NGẢI CỨU-vị thuốc điều kinh
NGẢI CỨU
Ngải cứu: Artemisia vulgaris L.; Ảnh jardinage.ooreka.fr and natureinbottle.com
Tên khác:
Ngải diệp (艾叶), Cỏ linh ti (Thái), quá sú (H’mông), nhả ngải (tiếng Tày), ngải diệp, thuốc cứu.
Tên nước ngoài:
Wormwood, mugwort, fleabane, felon herb, motherwort, sailor's tobacco (Anh); armoise, herbe de feu, artémise, herbe de Saint - Jean, remise (Pháp).
Tên khoa học:
Artemisia vulgaris L. họ Cúc (Asteraceae).
Tên đồng nghĩa:
Absinthium spicatum (Wulfen ex Jacq.) Baumg.; Artemisia affinis Hassk.; Artemisia apetala hort.pest. ex Steud.; Artemisia cannabifolia H.Lév.; Artemisia cannabifolia var. cannabifolia; Artemisia coarctata Forselles; Artemisia discolor Douglas ex DC.; Artemisia discolor var. glandulifera L.F.Hend.; Artemisia dubia var. orientalis Pamp.; Artemisia dubia var. septentrionalis Pamp.; Artemisia eriophora Ledeb.; Artemisia flodmanii Rydb.; Artemisia glabrata DC.; Artemisia heribaudii (Sennen) Sennen; Artemisia heyneana Wall.; Artemisia hispanica Stechm. ex Besser; Artemisia indica f. indica; Artemisia javanica Pamp.; Artemisia leptophylla D.Don; Artemisia leptostachya D.Don; Artemisia leucophylla (Ledeb.) Turcz. ex Pavlov; Artemisia longiflora Pamp.; Artemisia ludoviciana Besser; Artemisia michauxii Besser; Artemisia officinalis Gaterau; Artemisia opulenta Pamp.; Artemisia opulenta f. opulenta; Artemisia paniculiformis DC.; Artemisia parvifloraWight; Artemisia princeps var. orientalis Hara; Artemisia quadripedalis Gilib.; Artemisia rubriflora Turcz. ex Besser; Artemisia ruderalis Salisb.; Artemisia samamisica Besser; Artemisia selengensis Turcz. ex Besser; Artemisia selengensis var. selengensis; Artemisia superba Pamp.; Artemisia tongtchouanensis H.Lév.; Artemisia violacea Desf.; Artemisia virens Moench; Artemisia vulgaris Burm.f.; Artemisia vulgaris subsp. coarctata (Fors ex Besser) Ameljcz.; Artemisia vulgaris var. coarctica Besser; Artemisia vulgaris subsp. flodmanii (Rydb.) H.M.Hall & Clem.; Artemisia vulgaris var. flodmanii (Rydb.) M.Peck; Artemisia vulgaris var. glabra Ledeb.; Artemisia vulgaris var. glandulifera (L.F.Hend.) M.Peck; Artemisia vulgaris var. indica (Willd.) Hassk.; Artemisia vulgaris var. kamtschatica Besser; Artemisia vulgaris var. latiloba Ledeb.; Artemisia vulgaris var. selengensis(Turcz. ex Besser) Maxim.; Artemisia vulgaris subsp. urjanchaica Ameljcz.; Artemisia vulgaris var. vulgaris; Artemisia wallichiana Besser; Artemisia wallichiana f. nitida (Pamp.) B.D.Naithani
Mô tả:
Cây thảo sống dai, cao khoảng 1m, thân có rãnh dọc. Lá mọc so le, xẻ nhiều kiểu, từ xẻ lông chim đến xẻ thuỳ theo đường gân, mặt trên xanh đậm, mặt dưới trắng xanh, có lông. Hoa đầu màu lục nhạt, xếp thành chùm xim.
Mùa hoa quả tháng 10-12.
Phân bố:
Ngải cứu có nguồn gốc ở vùng ôn đới ấm châu Âu hoặc châu Á, hiện nay cây được trồng và trở nên hoang dại hoá ở vùng nhiệt đới Nam Á, Đông - Nam Á và Ấn Độ, Pakistan, Srilanca, Bangladesh, Lào, Thái Lan, Indonesia, Trung Quốc.... Ở Việt Nam, cây được trồng từ lâu đời trong nhân dân từ nam đến bắc, ở độ cao từ khoảng 800m trở lên, có cây ngải dại mọc tự nhiên rất nhiều ở tỉnh Lào Cai (Sa Pa, Bắc Hà, Bát Xát, Mường Khương, Than Uyên); Lai Châu (Phong Thổ, Sìn Hồ, Tuần Giáo, Tủa Chùa); Yên Bái (Mù Cang Chải); Cao Bằng (Trùng Khánh, Bảo Lạc) ; Lạng Sơn (Vùng Mẫu Sơn); Hoà Bình (Mai Châu) và Hà Giang... chính ngải dại là nguồn dược liệu được khai thác thường xuyên, mỗi năm đến 1000 tấn để sản xuất thuốc. Còn ngải cứu trồng chỉ được sử dụng tại chỗ, trong phạm vi nhân dân.
