NÁNG HOA TRẮNG-Điều trị bệnh phì đại tuyến tiền liệt
NÁNG HOA TRẮNG
Náng hoa trắng: Crinum asiaticum L.; jardinage.ooreka.fr and natureinbottle.com
Tên khác:
Lá náng, Chuối nước, Văn thù lan, Tỏi voi, Cây náng, Văn châu lan, Luộc lài, Cáp gụn (Tày), Co lạc quận.
Tên nước ngoài:
Asian poison bulb (Anh), ciinole asiatique (Pháp).
Tên khoa học:
Crinum asiaticum L., họ Thuỷ tiên (Amaryllidaceae).
Tên đồng nghĩa:
Amaryllis carnosa Hook.f.; Bulbine asiatica (L.) Gaertn.; Crinum albiflorum Noronha; Crinum angustifolium Herb. ex Steud.; Crinum anomalum Herb.; Crinum asiaticum var. asiaticum; Crinum asiaticum var. declinatum Herb.; Crinum asiaticum var. procerum (Herb. & Carey) Baker; Crinum bancanumKurz; Crinum bracteatum Willd.; Crinum brevifolium Roxb.; Crinum carinifolium Stokes; Crinum cortifoliumHallier f.; Crinum declinatum Herb.; Crinum floridum Fraser ex Herb.; Crinum hornemannianum M.Roem.; Crinum macrantherum Engl.; Crinum macrocarpum Carey ex Kunth; Crinum macrophyllum Hallier f.; Crinum northianum Baker; Crinum plicatum Livingstone ex Hook.; Crinum procerum Herb. & Carey; Crinum redouteanum M.Roem.; Crinum rigidum Herb.; Crinum rumphii Merr.; Crinum sumatranum Roxb.; Crinum toxicarium Roxb.; Crinum umbellatum Carey ex Herb.; Crinum woolliamsii L.S.Hannibal; Crinum zanthophyllumHannibal; Haemanthus pubescens Blanco; Lilium pendulum Noronha
Mô tả:
Cây thảo lớn. Thân hành to hình cầu hoặc hình trứng thuôn, đường kính đến 10cm, thắt lại ở đầu. Lá mọc thẳng từ thân hành, hình dải, phiến dày, dài 1m hoặc hơn, rộng 5-10cm, gốc có bẹ rộng, đầu nhọn, mép nguyên uốn lượn, gân song song, gân chính lồi rõ ở mặt dưới, hai mặt mầu lục nhạt.
Cụm hoa mọc ở giữa túm lá thành tán, trên một cán mập, dẹt, dài 40-60cm gồm nhiều hoa to mầu trắng, thơm; bao hoa có ống hẹp mầu lục dài 7-10cm, mẫu 3; lá đài và cánh hoa giống nhau, hình dải thuôn hẹp; nhị 6, chỉ nhị mầu đỏ tía; bầu hơi thoi.
Quả nang, gần hình cầu, đường kính 3-5 cm, thường chỉ chứa một hạt
Mùa hoa quả: tháng 6-8
Phân bố, sinh thái:
Náng hoa trắng có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới châu Á. Cây phân bố rải rác từ vùng Ấn Độ, Malaysia, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam đến các tỉnh phía nam và đảo Hải Nam - Trung Quốc, ở Việt Nam, cây mọc trong trạng thái hoang dại ở chân núi đá vôi hoặc các bãi hoang thuộc vùng ven biển nhưng thường thấy trong quần thể trồng .
Náng hoa trắng là cây ưa ẩm, ưa sáng và có thể hơi chịu bóng, sinh trưởng mạnh trong mùa mưa ẩm; một năm có thể ra 4-6 lá mói, thay thế các lá già đã xuất hiện trước đó từ 1 đến 1,5 năm. về mùa đông, cây ngừng sinh trưởng. Cây ra hoa quả hàng năm. Tỷ lệ hoa đậu quả chỉ khoảng 40 -50%. Cây có khả năng đẻ nhánh khỏe từ chồi gốc. Cây chồi cũng là nguồn giống để trồng.
Cách trồng:
Náng hoa trắng không kén đất, không đòi hỏi khắt khe về thòi tiết khí hậu. Cây ưa nơi râm mát, ẩm.
