Những trường hợp nào có thể dẫn đến dậy thì sớm đồng tính giả ở trẻ em gái?
Những trường hợp nào có thể dẫn đến dậy thì sớm đồng tính giả ở trẻ em gái?
Ở một số người, trong buồng trứng hay tuyến thượng thận xuất hiện những khối u hay "nang" có thể tiết ra oestrogen, làm xuất hiện sớm đặc trưng giới tính nữ và kinh nguyệt. Để chẩn đoán bệnh, bác sĩ phải kiểm tra hậu môn, siêu âm vùng khoang chậu và tuyến thượng thận để phát hiện xem có các khối u hay không.
Một số người bị bệnh do các nguyên nhân sau:
- Dùng nhầm thuốc tránh thai của mẹ (chứa testosteron).
- Uống các loại thuốc bắc, thuốc bổ không rõ thành phần.
- Người mẹ trong thời gian cho con bú có uống thuốc tránh thai hay thuốc bổ chứa hoóc môn.
- Dùng nhầm nước gội đầu, đồ dưỡng da của người lớn; hít phải bụi có chứa oestrogen hay ăn phải thịt các loại gia súc, gia cầm được chăn nuôi bằng thức ăn chứa nhiều hoóc môn.
Oestrogen trong các loại thuốc, thực phẩm, chất dưỡng da này qua đường ruột, sữa hoặc da, đi vào hệ tuần hoàn máu hoặc toàn thân của đứa trẻ, gây nên những biểu hiện dậy thì sớm. Tình trạng đó được gọi là "chứng dậy thì sớm có nguồn gốc từ bên ngoài". Ở những trẻ mắc chứng này, màu sắc của cơ quan sinh dục ngoài và núm vú thường sẫm hơn rõ rệt so với bình thường. Khi gặp trường hợp này, các bậc cha mẹ cần phải phối hợp với bác sỹ để xem xét và tìm ra những nguồn tiếp xúc với hoóc môn và có biện pháp giải quyết.
Ở một số bé gái 2-4 tuổi, có hiện tượng một hoặc cả hai đầu vú cùng nhú lên. Điều này kéo dài trong vài tháng hay vài năm nhưng không có các đặc tính và hiện tượng phát triển quá nhanh khác. Đó thực chất không phải dậy thì sớm mà là hiện tượng bầu vú phát triển sớm, không cần phải điều trị.
Việc chẩn trị nguyên nhân gây bệnh cần phải qua sự kiểm tra toàn diện, chi tiết, thậm chí phải có một thời gian để quan sát. Có trường hợp phải qua điều trị thực nghiệm, bác sĩ mới xác định được nguyên nhân gây bệnh thực sựqua xu thế phát triển của các triệu chứng mới.
Nguồn: Ngô Đức Khải (2008), Các vấn đề liên quan đến phụ nữ; Sưu tầm và biên tập
Bài viết Phụ nữ khác
- Thông tin cho các bà mẹ sắp sinh nở
- Thế nào là viêm âm đạo do tuổi già?
- Nguyên nhân gì khiến âm đạo ra máu nhiều lần ở phụ nữ sau khi đã mãn kinh?
- Có những nguyên nhân và phương pháp điều trị nào đối với bệnh loãng xương ở phụ nữ trong giai đoạn mãn kinh?
- Phụ nữ trẻ có cần thiết phải điều trị bằng oestrogen hay progestagen hay không?
- Phụ nữ tiền mãn kinh cần phải phối hợp như thế nào trong quá trình trị liệu bằng hoóc môn?
- Việc điều trị bằng hoóc môn cần phải bắt đầu vào lúc nào?
- Testosteron có thể dùng để điều trị cho phụ nữ đã mãn kinh không?
- Có mấy phương pháp điều trị bằng hoóc môn? Lựa chọn như thế nào?
- Hiện có loại thuốc nào là chế phẩm của progestagen?
- Hiện nay có những loại thuốc nào là chế phẩm của oestrogen?
- Bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị oestrogen như thế nào?
- Phương pháp điều trị oestrogen có tác dụng phụ gì?
- Thế nào là phương pháp điều trị oestrogen?
- Những loại thuốc nào có lợi cho sự trì hoãn tuổi già, phòng ngừa bệnh tật?
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ có lợi như thế nào đối với phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh?
- Phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh phải chú ý chăm sóc da như thế nào?
- Phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh nên rèn luyện thân thể như thế nào cho khoa học?
- Thế nào là sự ăn uống hợp lý ở phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh?
- Phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh làm thế nào để hình thành thói quen vệ sinh tốt?