Logo Website

LẠC TIÊN-Chữa mất ngủ, suy nhược thần kinh

14/10/2020
Cây Lạc tiên có tên khoa học: Passiflora foetida L., họ Lạc tiên (Passifloraceae). Công dụng: Chữa suy nhược thần kinh, tim hồi hộp, mất ngủ, hay nằm mơ, phụ nữ hành kinh sớm, đau bụng do nhiệt táo, ho do phế nhiệt, phù thũng, bạch trọc.

LẠC TIÊN

Herba Passiflorae

Lạc tiên Passiflora foetida

Ảnh Lạc tiên: Passiflora foetida L.

Tên khác: 

Chùm bao, nhãn lồng, dây lưới, mắn nêm, dây bầu đường (Đà Nẵng), tây phiên liên, mò pì, mác quánh mon (Tày), co hồng tiên (Thái), Stinking passion-flower, granadilla, tagua passion-flower (Anh); passiflore, passion (Pháp)

Tên khoa học: 

Passiflora foetida L., họ Lạc tiên (Passifloraceae).

Tên đồng nghĩa

Decaloba obscura (Lindl.) M.Roem.; Dysosmia ciliata M.Roem.; Dysosmia foetida (L.) M.Roem.; Dysosmia gossypiifolia M.Roem.; Dysosmia hibiscifolia M.Roem.; Dysosmia nigelliflora M.Roem.; Dysosmia polyadena M.Roem.; Granadilla foetida (L.) Gaertn.; Passiflora balansae Chodat; Passiflora baraquiniana Lem.; Passiflora foetida var. balansae Chodat; Passiflora foetida var. foetidaPassiflora foetidavar. galapagensis Killip; Passiflora foetida var. gardneri Killip; Passiflora foetida var. hirsuta (L.) Mast.; Passiflora foetida var. hirsutissima Killip; Passiflora foetida var. isthmia Killip; Passiflora foetida var. maxonii Killip; Passiflora foetida var. mayarum Killip; Passiflora foetida var. nigelliflora (Hook.) Mast.; Passiflora foetida var. salvadorensis Killip; Passiflora foetida var. sericea Chodat & Hassl.; Passiflora foetida var. subpalmata Killip; Passiflora hibiscifolia var. velutina Fenzl ex Jacq.; Passiflora nigelliflora Hook.; Passiflora polyadena Vell.; Passiflora variegata Mill.; Passiflora vesicaria L.; Tripsilina foetida (L.) Raf.

Mô tả: 

Cây: Dây leo bằng tua cuốn, rỗng. Lá mọc so le, dài khoảng 7cm, rộng tới 10cm, chia làm 3 thuỳ nhọn. Lá kèm rách ở mép. Tua cuốn mọc từ nách lá. Hoa trắng, có tràng phụ hình sợi, màu tím. Quả tròn, bao bởi lá bắc tồn tại như là một cái bao ở ngoài. Quả chín vàng, ăn được. Toàn cây có lông. 

Dược liệu: Đoạn thân rỗng, dài khoảng 5 cm, mang tua cuốn và lá, có thể có hoa và quả. Thân và lá có nhiều lông. Cuống lá dài 3 - 4 cm. Phiến lá màu lục hay hơi vàng nâu, dài và rộng khoảng 7 - 10 cm, chia thành 3 thuỳ rộng, đầu nhọn. Mép lá có răng cưa nông, gốc lá hình tim. Lá kèm hình vẩy phát triển thành sợi mang lông tiết đa bào, tua cuốn mọc từ nách lá.

Bộ phận dùng: 

Phần trên mặt đất phơi hay sấy khô của cây Lạc tiên (Herba Passiflorae). 

Phân bố, sinh thái:

Cây Lạc tiên được biết có nguồn gốc Mexico, Trung Mỹ, Nam Mỹ và cả khu vực Caribe. Có thể thấy, loại cây này khá dễ sống và phân bổ ở nhiều khu vực.

