Logo Website

Kinh nghiệm dân gian chữa bệnh tổ đỉa như thế nào?

23/11/2020
Cách chữa bệnh tổ đỉa theo kinh nghiệm dân gian là một trong những phương pháp điều trị bệnh tổ đỉa thể nhẹ mà nhiều người áp dụng. Đây là phương pháp an toàn và có hiệu quả nhất định cho người bệnh. Sau đây giới thiệu một số cách chữa bệnh tổ đỉa bằng phương pháp dân gian mà bệnh nhân có thể áp dụng tại nhà.

Bênh tổ đỉa là gì ?, thực trạng chữa bệnh hiện nay:

Bệnh tổ đỉa là một bệnh lý da liễu thuộc thể mãn tính. Đặc trưng của bệnh lý này là tình trạng nổi mụn nước gây ngứa ngáy ở bàn tay và bàn chân. Bệnh thường kéo dài dai dẳng và có thể tái phát nhiều lần.

Hiện nay, các phương pháp chữa bệnh tổ đỉa thường có tác dụng kiểm soát triệu chứng bệnh, rất khó để điều trị dứt điểm bệnh lý này. Do đó, bên cạnh việc sử dụng thuốc chữa bệnh nên kết hợp với các cách điều trị tổ đỉa tại nhà để việc điều trị đạt hiệu quả cao hơn.

Cách điều trị bệnh tổ đỉa theo dân gian được rất nhiều người áp dụng. Tuy nhiên, người bệnh cần xem xét kỹ ưu và nhược điểm của phương pháp này để có sự lựa chọn thích hợp nhất.

Ưu điểm:

- Cách chữa tổ đỉa dân gian dựa trên các nguyên liệu rất dễ tìm, khá lành tính và an toàn cho người bệnh, ngăn ngừa các tác dụng phụ khi sử dụng lâu dài.

- Các cách thực hiện thường đơn giản, có thể áp dụng tại nhà và phù hợp với nhiều đối tượng.

- Khi sử dụng trong thời gian dài có thể giúp người bệnh thuyên giảm triệu chứng và hạn chế được tác dụng phụ của các loại thuốc điều trị khác.

Nhược điểm:

- Các bài thuốc dân gian thường có hiệu quả khá chậm, chỉ giúp hỗ trợ điều trị bệnh tạm thời, không thể chửa khỏi hẳn.

- Tác dụng của cách chữa bệnh tổ đỉa tại nhà phụ thuộc rất nhiều vào cơ địa và khả năng đáp ứng thuốc của bệnh nhân.

- Không sử dụng phương pháp này trong trường hợp người bệnh có dấu hiệu bội nhiễm hoặc nhiễm khuẩn.

Cách chữa bệnh tổ đỉa theo dân gian tại nhà

Để việc chữa bệnh tổ đỉa tại nhà đạt được hiệu quả tốt nhất, người bệnh có thể tham khảo một số cách chữa bệnh tổ đỉa theo dân gian dưới đây:

Sử dụng muối biển:

Một trong những triệu chứng đặc trưng của bệnh tổ đỉa là người bệnh gặp phải tình trạng ngứa ngáy dữ dội. Các cơn ngứa có xu hướng nặng hơn vào ban đêm làm ảnh hưởng đến giấc ngủ, suy giảm chất lượng cuộc sống. Người bệnh có thể sử dụng muối biển để cải thiện tình trạng này.

Muối biển giúp sát trùng, giảm viêm nhiễm, kháng khuẩn và giảm ngứa rất tốt. Đặc biệt, sử dụng muối biển để vệ sinh tay, chân hàng ngày giúp ngăn ngừa nguy cơ bội nhiễm. Người bệnh có thể chữa tổ đỉa tại nhà với muối biển bằng cách như sau:

+ Chuẩn bị khoảng 3 thìa muối biển, rang trên chảo cho nóng, để nguội sau đó cho vào túi vải sạch.

+ Vệ sinh sạch vùng da bị tổ đỉa và bệnh nhân sử dụng túi muối nóng chườm trực tiếp lên lòng bàn chân, bàn tay để giảm ngứa.

+ Bệnh nhân có thể thực hiện theo biện pháp này mỗi ngày từ 1 đến 2 lần.

