Logo Website

KÊ HUYẾT ĐẰNG-Chữa thiếu máu hư lao

17/09/2020
Kê huyết đằng có tên khác: Cây máu gà, hồng đằng, dây máu người, máu gà, máu chó, khau dạ lùa, khau lượt (Tày), đạng var (K'Ho). Công dụng: Chứng huyết hư gây huyết ứ trệ, chữa đau xương, đau mình mẩy, phong thấp đau lưng, đau xương khớp, chấn thương tụ máu, kinh nguyệt không đều, thống kinh.

KÊ HUYẾT ĐẰNG (鸡血藤)

Caulis Sargentodoxae, Caulis Mucunae, Caulis Milletiae

Tên khác: 

Cây máu gà, hồng đằng, dây máu người, máu gà, máu chó, khau dạ lùa, khau lượt (Tày), đạng var (K'Ho).

Nguồn gốc: 

Hiện nay, dược liệu mang tên Kê huyết đằng với cùng công dụng có nhiều loài lấy từ một số chi thuôc những họ khác nhau như: Thân phơi sấy khô của cây Huyết đằng (Sargentodoxa cuneata (Oliv.) Rehd et Wils.), họ Đại huyết đằng (Sargentodoxaceae) hoặc một số loài thuộc họ Đậu (Fabaceae) như Mucuna birwoodiana Tutcher, Milletia nitida Benth, Milletia dielsiana Harms. 

Mô tả:

Các loài đều có những đặc điểm chung về hình thái như dây leo thân gỗ, to khỏe, hình trụ tròn hoặc dẹt, mặt cắt có 2-3 vòng gỗ đồng tâm hoặc không đồng tâm và có nhiều nhựa mầu đỏ nâu. Thân lá non có lông tơ. Lá kép đa số 3 lá chét, lá giữa to hơn; cuống lá dài. Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành chùm-chùy. Quả đậu dẹt.

Dược liệu hình trụ to, dài, hoặc phiến thái vát hình bầu dục không đều, dày 0,3 - 0,8 cm. Bần màu nâu hơi xám, có khi thấy vết đốm màu trắng hơi xám; chỗ mất lớp bần sẽ hiện ra màu nâu hơi đỏ. Mặt cắt ngang: gỗ màu nâu hơi đỏ hoặc màu nâu, lộ ra nhiều lỗ mạch; libe có chất nhựa cây tiết ra, màu nâu hơi đỏ đến màu nâu hơi đen, xếp xen kẽ với gỗ thành 3 - 8 vòng, hình bán nguyệt, lệch tâm; phần tuỷ lệch về một bên. Chất  khô cứng. Vị chát.

Bộ phận dùng: 

Thân cây thái phiến phơi sấy khô.

Phân bố: 

Những loại cây này mọc nhiều ở một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam.

Thường mọc trong các qeần hệ rừng kín thường xanh trên núi đất, núi đá vôi; đôi khi gặp ở kiểu rừng thưa nửa rụng lá hơi khô. Chúng có thể sống được trên nhiềii loại đất : feralit đỏ vàng hay vàng đỏ trên núi, granit, bazan, đất pha cát dọc theo các bờ sông suối. Độ cao phân bố thường không vượt quá 1600 m. Cây ra hoa quả nhiều hàng năm hoặc cách năm. Hoa quả chỉ thấy trên những cây lớn không bị chặt phá thường xuyên. Tái sinh tự nhiên chủ yếo, bằng hạt và cây chồi gốc sau khi bị chặt. Nguồn dược liệu “kê huyết đằĩig”, ở Việt Nam, tương đối phong phú. Tuy nhiên, những loại dây leo gỗ này thường là đối tượng bị loại bỏ trong qeá trình to bổ rừng, ỏ một số vườn quốc gia của Việt Nam, đều có mộí số loài kê huyết đằng nêu trên, ở Vườinquốc gia Tam Đảo, thuộc địa phận xã Kháng Nhật, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang có những cá thể thuộc loài M. reticulata Benth khổng lồ, leo lên các cây gỗ cao tới 20 m.

Thu hái: 

Thu hái dây quanh năm, phơi héo, thái phiến, đồ, phơi khô dùng.

Bảo quản

Kê huyết đằng dễ bị ẩm mốc, vì vậy cần để nơi thoáng mát và khô ráo. Vào thời điểm độ ẩm không khí cao, cần đem sấy thường xuyên để tránh mốc và hư hại.

Thành phần hoá học : 

Tanin, flavonoid.