Ngải cứu là cây ưa ẩm, có thể hơi chịu bóng, thường được trồng phân tán trong các vườn gia đình, hay các vườn thuốc của các cơ sở y học dân tộc. Cây mọc thành từng khóm, nếu không bị thu hái, tỉa thưa sẽ nhanh chóng bò lan tạo thành đám lớn khó phân biệt giữa các cá thể. Cây sinh trưởng mạnh trong mùa xuân - hè; về mùa đông, phần thân, cành trên mặt đất có hiện tượng tàn lụi một phần. Ngải cứu ra hoa quả nhiều hàng năm, song hạt không được sử dụng để gieo trồng.
Cách trồng:
Ngải cứu được trồng phổ biến ở khắp nơi. Cây ưa ẩm, mát, không kén đất, rất dễ trồng. Có thể trồng bằng đoạn thân cành mọc sát mặt đất hoặc bằng cây con.
Thời vụ trồng tốt nhất là mùa xuân. Chọn đất ẩm, mát, nhiều mùn, không bị úng ngập, cuốc xới cho tơi xốp rồi bổ hốc với khoảng cách 30 X 40cm. Cũng có thể trồng theo rạch hoặc theo luống với khoảng cách trồng như trên. Dùng ít phân chuồng hoai mục trộn đều với đất ở mỗi hốc hoặc rạch rồi đặt đoạn thân cành (mỗi hốc 2 đoạn, mỗi đoạn dài 20 - 25cm). Lấp đất 2/3 rồi tưới nước.
Lúc cây còn nhỏ, cần đảm bảo đủ độ ẩm. Khi cây đã lớn, thường kỳ làm cỏ, xới xáo, thoát nước nếu bị úng, bón thúc bằng nước phân chuồng, nước giải hoặc đạm pha loãng và bấm ngọn để kích thích cây đẻ nhiều chồi nhánh.
Ngải cứu sống khoẻ, ít bị sâu bệnh. Trồng một lần, có thể thu hái liên tục trong nhiều năm. Sau mỗi lần thu hái, cần bón thúc thêm phân cho cành non tái sinh và ra nhiều lá.
Bộ phận dùng:
Lá có lẫn ít cành non (Folium Artemisiae); Lá phơi khô, tán nhỏ, rây lấy phần lông trắng và tơi gọi là ngải nhung thường làm mồi cứu.
Thu hái, sơ chế:
Lá và cành ngải cứu thường được thu hoạch vào tháng 6, khoảng đầu hoặc giữa tháng 5 âm lịch. Sau khi thu hái, lá được rửa sạch, thái nhỏ và phơi khô trong bóng râm.
Bảo quản:
Dược liệu cần bảo quản ở nhiệt độ phòng, nơi khô ráo.
Thành phần hoá học:
Tinh dầu (0,2-0,34%) mà thành phần chủ yếu là cineol, thuyon, dehydro matricaria este, tetradecatrilin, tricosanol, arachol alcol, adenin, cholin. Trong cụm hoa có tinh dầu với hàm lượng cineol cao nhất, ở các chồi tươi và khô, hàm lượng cineol có khi tới 30%. Ngoài ra còn có flavonoid.
Tác dụng dược lý:
Cao ngải cứu có hoạt tính diệt và đuổi côn trùng, kháng đột biến và trừ giun. Hiệu lực của một thuốc gel chứa cao ngải cứu đã được nghiên cứu ở Nhật Bản trên 56 ngưòi có bệnh ngứa da. Kết quả rất tốt ở 67% bệnh nhân viêm ngứa da, 56% ngưòi viêm da dị ứng và 73% trường hợp khô da ở người già. Kết quả kém hơn ở một số trường hợp viêm da do tiếp xóc. Không thấy có tác dụng phụ.