Náng hoa trắng có thể trồng quanh năm bằng thân hành. Đất trồng phải đủ ẩm, có bóng càng tốt. Khi trồng, đào thành từng hốc vói khoảng cách 0,7 - 1 m hoặc hơn. Nếu cổ phân chuồng, bón lót càng tốt. Củ giống là loại bánh tẻ, cắt bớt lá, nhất là rễ con, cắt sát đến chân rễ, đặt vào hốc, lấp đất rồi tưới nước.
Náng hoa trắng không cần chăm sóc vẫn mọc rất khỏe.
Bộ phận dùng:
Lá (Folium Crinii latifolii), thân hành của cây.
Thu hái, sơ chế:
Tháng 6-7, có thể thu hoạch lá. Chỉ thu những lá bánh tẻ, thu đến khi cây ngừng sinh trưởng.
Bảo quản:
Tránh nơi ẩm mốc hoặc ánh sáng mặt trở chiếu trực tiếp
Thành phần hoá học:
Thành phần chủ yếu là alcaloid: ambelin, crinamin, 6-hydroxycrinamidin, crinasiadin, crinasiatin, crinin, haemanthamin, haemanthidin, lycorin, lycorin-1-O-glucosid, pratorin (= hippadin), pratorimin,pseudolycorin, pseudolycorin-1-O-β-D-glucosid
- Thứ Crinum asiaticum var. japonicum chứa galanthamin-N-demethyl, galanthamin-O, N-diacetyl, hamayan (Selected medicinal plants in Viet Nam 1, 1999).
- Hàm lượng alcaloid toàn phần của náng hoa trắng đạt 0,97%.
Tác dụng dược lý:
Cao methanol của rễ, thân và cao chiết alcaloid toàn phần của cây này đều có tác dụng ức chế phân bào.Trong vài mô hình gây u báng sacom và ung thư đùi ở chuột nhắt, hợp chất chứa cao cây này hạn chế sự phát triển khối u và hạn chế sự di căn tế bào. Một số alcaloid trong cây này có hoạt tính sinh học. Lycorin ức chế protein và DNA của tế bào chuột và ức chế sự phát triển của u báng cấy ở chuột. Trong thử nghiệm, lycorin làm giảm khả năng sống của tế bào u. Lycorin làm ngừng sự phát triển virus gây bệnh bại liệt, ức chế sự tổng hợp các tiền chất cần cho sự sinh trưởng của virus gây bệnh bại liệt.
1. Những nghiên cứu về hoạt tính kháng u của lycorine trong náng hoa trắng:
- Tác dụng gây độc tế bào khối u của lycorine được thử nghiệm lên nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể. Và kết quả cho thấy: lycorine có hoạt tính kháng khối u rộng, đáp ứng tốt với khối u ở tuyến vú, tuyến tiền liệt, tử cung, buồng trứng, bàng quang, phổi, thận…
- Trên thế giới đã có hàng trăm nghiên cứu lớn nhỏ về khả năng này kháng u của hoạt chất lycorine trong náng hoa trắng.
- Năm 1963 giáo sư Đỗ Tất Lợi, Ngô Văn Thu và Phạm Xuân Cù nghiên cứu về thành phần hóa học trong cây náng hoa trắng đã phát hiện thành phần alcaloid trong lá, hoa và củ náng hoa trắng. Náng hoa trắng có chứa 32 loại ancaloid trong đó có lycorin.
- 2001, nhóm tác giả người Nhật Bản và Hàn Quốc phân lập được 3 alcaloid đó là criasiaticidin, pratorimin và lycorin. Cả 3 alcaloid này đều có hoạt tính gây độc tế bào và hoạt tính kháng u in vivo.
- 2001 Trần Bạch Dương và cộng sự đó nghiên cứu về alcaloid của Trinh nữ hoàng cung (Crinum latifolium) và Náng hoa trắng (Crinum asiaticum) đã phân lập được 12 alcaloid từ Trinh nữ hoàng cung và 6 alcaloid từ Náng hoa trắng.
