Logo Website

HƯƠNG PHỤ-Chữa kinh nguyệt không đều

22/09/2020
Cây Củ gấu có tên khoa học: Cyperus rotundus L.; họ Cói (Cyperaceae). Công dụng: Chữa kinh nguyệt không đều, thấy kinh đau bụng, viêm tử cung mãn tính, đau dạ dày, ăn uống kém tiêu.

HƯƠNG PHỤ (香附)

Rhizoma Cyperi

Tên khác: 

Cỏ gấu, cỏ cú  củ gấu, củ gấu biển, củ gấu vườn, hương phụ vườn, hải dương phụ, sa thảo, cỏ gắm, nhả chông mu (Tày), tùng gáy thật mía (Dao).

Tên khoa học: 

Cyperus rotundus L.; họ Cói (Cyperaceae).

Tên đồng nghĩa

Chlorocyperus rotundus (L.) Palla; Chlorocyperus salaamensis Palla; Cyperus agrestisWilld. ex Spreng. & Link; Cyperus arabicus Ehrenb. ex Boeckeler; Cyperus badius var. inconspicuus (Nyman) Nyman; Cyperus bicolor Vahl; Cyperus bifax C.B.Clarke; Cyperus bulbosostoloniferus Miq.; Cyperus comosusSm.; Cyperus disruptus C.B.Clarke; Cyperus elongatus Sieber ex Kunth; Cyperus herbicavus Melliss; Cyperus hexastachyos Rottb.; Cyperus hildra Poir.; Cyperus hydra Michx.; Cyperus inconspicuus Gennari; Cyperus laevissimus Steud.; Cyperus leptostachyus Griff.; Cyperus longus Boeckeler; Cyperus merkeri C.B.Clarke; Cyperus micreilema Steud.; Cyperus nubicus C.B.Clarke; Cyperus ochreoides Steud.; Cyperus officinalis Nees ex Godr.; Cyperus oliganthus Gand.; Cyperus olivaris O.Targ.Tozz.; Cyperus olivaris var. brevibracteatus Le Grand; Cyperus pallescens Poir.; Cyperus pallescens Boiss.; Cyperus patulus M.Bieb.; Cyperus platystachysCherm.; Cyperus procerulus Nees; Cyperus proteinolepis Boeckeler; Cyperus pseudovariegatus Boeckeler; Cyperus purpureovariegatus Boeckeler; Cyperus radicosus Sm.; Cyperus retzii Nees; Cyperus rotundus var. acutus Boeckeler; Cyperus rotundus var. amaliae C.B.Clarke; Cyperus rotundus subsp. brevibracteatus (Le Grand) M.Laínz; Cyperus rotundus var. brevibracteatus (Le Grand) Husn.; Cyperus rotundus var. carinalisBenth.; Cyperus rotundus var. carinatus F.M.Bailey; Cyperus rotundus var. centiflorus C.B.Clarke; Cyperus rotundus var. comosus (Sm.) Nyman; Cyperus rotundus f. comosus (Sm.) Kük.; Cyperus rotundus subsp. comosus (Sm.) K.Richt.; Cyperus rotundus f. contractus Kük.; Cyperus rotundus f. depallescens Ekman & Kük.; Cyperus rotundus var. disruptus (C.B.Clarke) Kük.; Cyperus rotundus subsp. divaricatus Lye; Cyperus rotundusvar. elongatus Boeckeler; Cyperus rotundus var. hydra (Michx.) A.Gray; Cyperus rotundus f. inconspicuus(Nyman) Kük.; Cyperus rotundus var. inconspicuus Nyman; Cyperus rotundus subsp. inconspicuus (Nyman) K.Richt.; Cyperus rotundus f. latifolius Kük.; Cyperus rotundus f. latimarginatus Kük.; Cyperus rotundus var. macrostachyus Boiss.; Cyperus rotundus var. major Parl.; Cyperus rotundus subsp. merkeri (C.B.Clarke) Kük.; Cyperus rotundus var. nubicus (C.B.Clarke) Kük.; Cyperus rotundus var. pallidus Benth.; Cyperus rotundus var. platystachys Bojer ex C.B.Clarke; Cyperus rotundus var. procerula C.B.Clarke; Cyperus rotundus var. quimoyensis L.K.Dai; Cyperus rotundus subsp. retzii Kük.; Cyperus rotundus var. rotundusCyperus rotundussubsp. rotundusCyperus rotundus var. salsolus C.B.Clarke; Cyperus rotundus var. spadiceus Boeckeler; Cyperus rotundus var. taylorii (C.B.Clarke) Kük.; Cyperus rotundus var. tetrastachyos (Desf.) Trab.; Cyperus rotundus subsp. tuberosus (Rottb.) Kük.; Cyperus rubicundus Willd. ex Link; Cyperus rudioi Boeckeler; Cyperus rudioi var. minor Boeckeler; Cyperus stoloniferus var. pallidus Boeckeler; Cyperus taylorii C.B.Clarke; Cyperus tenuifolius Walp.; Cyperus tetrastachyos Desf.; Cyperus tuberosus Rottb.; Cyperus viridis Roxb. ex C.B.Clarke; Cyperus weinlandii Kük.; Cyperus yoshinagae Ohwi; Pycreus rotundus (L.) Hayek; Schoenus tuberosus Burm.f.