Tác dụng dược lý:

1. Loài kê huyết đằng (Millettia dielsiana). Dạng chiết ethanol từ cây với nồng độ 40% thí nghiệm trên chuột cống trắng, dùng qua đường dạ dày vối liều 0,5ml/100g thân trọng, có tác dụng ức chế viêm khớp thực nghiệm do formaldehyd tạo nên. Dạng nước sắc dùng với liều 0,01 - 0,4g/kg trên chó gây mê tiêm tĩnh mạch, không ảnh hưởng đến hô hấp và huyết áp. Trên chuột cống trắng tiêm phúc mạc, thuốc có tác dụng an thần, gây ngủ. Thí nghiệm trên chuột nhắt trắng đã tiêm lân phóng xạ nước sắc loài này ở nồng độ 0,25g/ml dùng liều 0,5ml cho thẳng vào dạ dày, ngày một lần trong 3 ngày liên tiếp, có tác dụng thúc đẩy sự chuyển hóa của lân ở thận và tử cung, điều đó chứng minh loài này có tác dụng thúc đẩy sự chuyển hóa năng lượng ở thận và tử cung. Ngoài ra, còn có tác dụng tăng cường sự bài tiết nước và muối chlorid.

2. Loài huyết rồng: Trên tim ếch cô lập và tại chỗ, loài này có tác dụng ức chế, trên thỏ và chó gây mê, có tác dụng hạ huyết áp, nhưng đối với tiêu bản tai thỏ cô lập và tuần hoàn chi sau ếch, lại có xấc dụng co mạch.

3. Loài hồng đằng: Dịch chiết hồng đằng (0,5%), trên từn ếch cô lập có tác dụng ức chế, giảm sức co bóp cơ tim đồng thời làm chậm nhịp tim. Dịch chiết hồng đằng 1% trên tiêu bản giải động mạch chủ cô lập thỏ thể hiện tác dụng 2 chiều, giai đoạn đầu có tác dụng, kích thích tiếp theo là ức chế. Thí nghiệm trên mèo dịch chiết hồng đằng tiêm tĩnh mạch với liều 0,lg/kg có tác dụng hạ huyết áp, tác dụng này bị atropin đối kháng. Trên cơ trơn ruột cô lập chuột nhắt trắng, dịch chiết 1% và 5% có tác dụng ức chế co bóp. Ngoài ra, hồng đằng còn có tác dụng chống oxy hóa, đối kháng với gốc tự do; dịch chiết hồng đằng thí nghiệm trên chuột nhắt trắng tiêm phúc mạc với liều 2,0g/kg có tác dụng nâng cao khả năng chịu đựng trạng thái thiếu oxy ở điều kiện áp lực bình thường.

Tính vị: 

Có vị đắng, tính bình.

Công năng: 

Hoạt huyết thông lạc, bổ huyết, chỉ thống, giải độc, thư cân.

Công dụng: 

Chứng huyết hư gây huyết ứ trệ, chữa đau xương, đau mình mẩy, phong thấp đau lưng, đau xương khớp, chấn thương tụ máu, kinh nguyệt không đều, thống kinh.

Cách dùng, liều lượng: 

Ngày dùng 12 - 40g, dạng thuốc sắc hay rượu thuốc.

Bài thuốc:

1. Chữa thiếu máu hư lao: Kê huyết đằng 200-300g, tán nhỏ, ngâm với 1 lít rượu trong 7-10 ngày. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 25 ml. Dùng riêng hoặc phối hợp với nhiều vị thuốc khác như Thục địa, Đan sâm, Hà thủ ô đỏ (liều lượng bằng nhau). Còn có thể dùng cao đặc cô từ nhựa, mỗi ngày 2-4g, pha với rượu uống.

2. Chữa tê thấp, nhức mỏi gân xương: Kê huyết đằng 12g, cây Mua núi 12g, rễ Gối hạc 12g, rễ Phòng kỷ 10g, vỏ thân Ngũ gia bì chân chim 10g, Dây đau xương 10g. Tất cả phơi khô tán nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày.

3. Chữa kinh nguyệt không đều: Kê huyết đằng 10g, Tô mộc 5g, Nghệ vàng 4g, sắc uống làm 2 lần trong ngày. Phụ nữ có mang không được dùng.

Chú ý:

Sử dụng dược liệu này trong thời gian dài có thể gây táo bón và khô họng.

Phụ nữ mang thai và cho con bú nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Tham khảo:

- Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam (Viện dược liệu), Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, 2004

- Từ điển cây thuốc Việt Nam (Võ Văn Chi), Nhà xuất bản Y học, 1997

- Những cây thuốc và vị thuốc Việt nam (Đỗ Tất Lợi), Nhà xuất bản Y học, 2004

- theplanlist.org

- efloras.org