KÊ NỘI KIM-Chữa cam tích
KÊ NỘI KIM (雞 內 金)
Endothelium Corneum Gigeriae Galli
Gà và Kê nội kim: Ảnh thoughtco.com
Tên khác:
Kê hoàng bì, Kê Chuân Bì, Kê Hoàng Bì, Kê Tố Tử, Màng mề gà,
Tên khoa học:
Gallus domesticus Brisson., họ Chim trĩ (Phasianidae).
Mô tả:
Màng gần nguyên vẹn hoặc từng mảnh khô cong, cuộn lại. Màng nguyên dài 3,5 cm, rộng 3 cm, dày 0,2 cm. Mặt ngoài màu vàng, lục vàng hoặc nâu vàng, màng mỏng trong mờ, có nếp nhăn dọc. Chất giòn dễ vỡ, vết bẻ có cạnh sáng bóng như sừng. Mùi hơi tanh, vị hơi đắng.
Bộ phận dùng:
Lớp màng mầu vàng phủ mặt trong của mề (dạ dày) con gà (Endothelium Corneum Gigeriae Galli).
Tác dụng dược lý :
+ Tác Dụng Trên Vị Trường : Kê nội kim có tác dụng trợ tiêu hóa, biểu hiện dịch vị tăng, độ acid tăng, nhu động bao tử tăng (thời gian kéo dài, sóng nhu động cao, tốc độ tống thức ăn nhanh hơn). Khả năng tiêu hóa tăng chậm nhưng kéo dài. Tác dụng của thuốc là do vị kích thích tố tăng tiết dịch vị hoặc do thuốc thông qua yếu tố thể dịch làm hưng phấn thần kinh cơ của thành dạ dày.
+ Kê nội kim có tác dụng gia tăng bài tiết chất phóng xạ do thuốc có thành phần Ammonium Chloratum có tác dụng này (Trung Dược Học).
Thành phần hoá học:
+ Trong Kê nội kim có vị kích tố ventriculin, keratin, milatriene, vitamin B1 và B12, pepsin (lượng rất nhỏ), 17 loại amino acid, ammonium chloratum (Trung Dược Học).
+ Ventriculin, keratin, pepsin, diastase (Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc Dược Điển, Bắc Kinh 1990: 162).
+ Bilatriene (Henrik Dam và cộng sự, C A 1959, 53: 10450b).
+ Lysin, histidin, arginin, acid glutamic, acid aspartic, leucin, threonin, serin, glycin, alanin, cystein, valin, methionin, isoleucin, tyrosin, phenylalin, prolin, tryptophan, nhôm, calci, thiếc, đồng, magnesium, mangan, chì, Kẽm (Xương Võ Thanh, Trung Dược Tài 1992, 1: 14).
Công năng:
Kiện vị, tiêu thực, sáp tinh.
Công dụng:
Dùng trong trường hợp ăn không tiêu, bụng chướng, nôn mửa, tả, lỵ, đau dạ dày, trẻ con cam tích, đái dầm.
Cách dùng, liều lượng:
6-12g một ngày, dạng thuốc sắc hay bột.
Cách lấy màng mề gà:
Khi giết gà, mổ đôi mề gà ra, bóc lấy lớp màng màu vàng phủ mặt trong của mề (cần nhẹ tay để khỏi rách màng), rửa hết chất bẩn, rồi phơi khô. Hoặc không cần rửa nước, mà gạt bỏ hết những thức ăn còn dính trên màng, rồi cứ để nguyên, phơi khô. Khi dùng, rửa qua, thái miếng, sao vói cát cho phồng.
Chế biến:
Mổ gà, bóc lấy màng mề gà khi còn nóng, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô.
Bào chế:
+ Sao Kê nội kim: Lấy Kê nội kim sạch, rang với cát, đến khi phồng lên, lấy ra, để nguội.