Mô tả: 

Cây: Hương phụ vườn cỏ sống dai, cao 20-30cm. Thân rễ phình lên thành củ, màu nâu thẫm hay nâu đen, có nhiều đốt và có lông; thịt màu nâu nhạt. Lá hẹp, dài, có bẹ. Hoa nhỏ mọc thành tán xoè tỏa ra hình đăng ten ở ngọn thân. Quả ba cạnh, màu xám.  

Dược liệu: Thân rễ (thường quen gọi là củ) hình thoi, thể chất chắc; dài 1 - 3 cm (Hương phụ vườn), 1 - 5 cm (Hương phụ biển); đường kính 0,4 - 1 cm (Hương phụ vườn), 0,5 - 1,5 cm (Hương phụ biển). Mặt ngoài màu xám đen (Hương phụ vườn), màu nâu hay nâu sẫm (Hương phụ biển); có nhiều nếp nhăn dọc và đốt ngang (mỗi đốt cách nhau 0,1 - 0,6 cm); trên mỗi đốt có lông cứng mọc thẳng góc với củ, màu xám đen (Hương phụ vườn), mọc nghiêng theo chiều dọc, về phía đầu củ, màu nâu hay nâu sẫm (Hương phụ vườn) và có nhiều vết tích của rễ con. Vết bẻ có sợi bóng nhoáng. Cắt ngang thấy rõ phần vỏ màu xám nhạt, trụ giữa màu xám đen (Hương phụ vườn); phần vỏ màu hồng nhạt, trụ giữa màu nâu sẫm (Hương phụ biển). Mùi thơm, vị hơi đắng ngọt, sau đó có vị cay.

Bộ phận dùng: 

Thân rễ phơi khô (Rhizoma Cyperi)

Phân bố, sinh thái: 

Cây mọc hoang nhiều nơi ở nước ta và nhiều nước khác. Hương phụ biển cung cấp lượng dược liệu chủ yếu trên thị trường, Hương phụ vườn rất ít.

Củ gấu phân bố rộng rãi ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới thuộc châu Âu, châu Á, châu Mỹ, châu Phi và châu Đại Dương. Củ gấu biển chỉ có ở vùng nhiệt đới châu Á, châu Phi và châu Đại Dương, ở Việt Nam, củ gấu có mặt ở khắp nơi, trừ vùng núi cao trên 2000 m, củ gấu biển lại mọc tập trung trên các bãi cát, đất pha cát ven biển từ Móng Cái đến Hà Tiên, ở các đảo và quần đảo như Cát Bà, Hòn Mê, Hòn Khoai, Hòn Hèo, Phú Quốc, Côn Đảo, Trường Sa...

Củ gấu có thể sống được trên mọi loại đất. Củ gấu biển có khả năng chịu hạn và chịu mặn tốt. Với hệ thống thân rễ phát triển nhanh và mạnh, củ gấu tồn tại được dai dẳng. Tuy nhiên, với đặc điểm của cây ưa sáng, nếu bị một loại cây khác phát triển nhanh hơn, che phủ kín mặt đất, củ gấu sẽ không phát triển được.

Vị thuốc có tên là "hương phụ" ở Việt Nam, chủ yếu được khai thác từ loài củ gấu biển. Hàng năm, các vùng ven biển từ Thanh Hoá trở vào có khả năng cung cấp từ 50 đến 100 tấn loại dược liệu này cho nhu cầu sử dụng trong nước và xuất khẩu.

Thu hái, sơ chế: 

Thu hoạch vào mùa thu, lấy dược liệu về, đốt bỏ lông và rễ con rồi phơi khô hoặc luộc hay đồ kỹ rồi phơi khô.

Bào chế:

+ Hương phụ loại bỏ lông và tạp chất, nghiền vụn hoặc thái lát mỏng.

+ Thố Hương phụ (chế giấm): Lấy lát Hương phụ hoặc mảnh vụn Hương phụ, đổ thêm giấm vào khuấy đều, ủ một đêm, đợi cho hút hết giấm, cho vào chảo sao lửa nhẹ đến màu hơi vàng, lấy ra, phơi khô. Cứ 10 kg Hương phụ dùng 2 lít giấm.

Bảo quản

Hương phụ thường được bảo quản ở những nơi khô thoáng, tránh ẩm mốc.

