Logo Website

Thể thao và kinh nguyệt không đều có liên quan đến nhau không?

28/10/2020

Thể thao và kinh nguyệt không đều có liên quan đến nhau không? 

Người béo và người gầy đều phải áp dụng liệu pháp thể thao. Thể thao có lợi cho sự kiện toàn về tinh thần, có tác dụng điều tiết hệ nội tiết, cải thiện công năng của tim, phổi, giảm mỡ trong máu, thúc đẩy nhu động ruột và sự trao đổi chất. Người kiên trì tập thể thao không chỉ tràn đầy sinh lực, hiệu suất làm việc tăng mà thể hình cũng cân đối, duy trì được sức khỏe và sự trường thọ. 

Nhưng vận động thể thao với cường độ quá lớn hoặc thời gian quá dài cũng dễ làm giảm công năng của buồng trứng. Ví dụ, các vận động viên chạy đường trường hay bơi lội chuyên nghiệp và các diễn viên ba lê thường có kinh nguyệt thất thường, lần thấy kinh đầu tiên thường muộn, hoặc là sau khi đã trưởng thành thì kinh nguyệt thưa thớt, bế kinh hoặc vô sinh. Nguyên nhân gây bệnh ở những người này là sự kích thích đối với cơ thể và sự căng thẳng thần kinh dẫn đến năng lượng tiêu hao quá nhiều. Thêm vào đó, thói quen ăn uống của họlàm cho protein và nhiệt lượng nạp vào cơ thể không đủ, lượng mỡ trong cơ thể tiêu hao quá lớn và thể trọng quá thấp. Mức độ testosteron trong cơ thể của người bị bế kinh do thể thao luôn tăng cao, mạch xung GnRh không theo quy luật, nồng độ oestrogen và progestagen thấp. Nếu giảm khối lượng vận động hoặc ngừng tập luyện thể thao thì bệnh nhân có thể kinh nguyệt và buồng trứng sẽ tự hồi phục. Thời gian cần thiết cho sự hồi phục này có liên quan đến vấn đề thời gian bế kinh dài hay ngắn. Do vậy, luyện tập thể thao cũng cần có mức độ thích hợp, nếu không sẽ gây những ảnh hưởng bất lợi đối với kinh nguyệt. 

Nguồn: Ngô Đức Khải (2008), Các vấn đề liên quan đến phụ nữ, Sưu tầm và biên tập

Bài viết Phụ nữ khác

Copyright © 2018. All Rights Reserved by Thuốc đông dược