Cao nước ngải cứu có tác dụng ức chế rõ rệt sự phát triển của vi khuẩn gram - dương và gram - âm in vitro. Nó ức chế đáng kể sự phát triển của vi khuẩn gây sâu răng Streptococcus mutans. Tinh dầu từ lá ngải cứu tươi thử ở 5000 ppm đối với nấm Aspergillus flavus ức chế phát triển nấm 67%. Ngải cứu có thể gây viêm da tiếp xúc.
Nước sắc ngải cứu có tác dụng lợi tiểu. Tác dụng này một phần do hàm lượng kali khá cao trong cây.
Ngải cứu có tác dụng ức chế co thắt cơ trơn ruột chuột lang gây bởi histamin và acetylcholin, và ức chế co thắt phế quản chuột lang đặt trong bình khí dung histamin.
Ngải cứu với liều tương ứng liều điều trị trên người không gây tổn thương cho nhiễm sắc thể; liều gấp 50 - 100 lần liều điều tri trên người không gây tổn thương đáng kể, ngoài hiện tượng nhoè nhạt và mở xoắn nhiễm sắc thể.
Tinh dầu ngải cứu có tác dụng kháng khuẩn đối với Proteus vulgaris, Staphylococcus aureus, Diplococcus pneumoniae, Bacillus mycoides, Bacillus subtilis, Mycobacterium tuberculosis (giảm độc). Streptococcus hemolyticus, Salmonella typhi. Shigella dysenteriae, S. flexneri; khồng tác dụng với Bacterium pyocyaneum. Tinh dầu còn có tác dụng diệt Entamoeba moshkowskii vói nồng độ ức chế tối thiểu 1:160.
Tinh dầu ngải cứu có tính chất kích thích làm cho say, alpha - thuyon có trong tinh dầu có tác dụng hưng phấn, nhưng dùng nhiều có thể gây điên cuồng.
Nước cất lá ngải cứu làm điện phân đã điều tậ cho 77 bệnh nhân mắc các bệnh khóỉp và chấn thương phần mềm. Kết quả tốt trên 60 bệnh nhân (hết sưng, hết đau). Kết quả khá và vừa trên 15 bệnh nhân. So sánh với điện phân bằng novocain, natri salicylat và pyramidon, thì thấy tác dụng điều trị điện phân bằng ngải cứu nhanh hơn, giảm đau tốt và không gây dị ứng. Điện phân novocain có thể gây dị ứng mẫn cảm ở bệnh nhân.
Sirô ngải cứu dùng cho 20 bệnh nhi viêm cầu thận cấp, được theo dõi lâm sàng và cận ỉâm sàng, thấy thuốc có các tác dụng: giảm protein niệu rõ rệt, rút phù, giảm urê máu, tăng hệ số thanh thải và tăng đạm toàn phần trong máu. Sau 2 năm theo dõi chưa thấy tái phát, các cháu vẫn khoẻ, ăn mặn, protein niệu âm tính.
Tính vị:
Tính ấm, vị đắng.
Quy kinh:
Can, Tỳ và Thận.
Công năng:
Điều hoà khí huyết, trừ hàn thấp, ôn kinh, an thai, cầm máu.
Công dụng:
Thường dùng chữa: 1. Chảy máu chức năng tử cung (băng huyết, lậu huyết, bạch đới ở phụ nữ do tử cung lạnh), đe doạ sẩy thai; 2. Đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều, kinh nguyệt khó khăn do thiếu máu và các nguyên nhân khác. Dùng ngoài trị bụng lạnh đau, đau dạ dày, đau khớp, eczema, ngứa.
Lá khô dùng làm mồi cứu trên các huyệt.
Cách dùng, liều lượng:
Ngày 6 - 12g, sắc hoặc hãm, chia làm 3 lần uống. Uống vào tuần lễ trước khi có kinh. Có thể dùng dạng bột, ngày 5 - 10g
Lá sao nóng chườm vào chỗ đau do ứ huyết, chấn thương.
Bài thuốc:
1. Chữa kinh nguyệt ra nhiều, tử cung xuất huyết do suy nhược:
Ngải cứu 12g, sinh địa 10g, đương quy 10g, bạch thược 5g, xuyên khung 3g. Sắc với 800ml nước còn 300ml, lọc bỏ bã, thêm 12g a giao vào khuấy đều, chia 3 lần uống trong ngày (Giao ngải thang - Kim quỹ yếu lược).
2. Chữa có thai 2 tháng mà thai bị động không yên:
Đại táo 12 quả, ngải cứu 24g, sinh khương 24g. Sắc uống (Bị cấp thiên kim yếu phương).