Thành phần hoá học: 

Tinh dầu Trong tinh dầu củ gấu có cyperen, ß-selinen, cyperol; còn có α-cyperol, cyperolen, patchoulenon, cyperotundon. Củ gấu còn chứa dầu béo chứa glycerol và các acid linoleic, linolenic, oleic, myristic, stearic, chất không xà phòng hóa.

Ngoài ra, củ gấu còn có chất đắng (hệ số chất đắng 1,333), pectin, tinh bột 9,2%, pectin 8,7%, chất béo 2,98% mg, acid hữu cơ 3,25%, protein, vitamin c 8,8% mg, nhiều nguyên tố vi lượng (Vũ Văn Điền, 1994).

Tác dụng dược lý:

1. Đối với tử cung: Cao lỏng củ gấu 5%, thí nghiệm trên tử cung cô lập chuột lang, thỏ, mèo và chó đều có tác dụng ức chế co bóp tử cung, đồng thời làm giảm trương lực. Trên tử cung có chửa cũng như trên tử cung bình thường, cao củ gấu đều có tác dụng ức chế. So sánh với đương quy, tác dụng ức chế co bóp tử cung của củ gấu yếu hơn. Thành phần dầu chiết từ củ gấu có tác dụng kiểu estrogen, nhưng không mạnh.

2. Tác dụng giảm đau: Dịch chiết bằng cồĩi từ củ gấu, thí nghiệm trên chuột nhắt trắng gây đau bằng kích thích điện, bằng đường tiêm dưới da với liều 0,5ml/20g thân trọng, dung dịch 20%, có tác dụng tăng cao ngưỡng kích thích gây đau.

3. Tác dụng ức chế thần kinh trung ương: Tinh dầu củ gấu, thí nghiệm trên chuột nhắt trắng bằng đường tiêm phúc mạc với liều 0,03 ml/chuột, có tác dụng kéo dài thời gian gây ngủ của pentobarbital. Trên thỏ thí nghiệm, tinh dầu củ gấu tăng cường tác dụng gây mê của scopolamin. về cơ chế tác dụng, qua thí nghiệm chứng tỏ củ gấu ức chế chủ yếu quá trình dẫn truyền các xung thần kinh qua synap của tế bào vùng hải mã và bó tháp, còn đối với dẫn truyền qua sợi trục thần kinh thì không có tác dụng ức chế.

4. Cấc tác dụng khác: Dạng chiết bằng ether dầu hoả từ củ gấu có tác dụng chống viêm, hoạt chất chống viêm chủ yếu là α-cyperen có tác dụng ức chế mạnh sự hình thành prostaglandin E2. Theo tài liệu Ấn Độ, củ gấu có mùi thơm, có tác dụng làm ra mồ hôi, và lợi tiểu.

Độc tính:

Hầu như không có độc tính, khá an toàn khi sử dụng

Tính vị:

Vị cay, hơi đắng, ngọt; tính bình. 

Quy kinh:

Can và tam tiêu.

Công năng: 

Hành khí, giải uất, điều kinh, giảm đau.

Công dụng: 

Chữa kinh nguyệt không đều, thấy kinh đau bụng, viêm tử cung mãn tính, đau dạ dày, ăn uống kém tiêu.

Cách dùng, liều lượng: 

Ngày dùng 6 - 12g. Dạng thuốc sắc, bột, viên, cao hay rượu thuốc. Dùng riêng hay phối hợp trong các phương thuốc phụ khoa, đau dạ dày.

Bài thuốc:

1. Chữa đau dạ dày, dùng Hương phụ 30g, Riềng 15g, tán thành bột mịn. Dùng 3g với nước ấm, hai lần trong ngày. 

2. Điều kinh chữa kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, khí huyết kém: Hương phụ 20g Ích mẫu 15g, Ngải diệp 10g, Nhân trần 15g, Ðỗ 500ml nước sắc còn 150ml nước, uống ngày một thang (ở An Giang). 

3. Ðiều kinh (Thuốc Hương Ngải): Hương phụ 3g, Ích mẫu 3g, Ngải cứu 3g, Bạch đồng nữ 3g, sắc với nước; chia 3 lần uống trong ngày. Muốn cho kinh nguyệt đều, uống đón kinh 10 ngày trước ngày dự đoán có kinh. 

4. Chữa tiêu hóa kém: Hương phụ (sao) 12g, vỏ Quýt (sao) 12g, vỏ Vối (sao) 12g, vỏ Rụt (sao) 16g, Chỉ xác 12g. Sắc nước uống; nếu có kèm tiêu chảy, thêm củ riềng 8g, búp Ổi 12g.

5. Hành khí, giảm đau: Dùng khi dạ dày, sườn bụng đau do khí trệ, nhất là ngực sườn đầy tức, khó chịu do khí trệ, gan uất gây nên.

