi; Vitis atroviridis Wall.; Vitis martini H. Lév. & Vaniot; Vitis pentaphylla Thunb.; Vitis pentaphylla Thunb. ex A. Murray; Vitis quelpaertensisH. Lév.; Vitis trichophora Wall.; Zanonia cissoides Wall.; Zanonia pedata (Blume) Miq.

Mô tả: 

Cây thảo có thân mảnh, leo nhờ tua cuốn đơn ở nách lá. Cây đực và cây cái riêng biệt. Lá kép hình chân vịt. Cụm hoa hình chuỳ mang nhiều hoa nhỏ màu trắng, các cánh hoa rời nhau xoè hình sao, bao phấn dính thành đĩa, bầu có 3 vòi nhuỵ. Quả khô hình cầu, đường kính 5 - 9 mm, khi chín màu đen.

Ghi chú: Dựa vào đặc điểm của lá, Giảo cổ Lam được chia thành 3 loại: Giảo cổ lam 3 lá, 5 lá và 7 lá. Trong đó, loại Giảo cổ lam 5 lá được cho là có tác dụng chữa bệnh tốt nhất. Do đó, chúng được sử dụng rộng rãi và được nghiên cứu kỹ lưỡng nhất.

Bộ phận dùng: 

Lá (Herba Gynostemmae pedatae) phơi hay sấy khô của cây Giảo cổ lam (Gynostemma pentaphyllum)

Phân bố: 

Cây mọc ở độ cao 200 - 2.000 m, trong các rừng thưa và ẩm ở Trung QuốcNhật BảnẤn ĐộIndonesiaTriều Tiên và một số nước châu Á khác. 

Ở Việt Nam các nhà nghiên cứu đã thực hiện một cuộc khảo sát về dược liệu tại Fansipan và phát hiện thấy một quần thể Giảo cổ lam rộng lớn mọc hoang ở độ cao 1500m, thuộc dãy Hoàng Liên Sơn. Từ những thông tin thu được từ người dân địa phương, từ lâu họ đã biết sử dụng loại cây này để gia tăng sức khỏe, chống mệt mỏi khi đi rừng.

Các nơi khác: Hà Giang, Lào Cai, Cao Bằng, Hòa Bình (Tu Lý, Đà Bắc), Phú Thọ (Tân Sơn), Sơn La (Mộc Châu), Quảng Bình (Phong Nha Kẻ Bàng). Cây mọc tự nhiên ven núi đá. Loài hiếm (EN) đã đưa vào sách đỏ Việt Nam.

Hiện nay, Ở Việt Nam đã được trồng ở Sa Pa và Hòa Bình…

Thu hái và sơ chế:

Thời điểm thu hoạch ảnh hưởng không nhỏ đến giá trị sử dụng của cây giảo cổ lam. Theo các chuyên gia đông y, muốn giữ được nhiều dưỡng chất nhất trong cây thì nên thu hoạch vào mùa khô hoặc những ngày nắng gắt.

Bộ phận được sử dụng làm thuốc chữa bệnh của cây là thân và lá. Khi hái, bạn nên chọn những phần còn bánh tẻ, loại bỏ những phần sâu bệnh hay đã quá già và loại bỏ hết những cây cỏ dại trước khi bào chế.

Sau khi mang về, bạn đem rửa sạch để loại bỏ hết các chất bẩn có trong cây thuốc. Cẩn thận hơn, bạn nên ngâm dược liệu với nước muối loãng sau đó để ráo nước.

Thành phần hóa học: 

- Chứa hơn 100 loại saponin cấu trúc triterpen kiểu dammaran, trong đó có nhiều loại giống với Nhân sâm và Tam thất (vì vậy có tên Ngũ diệp sâm)
- Có chứa nhiều Flavonoid, chất có tác dụng sinh học cao và chống lão hoá mạnh.
- Chứa nhiều acid amin tan trong n­ước, nhiều vitamin và các nguyên tố vi l­ượng như­ Zn, Fe, Se.

Tác dụng dược lý:

Tác dụng giảm mỡ máu (triglycerid và cholesterol): GCL ức chế tăng cholesterol 71% theo phương pháp ngoại sinh và 82,08% theo ph­ương pháp nội sinh
Tác dụng tăng lực (nghiệm pháp chuột bơi): GCL làm tăng lực 214,2%
Tác dụng bảo vệ tế bào gan: đã chứng minh GCL bảo vệ tế bào gan mạnh tr­uớc sự tấn công của các chất gây độc (CCL4) và làm tăng tiết mật.