+ Náng hoa trắng hơn hẳn Trinh nữ hoàng cung về năng suất thu nguyên liệu và hàm lượng alcaloid toàn phần cũng như hàm lượng lycorin
+ Náng hoa trắng có hàm lượng alcaloid toàn phần cao (Trung bình 0,97%), cao hơn Trinh nữ hoàng cung(TB 0,49% ) và Náng hoa đỏ (TB 0,56%)
- Phan Tống Sơn và cộng sự 2001 Xác định hàm lượng Lycorin của cây Náng hoa trắng, Nghiên cứu các alcaloid từ cây Náng hoa trắng
- Từ 2001-2008 tiến sĩ Nguyễn Bá Hoạt: “Nghiên cứu tác dụng của cây nắng hoa trắng (Crinum asiaticumL.) trên bệnh phì đại tuyến tiền liệt”
+ Náng hoa trắng có tác dụng làm giảm phì đại lành tính trên tuyến tiền liệt lên tới 35,4%.
+ Náng hoa trắng có tác dụng chống viêm mạn rất tốt, có khả năng làm giảm trọng lượng u hạt tới 25,4 %.
2. Công bố trên Pubmed – Thư viện Y học Quốc gia Hoa Kỳ vào năm 2013: Tế bào khối u tử cung, buồng trứng là một trong những tế bào có độ nhạy cao nhất với lycorine.
Tế bào u tử cung, u nang buồng trứng – những tế bào khối u nhạy nhất với lycorine
Theo nghiên cứu được công bố trên Pubmed – Thư viện Y học Quốc gia Hoa Kỳ vào năm 2013, các nhà nghiên cứu đã tiến hành so sánh hoạt động ức chế sự phát triển của lycorine đối với một số dòng tế bào khối u khác nhau và người ta thấy rằng: Tế bào khối u tử cung, buồng trứng là một trong những tế bào có độ nhạy cao nhất với lycorine.
Cụ thể, độ nhạy của tế bào khối u với lycorine có thể gấp 15 lần so với tế bào thường. Lycorine khiến tế bào khối u tự chết đi cao gấp 6 lần bình thường trong cùng một khoảng thời gian (tăng từ 6,6% lên 36,7%).
3. Cao náng hoa trắng – bước ngoặt mới trong ức chế tế bào khối u xơ tử cung, u nang buồng trứng
Ở Việt Nam, sau công trình của tiến sĩ Nguyễn Bá Hoạt, Náng hoa trắng đã được đưa vào công thức ức chế khối u tuyến tiền liệt và nhận được nhiều đáp ứng tốt. Riêng với u xơ tử cung, u nang buồng trứng, sau nghiên cứu năm 2013 cho kết quả đo lường độ nhạy của hai loại tế bào này với lycorine… Các nhà khoa học Việt Nam cũng đã có những nghiên cứu khẳng định về tác dụng này.
Các kết quả nghiên cứu khoa học về hoạt tính kháng u của lycorine đối với u xơ tử cung, u nang buồng trứng đã được chuyển qua y học thực tiễn bằng cách kết hợp với các thảo dược ức chế khối u khác như Thanh hao hoa vàng, Mãng cầu xiêm…
4. Các tác dụng khác:
Thân hành náng hoa trắng có tính chất đắng, nhuận tràng và long đờm, được dùng trong đa tiết mật, đái són đau và rối loạn tiết niệu khác. Thân hành tươi gây buồn nôn và nôn mà không gây đau bụng hoặc tẩy. Thân hành còn có tác dụng làm ra mồ hôi. Lá có tác dụng long đờm và chống viêm. Cao chiết với nước, với methanol và alcaloid toàn phần từ lá, thân và rễ náng hoa trắng có tác dụng ức chế sự phân bào của rễ hành ta, cao methanol có tác dụng mạnh hơn cao nước. Alcaloid toàn phần có tác dụng rất mạnh. Hạt có tác dụng tẩy và lợi tiểu. Thân hành có độc, khi dùng phải thận trọng.
Tính vị:
Tính mát và vị đắng, hơi có độc
Công năng:
+ Lá có tác dụng thông huyết tán ứ, giảm sưng đau xương khớp, ổ khớp, bong gân.
+ Rễ náng hoa trắng có vị đắng, hôi, tính nóng, có tác dụng thu phong, tán hàn, giải độc, tiêu sưng; toàn cây chữa đau họng, đau răng, đinh nhọt, viêm da có mủ, mụn nhọt, rắn cắn. Củ náng hoa trắng còn được ép lấy nước nhỏ vào tai khi đau tai.