Ở Việt Nam, có thể dễ dàng tìm kiếm thảo dược này mọc rải rác ven đường hoặc trong rừng hay các vùng núi cao từ 100m trở lên. Khác với nhiều giống cây khác chỉ phân bổ ở một vài tỉnh thành, cây thuốc này xuất hiện ở khắp ba miền.

Trong những năm gần đây, với nhu cầu sử dụng cây lạc tiên ngày càng cao, dược liệu được nhân giống và nuôi trồng ở nhiều cơ sở và trung tâm dược liệu trên toàn quốc.

Lạc tiên là cây ưa ẩm và ưa sáng, thường mọc trùm lên các cây bụi ở ven rừng, đồi, nhất là ở các trảng cây bụi tái sinh sau nương rẫy. Cây sinh trưởng mạnh từ khoảng giữa tháng 3 đến tháng 8. Hoa quả nhiều hàng năm. Mùa đông cây có hiện tượng hơi rụng lá. Tái sinh tự nhiên chủ yếu từ hạt. Sau khi chặt, phần còn lại tái sinh cây chồi khỏe.

Trồng trọt:

Lạc tiên là cây cận nhiệt đới, có thể trồng được ở vùng đồng bằng, nhung trồng ở miền núi (có độ cao ttêa 1000 m), cây cho quả có chất lượng tốt hơn.

Cây được nhân giống bâng hạt, bằng cành giâm hoặc áp cành.

Hạt lấy ra khỏi quả, rửa sạch, hong khô ncá râm mát rồi gieo ở vườn ươm, sau 2 - 3 tuần sẽ nảy mầm. Ngâm nước trước khi gieo, hạt sẽ nảy mầm nhanh hơn.

Cành giâm là cành bánh tẻ của cây đã trưởng thành, chặt thạnh đoạn có từ 3 mắt trở lên, trồng thẳng hoặc giâm cho ra rễ. Thcd vụ giâm tốt nhất vào mùa xuân.

Lạc tiên không đòi hỏi đặc biệt về chất đất. Có thể trồng trên đất cát, đất xấu, nhung cây sẽ sinh trưởng phát triển tốt hơn nếu trồng trên đất nhiều màu, sâu, thoát nước. Khi trồng, đào hố 40 x 40 x 40 cm, bón lót 10 - 15 kg phân chuồng.

Trồng quanh nhà có thể cho leo lên tường, hàng rào hoặc giàn.

Nếu trồng thành ruộng thì khoảng cách cây là 2 - 3 x 5 - 6 m và cần làm giàn, tốt nhất là loại giàn phẳngnhư giàn mướp. Cây cần có đầy đủ ánh sáng, vì vậy cần tỉa bớt cành lá, tránh để quá rậm rạp.

Trồng bằng hạt, sau 18-24 tháng cây sẽ cho quả. Quả chín sau khi ra hoa khoảng 3 tháng, được thu vào tháng 6-7 và tháng 9-10. Cây 3 năm tuổi cho từ 20 đến 25 kg quả, 1 ha đạt 12 - 15 tấn. Thâm canh tốt có thể đạt tới 30 tấn/ha.

Nếu trồng theo quy mô lớn thì chu kỳ là 3 - 4 năm. Sau đó, cần xử lý đất và luân canh vì cây bị tuyến trùng gây hại. Ngoài ra, cần chú ý phòng trừ rệp, nhện đỏ, ruồi đục quả,...

Thu hái, sơ chế

Thu hoạch vào mùa xuân, hạ. Cắt lấy dây, lá, hoa Lạc tiên, thái ngắn, phơi hoặc sấy khô.

Bào chế

Sau khi thu hái, việc bào chế cây lạc tiên được thực hiện theo các cách sau đây:

Rửa sạch các bộ phận rồi dùng tươi.

Làm sạch dược liệu, cắt thành từng khúc ngắn, sau đó phơi, sấy khô hoặc sao vàng để dùng dần.

Ngoài ra, sau khi phơi, sấy hay sao vàng, người bệnh có thể tán thành bột để tiện sử dụng hơn.