Tác dụng tăng đáp ứng miễn dịch: GCL làm tăng đáp ứng miễn dịch tế bào khi chiếu xạ hoặc gây độc tế bào bằng hoá chất Cyclophosphamid.

Tác dụng hạ đuờng máu: GCL có tác dụng hạ đường huyết trên chuột nhắt trắng. Trên chuột đái tháo đường di truyền, liều uống 500 mg/ kg làm hạ đường huyết 22%, liều 1000mg/ kg làm hạ tối đa tới 36%. Trong nghiệm pháp dung nạp glucose ở chuột nhắt trắng, liều uống 1000 mg/ kg đã ức chế sự tăng đường huyết tới 55% (sau 30 phút) và 63% (sau 60 phút) so với nhóm chứng. GCL gây hạ đường huyết yếu trên chuột bình thường nhưng lại có tác dụng khá mạnh trên chuột có đường huyết cao. Như vậy, ngoài cơ chế làm tăng tiết insulin, GCL có thể còn làm tăng nhậy cảm của mô đích với insulin.
Phòng ung thư­: Tỷ lệ ức chế khối u từ 20 - 80%, phòng ngừa u hoá tế bào bình thư­ờng.
Chống suy thoái tế bào: cho dịch chiết GCL vào môi tru­ờng nuôi cấy tế bào da ng­uời, số lần tái sinh tăng từ 20 lên 27 lần, kéo dài tuổi thọ tế bào 22,7%

Tác dụng lâm sàng (thử trên người):

Tác dụng giảm cân: Sau hai tháng dùng GCL chỉ số BMI giảm từ 25,04 xuống còn 23,12 với P<0,01. Như vậy tác dụng giảm cân của GCL là tương đối mạnh, tuy nhiên GCL chỉ làm giảm l­uợng mỡ dư­ thừa tích tụ ở vùng bụng, đùi và nội tạng do tăng cu­ờng chuyển hoá mỡ như­ng lại làm tăng trọng lu­ợng cơ bắp nên chỉ giảm cân tốt ở những ng­ười béo.

Tác dụng tăng lực: GCL làm tăng lực co cơ tới 11,112kg, cao hơn hẳn Quercetin (1,8) và Phylamin (1,7). Tác dụng này phù hợp với mục đích dùng GCL cho các vận động viên thi đấu để nâng cao thành tích ở Nhật Bản và Trung Quốc (còn được gọi là doping thiên nhiên)

Tác dụng trên huyết áp: sau hai tháng điều trị bằng GCL, huyết áp trung bình của các bệnh nhân giảm từ 113, 765 xuống còn 97, 868.

Tác dụng giảm mỡ máu:

Giảo cổ lam làm hạ mỡ trong máu tới 20%, đặc biệt làm giảm LDL (Cholesterol xấu) 22%

Khi tiến hành thí nghiệm trên chuột bị tăng lipit máu, vị thuốc còn giúp giảm lượng chất béo trung tính và cholesterol. Chính vì thế, họ tin tưởng rằng Giảo cổ lam có thể hỗ trợ điều trị các bệnh lý về tim, bảo vệ tim.

Tác dụng bảo vệ gan:

100 bệnh nhân bị viêm gan B dùng GCL trong hai tháng đã cải thiện rõ rệt tình trạng bệnh

Gần đây, một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí y học Trung Hoa của Mỹ, các nhà nghiên cứu của bệnh viện Shuguang ở Trung Quốc đã tiến hành điều tra khả năng xơ gan của loại thảo dược này. Kết quả là họ phát hiện ra trong thành phần của Giảo cổ lam có nhiều hoạt chất có khả năng bảo vệ cho gan.

Lý giải sâu hơn về tác dụng này, các nhà khoa học cho rằng Giảo cổ lam có khả năng chống vi trùng. Khi tiến hành thí nghiệm trên chuột, các chuyên gia tiến hành gây nên bệnh xơ gan bằng cách dùng chất carbon tetrachloride 10%. Sau đó, họ cho chuột điều trị bằng Giảo cổ lam trong vòng 3 tuần. Kết quả là khi phân tích mẫu máu của con chuột này, họ nhận thấy các dấu hiệu tổn thương gan được giảm đi đáng kể.