Công dụng, cách dùng:
+ Chữa bong gân, sai khớp, đau các khớp xương: dùng lá náng tươi giã nhỏ, thêm ít rượu, nướng nóng đắp vào chỗ đau rồi băng lại, làm như thế đến khi khỏi.
+ Mụn nhọt: dùng lá náng tươi đắp hoặc ép lấy nước uống đến khi khỏi.
+ Gây nôn, làm long đờm: Khi buồn nôn mà không nôn được, người ta thường dùng lá náng hoa trắng giã nát vắt lấy nước, pha vào ít đường; cứ vài phút uống từ 6 - 8g, bụng thấy dễ chịu là sẽ nôn được.
+ Lá khô sắc chữa trĩ ngoại...
+ Rễ náng hoa trắng có vị đắng, hôi, tính nóng, có tác dụng thu phong, tán hàn, giải độc, tiêu sưng; toàn cây chữa đau họng, đau răng, đinh nhọt, viêm da có mủ, mụn nhọt, rắn cắn. Củ náng hoa trắng còn được ép lấy nước nhỏ vào tai khi đau tai.
Bài thuốc:
1. Chữa sai khớp xương, bong gân (Hải Thượng Lãn Ông):
Lá náng, Quế, Hồi hương, Đinh hương, vỏ Sòi, Núc nác, Gừng sống, lá Canh châu, lá dây Đau xương, mủ Xương rồng bà, lá Thầu dầu tía, lá Kim cang, lá Mua, Huyết giác, củ Nghệ, hạt Trấp, hạt Máu chó, lá Bưởi bung, lá Tầm gửi cây khế (nếu có sưng cơ thì bỏ lá Đau xương, thêm giấm). Tất cả giã nát, sao nóng mà chườm.
2. Chữa tụ máu, sưng tấy do bị ngã hay bị đánh, bong gân, bó gẫy xương:
Lá náng 10-20g, lá Dây đòn gánh 10g, lá Bạc thau 8g. Giã nhỏ, thêm ít rượu, nướng, đắp nóng. Ngày làm một lần.
3. Chữa thấp khớp, sai gân, bong gân, tụ máu:
Lá náng hoa trắng, Mua thấp, mỗi thứ 30g, Dạ cẩm 20g. Ba vị dùng lá tươi giã đắp.
4. Điều trị bệnh phì đại tuyến tiền liệt:
Nguyên liệu gồm: 6 g náng hoa trắng khô, 10 g ké đầu ngựa và 40 g cây xạ đen. Tất cả các vị thuốc sau khi được rửa sạch cho vào ấm và sắc chung với 1 lít nước. Uống nước này mỗi ngày giúp giảm nhanh triệu chứng bệnh. Nên uống liên tục trong 1 tháng để nhận được kết quả trị liệu như ý.
5. Chữa bệnh trĩ:
Bài 1: Nguyên liệu gồm 30 gram lá náng hoa trắng tươi nấu với 1 lít nước. Chờ nước nguội dùng vệ sinh vùng hậu môn. Mỗi ngày rửa một lần vào buổi tối, thực hiện đều đặn trong 1 tuần sẽ giúp giảm đau và làm co búi trĩ.
Bài 2: Nguyên liệu gồm 1 – 2 lá náng hoa trắng tươi đem rửa sạch và giã nát. Sau khi vệ sinh hậu môn bằng nước muối pha loãng hoặc dung dịch làm sạch, dùng bả lá đắp lên búi trĩ. Thường xuyên áp dụng cách này 1 – 2 lần mỗi ngày giúp tiêu viêm và cải thiện tình trạng ngứa rát, khó chịu ở hậu môn.
6. Chống nôn:
Nguyên liệu gồm 8 – 16 gram lá náng tươi đem giã nát, vắt lấy nước cốt và pha loãng thêm ít nước uống.
7. Giúp làm toát mồ hôi và long đờm:
Dùng hành của cây náng ép lấy nước và thêm ít nước sôi để nguội vào uống.