Bảo quản

Thảo dược khô sau khi được bào chế bảo quản trong túi bóng kín, tránh ẩm mốc, mối mọt và đặt tại những khu vực khô ráo, thoáng mát.

Thành phần hoá học: 

Alcaloid, flavonoid, saponin.

- Các thành phần hóa học chính: hoạt chất passiflorin, sapomarin, harmalol, hermalin, chất xơ, saponaretin, vitexin,…

- Lạc tiên chứa pachypodol, 4', 7 - O - dimethyl - apigenin, ennanin - 4', 7 - O - dimethyl - naringenin; 3,5 - đihyđroxy - 4,7 - dimethyloxyfavanon, chrysoerpol, 2" - xylosylvitexin (Trung dược từ hải I, 1993), vitexin.

- Hàm lượng flavonoid toàn phầa là 0,074%. Ngoài ra, cây còn chứa alcaloid 0,033%, trong đó có harman

- Quả lạc tiên chứa các dưỡng chất: muối khoáng, protein, vitamin A, vitamin C, glucose, đường đơn…

Tác dụng dược lý:

- Alcaloid toàn phần chiết từ cây lạc tiên đã được chứng minh là có tác dụng làm giảm hoạt động của chuột nhắt trắng được kích thích do dùng cafein và kéo dài thời gian gây ngủ của hexobarbital (Vũ Ngọc Lộ, Hoàng Tích Huyền).

- Bùi Chí Hiếu và cộng sự đã thử tác dụng dưỢc lý của chế phẩm Passeryaum gồm lạc tiên, vông nem, lá sen, thảo quyết minh, hạt tơ hồng, lá dâu, hạt keo giậu, sâm đại hành và kết luận như sau: Passerynum dùng với liều 0,2 g/20g chuột, có tác dụng làm giảm trạng thái hưng phấn thần kinh ở chuột nhắt trắng đã được dùng cafein, pha loãng với nồng độ 1: 10, chế phẩm có tác dụng gây hạ huyết áp, tăng tần số và biên độ hô hấp của thỏ thí nghiệm, đồng thời làm giảm nhịp tim và sức co bóp cơ tim. Chế phẩm có độc tính thấp, có thể dùng tới liều 75 g/kg mà không gây chết súc vật. Trên lâm sàng, Passerynum làm cho bệnh nhân ngủ dễ dàng, ngon giấc không làm thay đổi huyết áp.

Theo tài liệu Ấn Độ, quả lạc tiên chín có thể ăn được nhưng lúc còn xanh thì độc vì có chứa glycosid cyanogenetic.

Ở các nước châu Âu, người ta dùng cây Passiflora coerulea và Passiflora incarnataPassiflora coerulca được coi là có tác dụng an thần, chống co thắt, Passiflora incarnata đã được ghi trong dược điển Pháp cũng là thuốc an thần và chống co thắt. H. Leclerc còn cho rằng Passiflora incarnata có tác dụng hạ huyết áp, giảm co bóp cơ trơn ruột.

Tính vị:

Toàn cây lạc tiên có vị ngọt, hơi đắng, tính mát

Quả có vị ngọt, chua, tính bình, mùi thơm

Quy kinh:

Tâm Can.

Công năng: 

An thần, thanh tâm, dưỡng can, thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, chỉ thống.

Công dụng: 

Suy nhược thần kinh, tim hồi hộp, mất ngủ, hay nằm mơ, phụ nữ hành kinh sớm, đau bụng do nhiệt táo, ho do phế nhiệt, phù thũng, bạch trọc.

Cách dùng, liều lượng: 

Ngày dùng 20 - 40 g, dạng thuốc sắc. Ngoài ra có thể uống cao lỏng, siro, rượu thuốc với lượng tương ứng. Nên uống trước khi đi ngủ.