+ Ngoài ra, bệnh nhân có thể ngâm chân, tay với nước muối để làm sạch da hàng ngày, giúp cải thiện các triệu chứng ngứa.

Thân rễ của cây Ráy:

Một trong những cách chữa tổ đỉa dân gian mà có hiệu quả rất tốt cho người bệnh là sử dụng than rễ của cây Ráy. Trong nguyên liệu này có chứa thành phần hoá học có tác dụng chống oxy hóa, đem lại hiệu quả rất tốt trong việc chữa bệnh ngoài da.

Ngoài công dụng chống viêm, kháng khuẩn, than rễ cây Ráy có thể bảo vệ được vùng da bị tổn thương, ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm và quá trình lão hóa da. Sử dụng than rể của cây Ráy còn có tác dụng giảm nhanh cơn ngứa do tổ đỉa gây ra. Cách tiến hành như sau:

+ Chuẩn bị khoảng hai đến ba củ ráy tươi, gọt sạch vỏ, ngâm nước muối loãng trong 15 phút rồi rửa sạch.

+ Dùng dao thái củ ráy thành từng lát mỏng rồi cho vào cối giã rát rồi đun với 2 lít nước lọc, đun sôi trong khoảng 10 phút.

+ Sau khi dịch đung nguội, đem lọc lấy nước để vệ sinh vùng da bị tổ đỉa mỗi ngày.

Tỏi:

Tỏi có đặc tác dụng kháng khuẩn, chống viêm rất. Người bệnh có thể sử dụng tỏi để chữa các triệu chứng bệnh do tổ đỉa gây ra hiệu quả. Đặc biệt, thành phần hoá học trong tỏi còn chất allicin, chất này có tác dụng ức chế vi nấm, ngăn ngừa nguy cơ tái phát bênh tổ đỉa.

Cách tiến hành chữa tổ đỉa tại nhà dùng tỏi như sau:

+ Chuẩn bị 1 củ tỏi tươi, bóc vỏ, rửa sạch, cho vào bình thủy tinh và đổ rượu trắng ngập phần tỏi đã chuẩn bị.

+ Đậy kín nắp và ngâm rượu tỏi này trong vòng 7 đến 10 ngày.

+ Người bệnh sử dụng rượu tỏi bôi lên vùng da bị tổ đỉa trong vòng 10 phút và rửa sạch. Thực hiện hàng ngày để có kết quả tốt.

Chanh:

Sử dụng chanh chữa tổ đỉa tại nhà cũng là phương pháp được nhiều người áp dụng. Chanh rất an toàn, dễ kiếm và có tác dụng giảm ngứa, giảm viêm nhiễm, sát khuẩn da. Cách tiến hành như sau:

+ Cắt đôi quả chanh, vắt lấy nước cốt và pha với nước ấm.

+ Bôi dịch nước chanh lên vùng da bị tổ đỉa đã được làm sạch và để trong khoảng 10 phút.

+ Rửa sạch da bằng nước ấm và sử dụng dưỡng ẩm cho da.

Gừng:

Gừng có vị cay, tính ấm và được sử dụng rất nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh  da liễu tại nhà. Gừng có tác dụng cải thiện các triệu chứng bệnh rất hiệu quả, giúp giảm ngứa và giảm sưng, tiêu viêm.

Cách sử dụng gừng để chữa tổ đỉa như sau:

+ Chuẩn bị một củ gừng tươi, rửa sạch và ngâm với nước muối loãng.

+ Thái gừng thành lát mỏng rồi đun sôi với 2 lít nước.

+ Khi nước nguội, bệnh nhân dùng để ngâm và rửa chân tay.

+ Bệnh nên thực hiện phương pháp này hàng ngày để có hiệu quả tốt.

Rau răm:

Rau răm là loại cây gia vị được sử dụng rất nhiều trong bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, ít người biết vị thuốc này có tác dụn kháng khuẩn và chống viêm hiệu quả.

Sử dụng rau răm là bài thuốc chữa bệnh tổ đỉa tại nhà đem lại hiệu quả điều trị bệnh khá tốt, giúp người bệnh giảm nhanh các triệu chứng đau đớn, ngứa ngáy khó chịu. Bệnh nhân có thể sử dụng rau răm bằng cách:

+ Chuẩn bị mớ rau răm tươi, rửa sạch và ngâm với nước muối loãng.