3. Chữa tử cung lạnh làm cho vô sinh:
Bạch thược, đương quy, hương phụ (tứ chế), ngải cứu, thục địa, xuyên khung. Tán bột, làm viên. Ngày uống 12 - 16g (Ngải phụ noãn cung hoàn - Nhân Trai trực chỉ phụ di).
4. Chữa có thai bị thương hàn nóng đến nỗi phát ban, rồi lại biến ra nốt đen, tiểu ra máu:
Ngải cứu, viên lại to bằng quả trứng gà, sắc với 200ml rượu, còn một nửa. Chia làm hai lần uống (Thương hàn loại yếu phương).
5. Chữa phụ nữ bị các chứng hư, kinh nguyêth không đều, đau nhói do khí huyết, bụng sườn đầy trướng, chóng mặt, muốn nôn, băng lậu, đới hạ:
Đương quy, ngải cứu đều 80g, hương phụ 240g. Chưng với giấm nửa ngày, phơi khô, tán bột. Dùng giấm nấu với nếp làm hồ, trộn với thuốc bột làm hoàn. Ngày uống 16 - 20g (Ngải tiễn hoàn - Đông Viên thập thư).
6. Chữa dọa sảy thai:
Ngải cứu, sa nhân đều 6g; a giao (hòa vào uống), bạch truật đều 15g; tô ngạnh, hoàng cầm đều 12g; tang ký sinh, đỗ trọng đều 24g. Tùy chứng gia giảm, sắc uống. Trị 45 ca dọa sảy thai chảy máu. Kết quả tốt 26 ca, có kết quả 16 ca, không kết quả 3 (Vương Trung Dân - Hà Bắc Trung y tạp chí 1985, 5 : 31).
7. Chữa kinh nguyệt không đều, kinh nguyệt kéo dài, đau bụng lúc hành kinh:
Hương phụ, ngải cứu đều 500g, tá dược vừa đủ 1 lít. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 30ml, uống 1 giờ trước bữa ăn sáng và tối (Cao hương ngải - Dược liệu Việt Nam).
8. Chữa phụ nữ sau khi sinh bị suy nhược, biếng ăn, lạnh bụng…:
Ngải cứu 20g, gà ác 1 con (200g). Nấu chung, ăn gà, uống nước thuốc. Bài này dùng có kết quả rất tốt.
9. Trị động thai hoặc giảm đau thấp khớp:
Lá ngải cứu tươi 50g, gạo tẻ 100g, đường đỏ vừa đủ (có thể cho thêm lá lốt). Thái nhỏ lá ngải cứu, nấu lấy nước để nấu cháo. Khi ăn cho đường vừa phải, ăn nóng. Chia 2 lần ăn sáng, trưa, ăn liên tục 3 - 5 ngày.
10. Làm thuốc điều kinh:
Một tuần trước ngày kinh dự kiến, lấy mỗi ngày 6 - 12g (tối đa 20g) sắc với nước hoặc hãm với nước sôi như trà, chia làm 3 lần uống trong ngày. Có thể uống dưới dạng bột (5 - 10g) hay dạng cao đặc (1 - 4g). Thuốc không có tác dụng kích thích với tử cung có thai nên không gây sảy thai. Nếu kinh nguyệt không đều thì hàng tháng đến ngày bắt đầu kỳ kinh và cả những ngày đang có kinh, lấy ngải cứu khô 10g, thêm 200ml nước, sắc còn 100ml, thêm chút đường chia uống 2 lần/ngày. Có thể uống liều gấp đôi, cũng 2 lần/ngày. Sau 1 - 2 ngày thấy hiệu quả, người đỡ mệt, máu kinh đỏ và ít hơn.
12. Giúp an thai:
Những người đang mang thai, nếu thấy có hiện tượng đau bụng, ra máu, dùng 16g lá ngải cứu, 16g lá tía tô, cùng với 600ml nước, sắc còn 100ml, chia làm 3 – 4 lần uống/ngày.
13. Chữa mụn cơm, mụn cóc:
Giã ngải cứu tươi đắp trên mụn cơm, mụn cóc nhiều lần mỗi ngày, thấy mụn bay mất trong 3 - 10 ngày.
14. Chữa mụn trứng cá:
Lá ngải cứu tươi giã nát, đắp lên mặt, để khoảng 20 phút, rồi rửa lại mặt, làm liên tục sẽ cho bạn làn da mịn màng và trắng hồng.
15. Chữa mẩn ngứa, ghẻ lở, rôm sảy ở trẻ:
Với những trẻ nhỏ thường hay bị rôm sảy, xay nát lá ngải cứu, lọc lấy nước cốt rồi hòa vào nước tắm của trẻ. Làm liên tục trong vài ngày, các nốt ngứa sẽ lặn mất.
