Người bị vô kinh do chứng PRL cao trong máu sau khi mang thai và sinh đẻ có uống thuốc Bromocriptin được không?
Người bị vô kinh do chứng PRL cao trong máu sau khi mang thai và sinh đẻ có uống thuốc Bromocriptin được không? Nếu có thì uống đến lúc nào?
Những người mắc chứng vô kinh do chứng PRL cao trong máu sau khi đẻ, trong vòng nửa năm sau khi đứa trẻ cai sữa thì phải đến bệnh viện để khám và kiểm tra. Nếu PRL trong máu vẫn cao và vẫn vô kinh thì lại phải tiếp tục dùng thuốc Bromocriptin để thấy kinh trở lại. Lúc này, bệnh nhân cần phải áp dụng các biện pháp tránh thai (nên tránh thai bằng công cụ vì thuốc tránh thai cũng làm tăng mức PRL trong máu, không nên dùng) để tránh tiếp tục mang thai.
Các bác sĩ đã tiến hành theo dõi trên những người mắc bệnh này trong thời gian 5-6 năm và thấy rằng: Trong những người có u PRL thì 7%-11% là tự khỏi, 4%-11% có thể tích khối u tăng lên. Do vậy, cứ nửa năm hoặc một năm, bệnh nhân phải đi khám một lần, nếu thể tích khối u tăng lên thì phải kịp thời dùng thuốc điều trị. Nếu để vô kinh lâu ngày thì lượng xương trong cơ thể người phụ nữ sẽ bị mất đi một cách nhanh chóng và gây nên chứng loãng xương. Việc uống thuốc vẫn phải tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ, phải kiểm tra mức PRL trong máu thường xuyên; nếu nó trở lại bình thường và bệnh nhân đã có kinh trở lại thì có thể giảm bớt lượng thuốc Bromocriptin và duy trì ở mức thấp, thậm chí có thể tạm ngừng thuốc để theo dõi. Điều này giúp thu được hiệu quả điều trị và tiết kiệm được nhiều trong việc dùng thuốc. Theo kinh nghiệm của chúng tôi, có một số người bệnh mỗi ngày chỉ dùng nửa viên thuốc là đủ để duy trì kinh nguyệt bình thường.
Thực ra thì cần phải dùng thuốc trong bao lâu? Điều này được quyết định bởi tình trạng phát triển của bệnh tật ở mỗi người. Bromocriptin làm cho u PRL thoái hóa, nếu sau một thời gian khá dài mà không tái phát thì có thểngừng sử dụng thuốc. Nhưng đa số người bệnh sau khi ngừng dùng thuốc lại bị vô kinh và chỉ có thể duy trì kinh nguyệt bình thường bằng một lượng nhỏ Bromocriptin.
Nguồn: Ngô Đức Khải (2008), Các vấn đề liên quan đến phụ nữ, Sưu tầm và biên tập
Bài viết Phụ nữ khác
- Thông tin cho các bà mẹ sắp sinh nở
- Thế nào là viêm âm đạo do tuổi già?
- Nguyên nhân gì khiến âm đạo ra máu nhiều lần ở phụ nữ sau khi đã mãn kinh?
- Có những nguyên nhân và phương pháp điều trị nào đối với bệnh loãng xương ở phụ nữ trong giai đoạn mãn kinh?
- Phụ nữ trẻ có cần thiết phải điều trị bằng oestrogen hay progestagen hay không?
- Phụ nữ tiền mãn kinh cần phải phối hợp như thế nào trong quá trình trị liệu bằng hoóc môn?
- Việc điều trị bằng hoóc môn cần phải bắt đầu vào lúc nào?
- Testosteron có thể dùng để điều trị cho phụ nữ đã mãn kinh không?
- Có mấy phương pháp điều trị bằng hoóc môn? Lựa chọn như thế nào?
- Hiện có loại thuốc nào là chế phẩm của progestagen?
- Hiện nay có những loại thuốc nào là chế phẩm của oestrogen?
- Bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị oestrogen như thế nào?
- Phương pháp điều trị oestrogen có tác dụng phụ gì?
- Thế nào là phương pháp điều trị oestrogen?
- Những loại thuốc nào có lợi cho sự trì hoãn tuổi già, phòng ngừa bệnh tật?
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ có lợi như thế nào đối với phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh?
- Phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh phải chú ý chăm sóc da như thế nào?
- Phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh nên rèn luyện thân thể như thế nào cho khoa học?
- Thế nào là sự ăn uống hợp lý ở phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh?
- Phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh làm thế nào để hình thành thói quen vệ sinh tốt?