+ Cắt nhỏ và giã nát rau răm, sau đó đắp trực tiếp lên vùng da bị tổ đỉa đã được rửa sạch.

+ Có thể sử dụng băng, gạc y tế để cố định hỗn hợp trên da trong vòng 30 phút rồi rửa sạch bằng nước.

Dây đau xương:

Dây đau xương là vị thuốc được sử dụng nhiều trong chữa các bệnh về da liễu và xương khớp. Thành phần hoá học chính của dược liệu này là Dior diterpen glycosid  có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm và đẩy lùi các triệu chứng đau nhức do tổ đỉa gây ra.

Cách tiến hành như sau:

+ Dây đau xương rửa sạch, thái nhỏ và phơi khô.

+ Sao vàng dược liệu đã chuẩn bị, để nguội và cho vào túi buộc kín.

+ Mỗi lần người bệnh sử dụng một nắm dây đau xương đã chuẩn bị và nấu nước uống.

+ Nên uống dịch chiết dây đau xương trước khi ngủ từ 1 đến 2 tiếng để cố tác dụng tốt.

Lá đào:

Lá đào có vị đắng, tính bình và được sử dụng nhiều để chữa bệnh da liễu, trong đó có tổ đỉa. Lá đào có tác dụng  kháng khuẩn, kháng viêm. Thành phần hoá học của lá đào có coumarin, amygdalin, acid tanic giúp làm lành da hiệu quả.

Bệnh nhân có thể áp dụng lá đào chữa tổ đỉa như sau:

+ Chuẩn bị lá đào tươi, rửa sạch và ngâm với nước muối loãng sau đó rửa sạch.

+ Giã nát lá đào cùng với một ít muối biển và đắp lên vùng da bị tổn thương đã rửa sạch.

+ Sử dụng gạc y tế để cố định trong khoảng 60 phút rồi rửa lại với nước sạch.

Lá trầu không:

Lá trầu không là vị thuốc có tính ấm, có tác dụng giảm đau, giảm ngứa, khu phong, tán hàn. Thành phần hoá học trong lá trầu không còn có tinh dầu có hoạt tính kháng sinh giúp diệt khuẩn, chống viêm nhiễm.

Bệnh nhân có thể sử dụng lá trầu không để chữa bệnh tổ đỉa như sau:

+ Chuẩn bị lá trầu không, rửa sạch, ngâm nước muối rồi vò nát.

+ Cho lá trầu không vào nồi, đun với nước trong khoảng 10 phút kể từ khi sôi.

+ Khi nước nguội,  thêm một chút muối biển rồi sử dụng để vệ sinh vùng da bị bệnh.

Những lưu ý khi áp dụng cách chữa bệnh tổ đỉa theo dân gian:

+ Các mẹo dân gian chữa tại nhà chỉ áp dụng trong trường hợp bệnh nhẹ, không có dấu hiệu bội nhiễm.

+ Khi có mụn mủ xuất hiện, các mụn nước bị vỡ hoặc có triệu chứng bội nhiễm khác, bệnh nhân cần đến bệnh viện để thăm khám và điều trị tích cực.

+ Các phương pháp dân gian thường có hiệu quả chậm, người bệnh cần kiên trì thực hiện trong thời gian dài.

+ Khi điều chữa bệnh, người bệnh cần giữ vệ sinh da sạch sẽ để ngăn ngừa viêm nhiễm và phòng tránh nguy cơ tái phát.

+ Không nên gãi mạnh và chà xát vùng da bị tổn thương.

+ Bệnh nhân cần ăn uống khoa học, uống nhiều nước và tăng cường ăn rau xanh, hoa quả. Tuyệt đối không sử dụng bia, rượu, nước có cồn, thuốc lá và chất kích thích trong thời gian chữa bệnh.

Chú ý:

Trên đây là các cách chữa bệnh tổ đỉa theo kinh nghiệm dân gian, bệnh nhân có thể áp dụng để giảm các triệu chứng của bệnh này. Nếu muốn kết hợp với phương pháp chữa khác, bệnh nhân cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để có được lời khuyên tốt nhất cho sức khỏe của bản thân.

Theo Tạp chí đông y