16. Chữa bong gân:
Lá ngải cứu khô 100g (nếu lá tươi, chỉ cần giã dập), tẩm rượu hoặc giấm thanh, bó vào nơi bị tổn thương. Ngày bó 1 lần. Có thể bó 2 lần nếu chỗ tổn thương đau nhiều và sưng.
17. Dưỡng da mặt:
Ngải cứu rửa sạch và chần sơ với nước sôi. Vớt lên rồi thái nhỏ, đun sôi với 500ml nước khoảng 20 phút. Lọc bỏ bã, nước để nguội sau đó đổ vào bình đậy kín nắp. Dùng nước ngải cứu để bôi lên mặt vào các buổi sáng, trưa và tối trước khi đi ngủ.
18. Tăng cường sức khỏe, chống mỏi mệt:
- Nấu nước lá ngải cứu, cho vào bồn tắm, nằm ngâm thân mình vào nước này. Làm theo cách này có tác dụng tẩy tế bào chết, làm mềm da và các vết chai, giúp máu lưu thông mạnh hơn, làm dịu các cơ đang bị đau và các chỗ bị sưng hay viêm.
- Uống trà ngải cứu: dùng một thìa lá ngải cứu khô băm nhỏ cho vào cốc nước mới sôi. Đậy kín, sau 3 - 5 phút có thể uống, thêm một chút đường sẽ dễ uống hơn. Phương pháp uống trà này giúp lưu thông mạch, trừ rôm sảy, giảm viêm sưng, rất tốt cho các bà mẹ đang cho con bú và những người cần được bồi bổ.
19. Bổ não, tỉnh thần, làm nhẹ đầu sáng mắt:
Lá ngải cứu khô (hoặc dùng ngải nhung cũng được), cho vào vải, làm thành cái gối để gối đầu. Phương pháp này trước đây thường được các đạo sĩ, các bậc tu trì dùng, giúp cho đầu óc của họ lúc nào cũng nhẹ nhàng, thanh thản, những người thường xuyên bị đau đầu do stress, do áp lực công việc, dùng gối đầu bằng ngải cứu sẽ tìm thấy niềm “thanh thản, nhẹ nhàng, khoan khoái”…
Đối tượng không nên dùng:
- Người âm hư, huyết nhiệt.
- Phụ nữ mang thai (có thể gây sẩy thai).
- Người có vấn đề về gan.
- Bệnh nhân bị rối loạn đường ruột.
Chú ý:
Các địa phương vùng núi có loài Ngải dại (Artemisia vulgaris L. var. indica (Willd) DC.) có thể dùng thay Ngải cứu.
Tham khảo:
- Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam (Viện dược liệu), Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, 2004
- Từ điển cây thuốc Việt Nam (Võ Văn Chi), Nhà xuất bản Y học, 1997
- Những cây thuốc và vị thuốc Việt nam (Đỗ Tất Lợi), Nhà xuất bản Y học, 200
- theplanlist.org
- efloras.org
Bài viết Cây thuốc - Vị thuốc khác
- Công dụng của cây không lá - Balanophora fungosa
- Công dụng của cây Ráng dừa đông - Blechnum orientale
- Công dụng của cây Song nha chẻ ba - Bidens tripartita L.
- Công dụng của cây Thanh trà - Bouea oppositifolia
- Công dụng của cây Tỏa dương - Balanophora latisepala
- Công dụng của cây Sài hồ bắc - Bupleurum chinense
- Công dụng của cây Cỏ thơm - Lysimachia congestiflora
- Công dụng của cây Dưa chuột dại - Solena amplexicaulis
- Công dụng của cây Bọ mẩy hôi - Clerodendrum bungei
- Công dụng của cây Dương đài - Balanophora laxiflora
- Công dụng của cây Chòi mòi - Antidesma ghaesembilla
- Công dụng của cây Vẹt đen - Bruguiera sexangula (Lour.) Poir.
- Công dụng của cây Vẹt trụ - Bruguiera cylindrica
- Công dụng của cây Bầu nâu - Aegle marmelos
- Công dụng của cây nghệ lá từ cô - Curcuma alismatifolia
- Công dụng của cây Dướng leo - Broussonetia kazinoki
- Công dụng của cây Cúc leo - Mikania micrantha
- Công dụng của cây Gièng gièng - Butea monosperma
- Công dụng của cây Hoàng liên gai - Berberis julianae
- Công dụng của cây Móng bò sọc - Bauhinia variegata