Bài 1: Thang Tiểu ô trầm: hương phụ 8g, ô dược 12g, cam thảo 4g. Sắc uống. Chữa ngực bụng trướng đau, bệnh về chức năng thần kinh dạ dày.

Bài 2: Hoàn lương phụ: hương phụ 12g, cao lương khương 12g. Sắc uống. Chữa dạ dày hàn khí.

Bài 3: Hương phụ 12g, diên hồ sách 8g. Sắc uống. Chữa ngực sườn trướng đau.

6. Chữa tỳ vị hư nhược, tiêu hóa không tốt gây các chứng nôn, tiêu chảy, bụng trướng đau. Dùng Thang hương sa dưỡng vị: hương phụ 8g, sa nhân 4g, mộc hương 6g, hậu phác 12g, hoắc hương 8g, bạch truật 12g, trần bì 12g, phục linh 12g, bán hạ 12g, cam thảo 4g, gừng sống 12g, đại táo 5 quả. Sắc uống.

7. Điều trị trướng bụng: 8g hương phụ và 4g hải tảo. Dùng nguyên liệu nấu với 1 ít rượu rồi lấy nước uống. 

8. Chữa sa trực tràng: Trộn đều hương phụ và kinh giới tuệ rồi tán bột. Mỗi lần dùng lấy 8g hỗn hợp nấu nước rồi uống. 

9. Điều hòa kinh nguyệt: 9g hương phụ, 20g ích mẫu và 20g đường đỏ. Hương phụ và ích mẫu nấu nước, lọc bỏ bã rồi thêm đường vào uống

Món ăn thuốc có hương phụ:

1. Canh bí đao hương phụ: bí đao 500g, hương phụ 12g. Bí đao gọt vỏ thái lát, cùng hương phụ đem nấu canh, thêm gia vị thích hợp. Ăn ngày 1 lần, liên tục 5 - 10 ngày. Dùng cho thai phụ bị nhiễm độc thai nghén, phù nề.

2. Thịt bò hầm ngải cứu hương phụ: thịt bò 250g, ngải cứu 12g, diên hồ sách 12g, hương phụ 10g. Thịt bò làm sạch thái lát. Ba thứ dược liệu cho vào túi vải xô; thêm gừng tươi 20g gọt vỏ ngoài, đập giập. Tất cả thịt và dược liệu cho vào nồi, thêm nước, đun nhỏ lửa cho chín nhừ, bỏ túi bã thuốc, thêm gia vị thích hợp. Ăn trong ngày, liên tục trong 5-7 ngày. Dùng tốt cho chị em bị rối loạn kinh nguyệt, kinh kéo dài 5-7 ngày hoặc 10 ngày sau kỳ, lượng ít, đau quặn vùng tiểu khung.

3. Rượu hương phụ: hương phụ chế 30g, rượu trắng 500ml, ngâm trong 7 ngày, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 30ml. Trị đau tức khoảng liên sườn, vùng chậu hông (can uất lặc thống, thiểu phúc thống).

4. Hương phụ tán: hương phụ sao qua tán mịn, mỗi lần uống 6g, uống với nước cháo hoặc nước hồ nếp. Dùng cho phụ nữ bị rong kinh, trĩ bị chảy máu rỉ rả.

5. Hương phụ tán uống với hải tảo và rượu nóng: hương phụ 6g, hải tảo 3g, Hương phụ tán mịn cho trong rượu để nóng trên bếp. Cho uống hương phụ tán và ăn hải tảo. Dùng cho các trường hợp đầy bụng chướng hơi bán tắc.

Kiêng kỵ:

- Âm hư huyết nhiệt không nên dùng.

- Không dùng cho phụ nữ đang mang thai.

Chú ý: Loài củ gấu sống ở bãi cát ven biển, có tên là củ gấu biển hay hải hương phụ (Cyperus stoloniferusVahl. với tên đồng nghĩa là Cyperus littoralis R.Br., C.bulbosus var. elatus Camus), cũng được dùng nhưng có chất lượng tốt hơn. Cây: Hương phụ biển cỏ lưu niên, có thân rễ mảnh, có vẩy và phình lên ở gốc thành củ đen đen, thân cao 15-30cm, có 3 cạnh lá rộng 2-3mm. Cụm hoa có 2-3 lá bắc dài; tia ngắn; bông chét nâu, dài 6-12mm, vẩy dài 2-2,6mm, không mũi. Quả bế đen, hình trái xoan.

Tham khảo:

- Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam (Viện dược liệu), Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, 2004

- Từ điển cây thuốc Việt Nam (Võ Văn Chi), Nhà xuất bản Y học, 1997

- Những cây thuốc và vị thuốc Việt nam (Đỗ Tất Lợi), Nhà xuất bản Y học, 2004

- theplanlist.org

- efloras.org