Những biểu hiện tổn thương được thể hiện qua máu sẽ càng cao lên nếu gan bị tổn thương càng lâu. Mà loại thảo dược này có khả năng làm giảm triệu chứng ở cả giai đoạn sớm nhất của của xơ gan và cả các dấu hiệu xảy ra khi đang trong quá trình bị xơ hóa gan. Thông qua các kết quả nghiên cứu, họ chứng minh được loại thảo dược này có khả năng cải thiện tình trạng xơ gan bằng cách ức chế quá trình hình thành mô sẹo.

Giúp tăng cường hệ miễn dịch:

Không chỉ có tác dụng bảo vệ gan, thảo dược cổ yếm còn có tác dụng chống oxy hóa. Có được khả năng này là bởi những thành phần trong vị thuốc có khả năng bảo vệ, tăng cường chức năng của những tế bào miễn dịch mà chúng ta thường gọi là thực bào. Loại tế bào này lại giúp tiêu diệt vi khuẩn và các vật thể ngoại lai khác. Do đó mà khả năng miễn dịch của cơ thể sẽ được tăng cường.

Giảm căng thẳng mệt mỏi, bảo vệ hệ thần kinh:

Giảo cổ lam có khả năng thúc đẩy quá trình cân bằng nội môi, hoặc tạo nên trạng thái cân bằng cách điều chỉnh quá trình nội môi. Do đó, nó được cho là một trong những loại siêu thảo mộc giúp giảm tình trạng căng thẳng. Đồng thời có thể giúp cơ thể chống lại được các tác động của căng thẳng.

Chưa hết, loại thảo dược này còn ảnh hưởng đến cả hai hệ thống chính của cơ thể là hệ miễn dịch và nội tiết. Một nghiên cứu được đăng trên Tạp chí nghiên cứu Y học Quốc tế cũng đã cho rằng Giảo cổ lam có khả năng kích thích quá trình sản xuất glutathione ở trong não chuột có biểu hiện bệnh Parkinson. Kết quả cho thấy cây thuốc có khả năng chống ô xy hóa mạnh và có tác dụng bảo vệ hệ thống thần kinh.

Chống khối u:

Theo một nghiên cứu của GS. TS Phạm Thanh Kỳ và PGS. TS Lư Vân Hiền đăng trên Tạp chí dược số 5/2011 cho thấy chiết xuất của loại cây này có tác dụng đáng kể trong việc kìm hãm sự phát triển của các khối u. Sau đó, với sự cộng tác của Hàn Quốc, họ đã tìm được 7 hoạt chất saponin mới trong cây Giảo cổ lam của Việt Nam. Chúng được chứng minh là có khả năng tiêu diệt mạnh các tế bào ung thư phổi, bạch cầu, đại tràng, tử cung, vú…

Giảo cổ lam giúp hạ đường huyết, hỗ trợ chữa trị bệnh tiểu đường tuýp II:

Dựa trên kết quả của các nghiên cứu, các nhà khoa học đã khẳng định loại thảo dược này có khả năng hạ đường huyết, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường. Chúng hoạt động dựa trên các cơ chế:

Kích thích quá trình tăng tiết insulin ở tế bào beta đảo tụy.

Làm giảm tính kháng của tế bào đối với insulin.

Giảm quá trình tổng hợp glucose tại gan.

Các triệu chứng cơ năng khác: Đau đầu, thiếu máu não, đau tức ngực, choáng ngất, mệt mỏi đều đu­ợc cải thiện rất tốt. Về ăn, ngủ, đại tiểu tiện đều có cải thiện tốt lên (bệnh nhân dễ ngủ hơn, ngủ sâu giấc, ăn ngon miệng, hạn chế số lần đi tiểu trong đêm, hết táo bón).

Tính vị

Cây cỏ đắng có tính hàn, vị đắng, hơi ngọt.

Quy kinh:

Can, phế.

Công dụng:

- Làm hạ mỡ máu, nhất là giảm cholesterol toàn phần, ngăn ngừa xơ vữa mạch máu, chống huyết khối và bình ổn huyết áp, phòng ngừa các biến chứng tim mạch, não.
- Chống lão hoá, giảm căng thẳng mệt mỏi, giúp tăng lực mạnh, tăng khả năng làm việc.
- Tăng cư­ờng hệ miễn dịch, ngăn ngừa sự hình thành và phát triển của khối u.
- Giúp dễ ngủ và ngủ sâu giấc, tăng cường máu lên não, ngăn ngừa chứng lú lẫn ở ngư­ời già.
- Tăng c­ường chức năng giải độc của gan,

Cách dùng, liều lượng: 

Ngày dùng 4-10g dạng thuốc sắc, viên nén hoặc hãm với nước uống thay chè.