+ Thố Kê nội kim (chế giấm): Lấy Kê nội kim sạch, sao đến khi phồng lên, phun giấm, lấy ra phơi hoặc sấy khô. Cứ 100 kg kê nội kim dùng 15 lít giấm.
Bài thuốc:
1. Chữa cam tích, bụng đầy, ăn ít: Kê nội kim (sao) 60g. Tán bột. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 4-6g với nước cơm hoặc nước sôi ấm (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
2. Chữa cam tích, bụng to: Kê nội kim 12g, Miết giáp (nướng) 30g, Xuyên sơn giáp đều 8g. Tán bột. Mỗi ngày uống 1 lần, mỗi lần 1,5-3g (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
3. Chữa tiêu chảy kéo dài do Tỳ hư: Kê nội kim, Bạch truật, Can khương đều 60g, Đại táo nhục 240g (chưng chín). Tất cả sao chín, tán bột, trộn với Táo nhục giã nát, trộn đều lam bánh, sấy khô. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 10g (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
4. Chữa sau khi sinh xong bị đái dầm: Kê nội kim, liều lượng tùy dùng, tán nhỏ, uống với rượu ấm (Kê Nội Kim Tán - Chứng Trị Chuẩn Thằng).
5. Chữa đại trường viêm mạn: Kê nội kim (sao) 10g, Bạch truật 10g. Tán bột, trộn đều. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 4-6g (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
6. Chữa sỏi mật, sỏi đường tiểu: Kê nội kim 12g, Kim tiền thảo 15g, Uất kim 10g, Hồ đào 15g, Hải kim sa 15g. Sắc uống (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
7. Chữa miệng lở loét, amidal viêm, lợi răng viêm: Kê nội kim, đốt tồn tính. Tán nhuyễn, thổi vào nơi bị loét hoặc bôi vào, có thể trộn với dầu Mù u bôi vào vết thương (Kinh Nghiệm Dân Gian).
8. Trị sỏi tiết niệu: Lục Nhất Tán (Cam Thảo, Hoạt thạch) 30g, Hỏa tiêu 10g, Kê nội kim 10g . Tán bột. Ngày 2 lần Mỗi lần 2-6g (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Kiêng kỵ:
Không bị tích trệ không nên dùng.
Tham khảo:
- Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam (Viện dược liệu), Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, 2004
- Những cây thuốc và vị thuốc Việt nam (Đỗ Tất Lợi), Nhà xuất bản Y học, 2004
Bài viết Cây thuốc - Vị thuốc khác
- Công dụng của cây Gièng gièng - Butea monosperma
- Công dụng của cây Hoàng liên gai - Berberis julianae
- Công dụng của cây Móng bò sọc - Bauhinia variegata
- Công dụng của cây Hoa chông - Barleria cristata
- Công dụng của cây Khôi nước - Baliospermum solanifolium
- Công dụng của cây Hũng hoa to - Beaumontia grandiflora
- Công dụng của cây Tam lang - Barringtonia macrostachya
- Công dụng của cây Mấu chàm - Bauhinia scandens L.
- Công dụng của cây Thốt nốt - Borassus flabellifer
- Công dụng của cây Bù ốc leo - Stephanotis volubilis
- Công dụng của cây Móng bò vàng - Bauhinia tomentosa
- Công dụng của cây Nam sâm tàu - Commicarpus chinensis (L.) Heimerl
- Công dụng của cây Vẹt rễ lồi - Bruguiera gymnorhiza
- Công dụng của cây A kê - Blighia sapida
- Công dụng của cây Âm địa quyết - Botrychium ternatum
- Công dụng của cây Bạch cập - Bletilla striata
- Cây Hài nhi cúc - Aster indicus L. chữa viêm tinh hoàn
- Công dụng của cây Bồng Nga truật - Boesenbergia rotunda
- Công dụng của cây Gõ mật - Sindora siamensis
- Công dụng của cây tía tô cảnh - Coleus monostachyus