Bài thuốc:

1. Chữa suy nhược, mất ngủ, hồi hộp: Lạc tiên 150g, lá vông 130g, tâm sen 2.2g, lá dâu 10g, đường 90g. tất cả nấu thành cao lỏng vừa đủ 100ml. Ngày dùng 2 - 4 thìa to, uống trước khi ngủ. 

Chế biến thành món ăn:

Người bệnh hoàn toàn có thể sử dụng cây lạc tiên và chế biến thành món ăn trong các bữa ăn hàng ngày. Có thể dùng ngọn lạc tiên để luộc hoặc nấu canh. Thông thường, dùng trong những bữa ăn buổi tối sẽ mang lại tác dụng tốt hơn.

2. Chữa viêm da, ghẻ ngứa: Dây lá Lạc tiên với lượng vừa đủ, nấu nước tắm và rửa. 

3. Bài thuốc an thần, có tác dụng trợ tim, ngủ được êm, dịu thần kinh: Hạt sen 12g, lá Tre 10g. Cỏ mọc 15g, Lá dâu 10g, Lạc tiên 20g, Vông nem 12g, Cam thảo 6g, Xương bồ 6g, Táo nhân sao 10g. Ðổ 600ml nước sắc còn 200ml nước, uống ngày 1 tháng (An Giang).

4. Làm nước giải khát có tác dụng mát và bổ: Cách làm như sau: Quả chín (càng chín càng thơm 0,5kg), bổ đôi, nạo hết ruột, ép và lọc lấy dịch quả. Đường trắng 250g hòa với một lít nước đun sôi để nguội. Đổ dịch quả vào nước đường, trộn đều. Nước quả lạc tiên trứng có mùi thơm đặc biệt, vị hơi chua, chứa nhiều vitamin, nhất là vitamin B2.

5. Giảm đau nhức, mất ngủ ở người cao tuổi: 500g lạc tiên, có thể sử dụng tất cả bộ phận của cây, 100g lá mướp đắng non, 300g hoa thiên lý. Sao vàng, phơi hoặc sấy khô các dược liệu rồi tán thành bột. Người bệnh có thể trộn cùng 50gr đậu xanh tán nhuyễn để không bị đắng khi dùng. Mỗi lần sử dụng, pha cùng 100ml nước ấm, uống thay trà mỗi ngày. Người bệnh cần phải dùng liên tục từ 2 đến 4 tháng để thấy được kết quả lâu dài.

6. Chữa ho, viêm phế quản:

Việc sử dụng kháng sinh chữa viêm phế quản khiến dạ dày bị tổn thương nhanh chóng. Sử dụng dược liệu điều trị là biện pháp đơn giản, không hại dạ dày mà mang lại kết quả rất tốt. Chuẩn bị: 3-15g lá Lạc tiên. Có thể sử dụng lá tươi, rửa sạch và để ráo nước. Đun cùng khoảng 500ml nước, đun sôi rồi để nhỏ lửa cho tới khi chỉ còn khoảng 150ml nước thì tắt bếp. Uống liên tục cho tới khi tình trạng ho chấm dứt.

Lưu ý khi sử dụng:

Dù là dược liệu chữa bệnh hiệu quả nhưng khi sử dụng, người bệnh cũng cần phải lưu ý những vấn đề sau đây:

- Phụ nữ có thai, cho con bú hay trẻ nhỏ cần phải có sự kê đơn của người có chuyên môn.

- Không được tự ý kết hợp dược liệu với các loại thuốc Tây y.

- Cần phải tìm hiểu kỹ về các món ăn, thực phẩm kiêng kỵ với cây lạc tiên.

- Khi điều trị, cần phải kết hợp với chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt khoa học để có được hiệu quả nhanh hơn, tốt hơn.

Tham khảo:

- Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam (Viện dược liệu), Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, 2004

- Từ điển cây thuốc Việt Nam (Võ Văn Chi), Nhà xuất bản Y học, 1997

- Những cây thuốc và vị thuốc Việt nam (Đỗ Tất Lợi), Nhà xuất bản Y học, 2004

- theplanlist.org

- efloras.org