Sử dụng như một loại rau thông thường:

Cây thuốc có vị đắng nhưng khi nấu chúng lại tạo ra một vị ngon đặc biệt. Từ lâu, những món ăn từ thảo dược này đã trở nên quen thuộc với nhiều gia đình Việt.

Đối với món xào, các bước làm như sau:

Chuẩn bị những ngọn rau tươi, non rồi rửa sạch, để ráo nước.

Phi thơm tỏi, tiếp đến cho rau vào xào chín tới, nêm gia vị vừa đủ.

Sử dụng làm trà uống mỗi ngày:

Vừa ngon miệng lại vừa mang đến những công dụng chữa bệnh tuyệt vời, uống trà cỏ đắng trở thành thói quen khó bỏ của nhiều người. Để mang đến ấm trà ngon đúng chuẩn, các bước thực hiện như sau:

Chuẩn bị 20 gram cỏ đắng khô, ấm pha trà giữ nhiệt tốt và nước sôi.

Cho trà vào trong ấm, đổ thêm 400ml nước sôi.

Ủ trà trong vòng 20 phút cho trà ngấm là có thể sử dụng.

Sắc cùng với cà gai leo, xạ đen:

Sự kết hợp của cây cỏ đắng với hai vị thuốc trên đây sẽ mang đến cho bạn bài thuốc chữa bệnh vô cùng hiệu quả.

Đầu tiên bạn cần chuẩn bị 30 g giảo cổ lam, 30 g xạ đen cùng với 20 g cà gai leo.

Cho nguyên liệu vào bình pha trà rồi cho thêm 1,5 lít nước sôi.

Ủ trong khoảng 30 phút cho trà ngấm là sử dụng được.

Sử dụng bài thuốc này không hề gây ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc tây y. Vì thế, bạn có thể kết hợp cả hai phương pháp để lộ trình điều trị bệnh hiệu quả hơn. Đồng thời, bạn hãy nên hỏi ý kiến các bác sĩ trước khi sử dụng.

Sử dụng cây giảo cổ lam tắm cho bé:

Với khả năng kháng viêm, kháng khuẩn cực tốt, tại một số vùng người dân thường lấy lá cỏ đắng để tắm cho bé.

Lấy khoảng 100 g dược liệu đun sôi với 1 lít nước.

Sau đó, hòa cùng nước tắm cho bé vừa đủ, cho thêm chút muối tinh. Khi nước đạt nhiệt độ ấm vừa phải thì tắm cho trẻ như bình thường.

Khoảng 2 – 3 lần sử dụng, các vấn đề ngoài da sẽ thấy được những chuyển biến tích cực.

Chú ý khi sử dụng Giảo cổ lam:

Nên sử dụng vào buổi sáng hoặc vào đầu giờ chiều. Bởi Giảo cổ lam có tác dụng hoạt huyết giúp đầu óc được tỉnh táo. Do đó, nếu uống vào buổi tối có thể sẽ khiến người dùng mất ngủ.

Vì đặc tính của loại cây này là khi mới uống sẽ thấy có vị đắng nên nhiều người khó sử dụng. Tuy nhiên, sau khi vị đắng đã mất thì bệnh nhân sẽ cảm nhận được vị ngọt, mùi thơm mát của vị thuốc.

Không nên uống nước Giảo cổ lam khi bụng đang “trống rỗng”. Bởi loại thảo dược này có khả năng tác động lên quá trình chuyển hóa lipit, tiêu mỡ thừa và kích thích dạ dày. Do đó, nếu dùng vào lúc bụng không có thức ăn thì dễ khiến chóng mặt, buồn nôn.

Đối với các trường hợp bị cao huyết áp, nên uống thuốc sau bữa ăn. Có thể cho thêm ít lát gừng vào để dễ uống hơn. Nếu đang có ý định giảm cân, nên cho thêm đường vào và uống thay nước giải nhiệt.

Ghi chú:

- Người ta còn dùng cây Cổ yếm lá bóng (Gynostemma laxum Wall.) với cùng công dụng.

Tham khảo:

- Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam (Viện dược liệu), Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, 2004

- Từ điển cây thuốc Việt Nam (Võ Văn Chi), Nhà xuất bản Y học, 1997

- Những cây thuốc và vị thuốc Việt nam (Đỗ Tất Lợi), Nhà xuất bản Y học, 200

- theplanlist.org

- efloras.org