8. Điều trị mụn nhọt, đinh mủ, rắn cắn, các bệnh viêm da:
Sử dụng lá cây Đại tướng quân giã nát, đắp lên vết thương. Hoặc có thể giã nát lá ép lấy nước, dùng uống.
Náng hoa trắng chứa nhiều thành phần dưỡng chất có lợi đối với sức khỏe bệnh lý. Tuy nhiên, để hạn chế những tác dụng phụ không mong muốn, các bạn nên tham khảo bác sĩ về liều lượng cũng như thời gian sử dụng trước khi dùng.
Lưu ý khi dùng trinh nữ hoàng cung:
Kiêng ăn rau muống, đậu xanh trong quá trình điều trị bệnh bằng trinh nữ hoàng cung.
Không tự ý dùng trinh nữ hoàng cung chữa bệnh mà chưa thông qua ý kiến thầy thuốc, bác sĩ. Việc dùng thuốc không đúng liều lượng hoặc phối hợp sai vị có thể gây nguy hại cho sức khỏe.
Không nên dùng trinh nữ hoàng cung cho phụ nữ đang mang thai hay người đang bị suy giảm chức năng gan, thận nặng.
Cách phân biệt cây Đại tướng quân và cây Trinh nữ hoàng cung:
Trinh nữ hoàng cung và Đại tướng quân đều là vị thuốc thuộc họ Loa kèn đỏ (Amaryllidaceae). Cả hai vị thuốc có vẻ ngoài tương tự nhau những về thành phần hóa học và tác dụng lại khác xa nhau. Do đó, để tránh nhầm lẫn, người dùng có thể tham khảo một số cách phân biệt như sau:
Lá tươi:
Trinh nữ hoàng cung lá mỏng, màu xanh nhạt.
Đại tướng quân lá có to, dày, màu xanh đậm hơn.
Lá khô:
Trinh nữ hoàng cung có mùi thơm đặc trưng nhờ vào lượng tinh dầu có trong lá.
Đại tướng quân khô không có mùi thơm, mùi hơi hăng nhẹ.
Thân củ:
Trinh nữ hoàng cung có củ màu trắng, hình tròn.
Đại tướng quân có củ hình bầu dục, màu đỏ hoặc hồng nhạt.
Hoa:
Trinh nữ hoàng cung có hoa màu hồng nhạt.
Đại tướng quân hoa màu trắng hoặc đỏ phớt.
Tham khảo:
- Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam (Viện dược liệu), Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, 2004
- Từ điển cây thuốc Việt Nam (Võ Văn Chi), Nhà xuất bản Y học, 1997
- Những cây thuốc và vị thuốc Việt nam (Đỗ Tất Lợi), Nhà xuất bản Y học, 200
- theplanlist.org
- efloras.org
Bài viết Cây thuốc - Vị thuốc khác
- Công dụng của cây Mấu chàm - Bauhinia scandens L.
- Công dụng của cây Thốt nốt - Borassus flabellifer
- Công dụng của cây Bù ốc leo - Stephanotis volubilis
- Công dụng của cây Móng bò vàng - Bauhinia tomentosa
- Công dụng của cây Nam sâm tàu - Commicarpus chinensis (L.) Heimerl
- Công dụng của cây Vẹt rễ lồi - Bruguiera gymnorhiza
- Công dụng của cây A kê - Blighia sapida
- Công dụng của cây Âm địa quyết - Botrychium ternatum
- Công dụng của cây Bạch cập - Bletilla striata
- Cây Hài nhi cúc - Aster indicus L. chữa viêm tinh hoàn
- Công dụng của cây Bồng Nga truật - Boesenbergia rotunda
- Công dụng của cây Gõ mật - Sindora siamensis
- Công dụng của cây tía tô cảnh - Coleus monostachyus
- Công dụng của cây Đậu kiếm - Canavalia gladiata
- Công dụng của cây é dùi trống - Hyptis brevipes
- Công dụng của cây Chây xiêm - Buchanania siamensis
- Công dụng của cây Chiếc chum - Barringtonia racemosa
- Công dụng của cây Cỏ cói - Bolboschoenus yagara
- Công dụng của cây Gai lan - Boehmeria clidemioides
- Công dụng của cây Rau mác bao - Pontederia vaginalis